Sau khi nước rút cùng sự nỗ lực khắc phục hậu quả của người dân và lực lượng hỗ trợ, đến nay, tại tỉnh Yên Bái không còn địa phương nào bị chia cắt, cô lập.
Lực lượng cơ động thực hiện phun khử trùng tại tổ 14, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái
Hoàn lưu của bão số 3 gây ngập úng và sạt lở đất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái, mức độ tàn phá chưa từng có tiền lệ trong hàng chục năm trở lại đây. Hơn 25.000 ngôi nhà bị ngập và hư hỏng; hệ thống giao thông đường bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần 1.600 điểm bị sạt lở, hàng chục cây cầu lớn nhỏ bị lũ cuốn trôi, nhất là tuyến đường giao thông cơ sở.
Điều này gây chia cắt, cô lập nhiều khu vực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng vạn hộ dân. Sau khi nước rút cùng sự nỗ lực khắc phục hậu quả của người dân và lực lượng hỗ trợ, đến nay, tại tỉnh Yên Bái không còn địa phương nào bị chia cắt, cô lập. Tuy nhiên, việc đi lại ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho thấy, 15 phường, xã bị ngập trên địa bàn thành phố Yên Bái nước đã rút hoàn toàn; 12 xã bị cô lập do ngập nước của huyện Trấn Yên nay chỉ còn ngập cục bộ ở một vài nhà dân; 16 xã của huyện Lục Yên và 22 xã của huyện Yên Bình bị ngập, sạt lở đất nay nước đã rút hoàn toàn, giao thông tạm thời thông tuyến. Một số hộ bên bờ sông Chảy còn bị ngập ruộng vườn ở vị trí thấp do thủy điện Thác Bà tiếp tục xả lũ.
Khu vực các huyện phía Tây của tỉnh Yên Bái do địa hình chia cắt bởi các suối, ngòi, núi cao, mưa kéo dài gây lũ ống, sạt lở đất ở nhiều điểm. Sau hơn một tuần khắc phục, đến nay, các địa phương không còn bị chia cắt, cô lập. Đặc biệt đã khắc phục tạm thời 4 cây cầu vào xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu bị cuốn trôi, nhiều cây cầu và vị trí sạt lở khác được khắc phục tạm thời cho người, xe gắn máy lưu thông.
Ông Phạm Quốc Hưng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết, đã đảm bảo giao thông bước 1 của một số tuyến đường trọng yếu, tuyến Quốc lộ 32, 37, 2D, 32C lưu thông bình thường đến các vùng lũ. Tại những vị trí cần khắc phục cấp bách luôn duy trì hàng nghìn chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang và dân quân tự vệ cơ sở cùng 129 máy xúc, 14 máy ủi, 322 ô tô, 38 máy phát điện, 168 máy cưa xăng hót dọn đất, đá sạt lở đảm bảo thông các tuyến đường.
Hiện đã có gần 18.000 hộ quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở đất. Đối với 307 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời về nhà người thân; còn gần 21.500 hộ phải di dời người, tài sản do nguy cơ cao sạt lở đất, tỉnh Yên Bái bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại nhà văn hóa, trụ sở Ủy ban nhân xã và xen ghép vào những hộ không bị ảnh hưởng.
Toàn tỉnh có 38 cơ sở y tế bị ảnh hưởng. Trong đó, có 10 cơ sở y tế bị cô lập trong tổng số 18 cơ sở bị ngập và 20 cơ sở bị sạt lở, sụt lún, đổ tường... Đến nay, 100% trạm y tế bị ngập đã khắc phục dọn dẹp, vệ sinh, khử khuẩn xong, công tác khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại. Đến nay, có 437/442 trường và điểm trưởng đã cho học sinh đi học trở lại, đạt 98,9%, còn lại 5 trường và một điểm trường đang khắc phục, chưa thể đi học.
Trên địa bàn thành phố Yên Bái đã thu dọn bùn đất được 122/142 tuyến phố và đường nhánh với khối lượng khoảng 700.000 m3 bùn đất; khử khuẩn, vệ sinh hơn 7.000 hộ với diện tích phun khoảng 822.000 m2; khử khuẩn hơn 2.700 giếng nước; khử khuẩn 18 cơ quan, đơn vị và 21 nhà văn hóa, chợ với diện tích phun khử khuẩn khoảng 135.000 m2.
Những người thợ sửa xe máy của Hội kỹ thuật xe máy Thanh Hóa sửa xe cho người dân tại địa điểm Nhà văn hóa tổ 13, phường Yên Ninh trong sáng ngày 18/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Đến ngày 18/9, hệ thống viễn thông toàn tỉnh đã khắc phục đạt 99%; hệ thống điện được cung cấp trở lại cho 98,6% khách hàng. Tổng số phương tiện bị hư hỏng do ngập lụt khoảng hơn 1.000 ô tô và 30.000 xe máy. Hiện đang có 80 thợ sửa xe máy thuộc Hội kỹ thuật xe máy Thanh Hóa và 30 thợ sửa chữa điện của Hội Điện lạnh Sơn Tây đến sửa miễn phí ô tô, xe máy, máy giặt, bếp từ, tủ lạnh... cho bà con.
Tỉnh Yên Bái thăm hỏi, hỗ trợ tạm thời cho 100% hộ có nhà bị sập đổ hoàn toàn 40 triệu đồng/nhà; hỗ trợ nhà bị hư hỏng nặng 20 triệu đồng/nhà; nhà phải di dời khẩn cấp 30 triệu đồng/nhà. Hỗ trợ tạm thời 5 triệu đồng/người bị thương và 25 triệu đồng/người chết, mất tích.
Đến nay, kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ của 4.658 tập thể, cá nhân với số tiền hơn 180,1 tỷ đồng. Tỉnh Yên Bái tiếp nhận hơn 160 tỷ đồng. Toàn tỉnh tiếp nhận bằng hiện vật của trên 11.500 đoàn cứu trợ, chủ yếu là các nhu yếu phẩm cần thiết.
1302 lượt xem
Báo Tin tức TTXVN
Sau khi nước rút cùng sự nỗ lực khắc phục hậu quả của người dân và lực lượng hỗ trợ, đến nay, tại tỉnh Yên Bái không còn địa phương nào bị chia cắt, cô lập.Hoàn lưu của bão số 3 gây ngập úng và sạt lở đất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái, mức độ tàn phá chưa từng có tiền lệ trong hàng chục năm trở lại đây. Hơn 25.000 ngôi nhà bị ngập và hư hỏng; hệ thống giao thông đường bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần 1.600 điểm bị sạt lở, hàng chục cây cầu lớn nhỏ bị lũ cuốn trôi, nhất là tuyến đường giao thông cơ sở.
Điều này gây chia cắt, cô lập nhiều khu vực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng vạn hộ dân. Sau khi nước rút cùng sự nỗ lực khắc phục hậu quả của người dân và lực lượng hỗ trợ, đến nay, tại tỉnh Yên Bái không còn địa phương nào bị chia cắt, cô lập. Tuy nhiên, việc đi lại ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho thấy, 15 phường, xã bị ngập trên địa bàn thành phố Yên Bái nước đã rút hoàn toàn; 12 xã bị cô lập do ngập nước của huyện Trấn Yên nay chỉ còn ngập cục bộ ở một vài nhà dân; 16 xã của huyện Lục Yên và 22 xã của huyện Yên Bình bị ngập, sạt lở đất nay nước đã rút hoàn toàn, giao thông tạm thời thông tuyến. Một số hộ bên bờ sông Chảy còn bị ngập ruộng vườn ở vị trí thấp do thủy điện Thác Bà tiếp tục xả lũ.
Khu vực các huyện phía Tây của tỉnh Yên Bái do địa hình chia cắt bởi các suối, ngòi, núi cao, mưa kéo dài gây lũ ống, sạt lở đất ở nhiều điểm. Sau hơn một tuần khắc phục, đến nay, các địa phương không còn bị chia cắt, cô lập. Đặc biệt đã khắc phục tạm thời 4 cây cầu vào xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu bị cuốn trôi, nhiều cây cầu và vị trí sạt lở khác được khắc phục tạm thời cho người, xe gắn máy lưu thông.
Ông Phạm Quốc Hưng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết, đã đảm bảo giao thông bước 1 của một số tuyến đường trọng yếu, tuyến Quốc lộ 32, 37, 2D, 32C lưu thông bình thường đến các vùng lũ. Tại những vị trí cần khắc phục cấp bách luôn duy trì hàng nghìn chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang và dân quân tự vệ cơ sở cùng 129 máy xúc, 14 máy ủi, 322 ô tô, 38 máy phát điện, 168 máy cưa xăng hót dọn đất, đá sạt lở đảm bảo thông các tuyến đường.
Hiện đã có gần 18.000 hộ quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở đất. Đối với 307 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời về nhà người thân; còn gần 21.500 hộ phải di dời người, tài sản do nguy cơ cao sạt lở đất, tỉnh Yên Bái bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại nhà văn hóa, trụ sở Ủy ban nhân xã và xen ghép vào những hộ không bị ảnh hưởng.
Toàn tỉnh có 38 cơ sở y tế bị ảnh hưởng. Trong đó, có 10 cơ sở y tế bị cô lập trong tổng số 18 cơ sở bị ngập và 20 cơ sở bị sạt lở, sụt lún, đổ tường... Đến nay, 100% trạm y tế bị ngập đã khắc phục dọn dẹp, vệ sinh, khử khuẩn xong, công tác khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại. Đến nay, có 437/442 trường và điểm trưởng đã cho học sinh đi học trở lại, đạt 98,9%, còn lại 5 trường và một điểm trường đang khắc phục, chưa thể đi học.
Trên địa bàn thành phố Yên Bái đã thu dọn bùn đất được 122/142 tuyến phố và đường nhánh với khối lượng khoảng 700.000 m3 bùn đất; khử khuẩn, vệ sinh hơn 7.000 hộ với diện tích phun khoảng 822.000 m2; khử khuẩn hơn 2.700 giếng nước; khử khuẩn 18 cơ quan, đơn vị và 21 nhà văn hóa, chợ với diện tích phun khử khuẩn khoảng 135.000 m2.
Những người thợ sửa xe máy của Hội kỹ thuật xe máy Thanh Hóa sửa xe cho người dân tại địa điểm Nhà văn hóa tổ 13, phường Yên Ninh trong sáng ngày 18/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Đến ngày 18/9, hệ thống viễn thông toàn tỉnh đã khắc phục đạt 99%; hệ thống điện được cung cấp trở lại cho 98,6% khách hàng. Tổng số phương tiện bị hư hỏng do ngập lụt khoảng hơn 1.000 ô tô và 30.000 xe máy. Hiện đang có 80 thợ sửa xe máy thuộc Hội kỹ thuật xe máy Thanh Hóa và 30 thợ sửa chữa điện của Hội Điện lạnh Sơn Tây đến sửa miễn phí ô tô, xe máy, máy giặt, bếp từ, tủ lạnh... cho bà con.
Tỉnh Yên Bái thăm hỏi, hỗ trợ tạm thời cho 100% hộ có nhà bị sập đổ hoàn toàn 40 triệu đồng/nhà; hỗ trợ nhà bị hư hỏng nặng 20 triệu đồng/nhà; nhà phải di dời khẩn cấp 30 triệu đồng/nhà. Hỗ trợ tạm thời 5 triệu đồng/người bị thương và 25 triệu đồng/người chết, mất tích.
Đến nay, kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ của 4.658 tập thể, cá nhân với số tiền hơn 180,1 tỷ đồng. Tỉnh Yên Bái tiếp nhận hơn 160 tỷ đồng. Toàn tỉnh tiếp nhận bằng hiện vật của trên 11.500 đoàn cứu trợ, chủ yếu là các nhu yếu phẩm cần thiết.