CTTĐT - Chiều 18/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Yên Bình về công tác rà soát, đánh giá thiệt hại và khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đánh giá cao sự chủ động của huyện Yên Bình trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Bình.
Mặc dù không có thiệt hại về người, nhưng sau bão số 3, huyện Yên Bình đã có 235 nhà ở bị sập, hư hỏng nặng, tốc mái; trên 70% nhà trong số đó bị đổ sập hoàn toàn và hư hỏng nặng. Đến 11 giờ ngày 18/9, có tổng số 5.016 nhà dân và 28 xưởng sản xuất gỗ tại 08/24 xã, thị trấn phải di dời do Thuỷ điện Thác bà xả lũ, nước Sông Hồng dâng cao, sạt lở đất; 547 ha lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp bị đổ, ngập úng; 168 ha diện tích thuỷ sản bị ngập, tràn bờ; trên 16.500 con gia cầm, lợn, dê bị thiệt hại.
Trên địa bàn huyện có 282 điểm bị sạt lở đất đá tại 23/24 xã, thị trấn, với tổng khối lượng sạt lở ước tính khoảng 150.000 m3. Nhiều cột điện bị gãy, đổ; công trình thuỷ lợi; cơ sở vật chất văn hoá và thông tin, truyền thông bị ảnh hưởng. Cùng với đó, có 8 trường học và 3 trạm y tế xã ảnh hưởng do sạt lở đất. Ước tổng thiệt hại trên 50 tỷ đồng.
Lãnh đạo huyện Yên Bình báo cáo tại buổi làm việc về tình hình thiệt hại do ảnh hửng hoàn lưu cơn bão số 3 và nhà máy thủy điện Thác Bà xả lũ
Đến nay, huyện Yên Bình và các xã, thị trấn đã tiếp nhận hàng cứu trợ của 66 đoàn đến thiện nguyện với tổng giá trị hàng hoá khoảng 4 tỷ 755 triệu đồng. Mặt trận Tổ quốc huyện tiếp nhận tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện 4 tỷ 168 triệu đồng.
Đến thời điểm này, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Huyện đã thành lập 6 tổ công tác đi kiểm tra rà soát, thống kê, xác minh chính xác các thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản tại 24 xã, thị trấn để kịp thời hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng. Huyện cũng đã vận động và tiếp nhận kinh phí hỗ trợ cho 3 hộ nghèo làm nhà ở, mỗi hộ 50 triệu đồng. Đã có 4.418 hộ dân đã trở về nhà ở an toàn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Yên Bình đề nghị UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ hỗ trợ thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn đợt 1 khoảng 579 tỉ 255 triệu đồng để hỗ trợ cây trồng, sản xuất lâm nghiệp; hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; an sinh xã hội và đầu tư, sửa chữa cơ sở hạ tầng; phân định cụ thể định mức hỗ trợ thiệt hại về nhà ở đối với 3 loại nhà: nhà tạm, nhà gỗ, nhà xây kiên cố để phù hợp với thực tế và bổ sung chính sách hỗ trợ cho các nhà bị ngập úng làm hư hỏng nhà cửa.
Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh có chính sách hỗ trợ đặc thù cho các xưởng sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ và hỗ trợ tiền xăng dầu cho các nhóm hộ liền kề bị sạt lở đất vào nhà với khối lượng lớn.
Trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cũng đã chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả sau bão lũ trên địa bàn huyện Yên Bình. Trong đó có một số vấn đề trọng tâm như: công tác xử lý, vệ sinh môi trường, đổ thải, xử lý xác động vật chết; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; nhà ở bị thiệt hại; đánh giá tác động, độ an toàn của những nhà dân, công trình sau khi bị sạt lở, ngập nước; bố trí khu tái định cư cho các hộ dân không thể quay lại nhà ở; vấn đề cần khắc phục ngay những điểm sạt lở gây ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông, nhất là trên tuyến quốc lộ 70…
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đánh giá cao sự chủ động của huyện Yên Bình trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 và Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà xả lũ.
Đồng chí đề nghị huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp; thuỷ sản phù hợp với cây trồng, vật nuôi của từng địa phương; tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con, trồng các loại cây phù hợp, đảm bảo khung thời vụ.
Cùng với đó, quan tâm khắc phục về hạ tầng, có sự đánh giá tác động, độ an toàn của các nhà ở, công trình sau khi bị sạt lở, ngập nước; tập trung xử lý các khu vực có nguy cơ sạt lở đất; nhanh chóng bố trí nơi ở mới cho những hộ dân không còn nhà; không cho người dân quay trở lại nơi ở khi chưa đảm bảo an toàn, khẩn cấp xây dựng các dự án di dân tái định cư để sớm giao đất ở cho người dân. Đồng thời, huyện cần tập trung hỗ trợ an sinh nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; tiếp tục thống kê, rà soát xác định thiệt hại do ảnh hưởng bão lũ để hỗ trợ theo chính sách, sớm ổn định đời sống dân cư…
Thanh Chi - Hoài Văn
1313 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 18/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Yên Bình về công tác rà soát, đánh giá thiệt hại và khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Bình.
Mặc dù không có thiệt hại về người, nhưng sau bão số 3, huyện Yên Bình đã có 235 nhà ở bị sập, hư hỏng nặng, tốc mái; trên 70% nhà trong số đó bị đổ sập hoàn toàn và hư hỏng nặng. Đến 11 giờ ngày 18/9, có tổng số 5.016 nhà dân và 28 xưởng sản xuất gỗ tại 08/24 xã, thị trấn phải di dời do Thuỷ điện Thác bà xả lũ, nước Sông Hồng dâng cao, sạt lở đất; 547 ha lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp bị đổ, ngập úng; 168 ha diện tích thuỷ sản bị ngập, tràn bờ; trên 16.500 con gia cầm, lợn, dê bị thiệt hại.
Trên địa bàn huyện có 282 điểm bị sạt lở đất đá tại 23/24 xã, thị trấn, với tổng khối lượng sạt lở ước tính khoảng 150.000 m3. Nhiều cột điện bị gãy, đổ; công trình thuỷ lợi; cơ sở vật chất văn hoá và thông tin, truyền thông bị ảnh hưởng. Cùng với đó, có 8 trường học và 3 trạm y tế xã ảnh hưởng do sạt lở đất. Ước tổng thiệt hại trên 50 tỷ đồng.
Lãnh đạo huyện Yên Bình báo cáo tại buổi làm việc về tình hình thiệt hại do ảnh hửng hoàn lưu cơn bão số 3 và nhà máy thủy điện Thác Bà xả lũ
Đến nay, huyện Yên Bình và các xã, thị trấn đã tiếp nhận hàng cứu trợ của 66 đoàn đến thiện nguyện với tổng giá trị hàng hoá khoảng 4 tỷ 755 triệu đồng. Mặt trận Tổ quốc huyện tiếp nhận tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện 4 tỷ 168 triệu đồng.
Đến thời điểm này, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Huyện đã thành lập 6 tổ công tác đi kiểm tra rà soát, thống kê, xác minh chính xác các thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản tại 24 xã, thị trấn để kịp thời hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng. Huyện cũng đã vận động và tiếp nhận kinh phí hỗ trợ cho 3 hộ nghèo làm nhà ở, mỗi hộ 50 triệu đồng. Đã có 4.418 hộ dân đã trở về nhà ở an toàn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Yên Bình đề nghị UBND tỉnh xem xét báo cáo Chính phủ hỗ trợ thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn đợt 1 khoảng 579 tỉ 255 triệu đồng để hỗ trợ cây trồng, sản xuất lâm nghiệp; hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; an sinh xã hội và đầu tư, sửa chữa cơ sở hạ tầng; phân định cụ thể định mức hỗ trợ thiệt hại về nhà ở đối với 3 loại nhà: nhà tạm, nhà gỗ, nhà xây kiên cố để phù hợp với thực tế và bổ sung chính sách hỗ trợ cho các nhà bị ngập úng làm hư hỏng nhà cửa.
Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh có chính sách hỗ trợ đặc thù cho các xưởng sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ và hỗ trợ tiền xăng dầu cho các nhóm hộ liền kề bị sạt lở đất vào nhà với khối lượng lớn.
Trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cũng đã chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả sau bão lũ trên địa bàn huyện Yên Bình. Trong đó có một số vấn đề trọng tâm như: công tác xử lý, vệ sinh môi trường, đổ thải, xử lý xác động vật chết; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; nhà ở bị thiệt hại; đánh giá tác động, độ an toàn của những nhà dân, công trình sau khi bị sạt lở, ngập nước; bố trí khu tái định cư cho các hộ dân không thể quay lại nhà ở; vấn đề cần khắc phục ngay những điểm sạt lở gây ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông, nhất là trên tuyến quốc lộ 70…
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đánh giá cao sự chủ động của huyện Yên Bình trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 và Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà xả lũ.
Đồng chí đề nghị huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp; thuỷ sản phù hợp với cây trồng, vật nuôi của từng địa phương; tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con, trồng các loại cây phù hợp, đảm bảo khung thời vụ.
Cùng với đó, quan tâm khắc phục về hạ tầng, có sự đánh giá tác động, độ an toàn của các nhà ở, công trình sau khi bị sạt lở, ngập nước; tập trung xử lý các khu vực có nguy cơ sạt lở đất; nhanh chóng bố trí nơi ở mới cho những hộ dân không còn nhà; không cho người dân quay trở lại nơi ở khi chưa đảm bảo an toàn, khẩn cấp xây dựng các dự án di dân tái định cư để sớm giao đất ở cho người dân. Đồng thời, huyện cần tập trung hỗ trợ an sinh nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; tiếp tục thống kê, rà soát xác định thiệt hại do ảnh hưởng bão lũ để hỗ trợ theo chính sách, sớm ổn định đời sống dân cư…
Thanh Chi - Hoài Văn