CTTĐT - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", luôn hết lòng vì dân, đi đầu trong công tác hỗ trợ nhân dân Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ trong những ngày qua. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316, Quân khu 2 còn nêu gương người tốt, việc tốt; nâng cao hiệu quả công tác quản lý bộ đội trong thời kỳ mới.
Đồng chí Đại tá Nguyễn Trung Đắc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn trực tiếp giao nhiệm vụ và chỉ đạo lực lượng tham gia giúp nhân dân khắc phục hậu quả của cơn bão YAGI
NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI, TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT - HÀNH ĐỘNG NHỎ, Ý NGHĨA LỚN!
Những ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 đang thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn thành phố Yên Bái. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn đã cùng với nhân dân dọn dẹp hàng nghìn mét khối bùn đất, rác trên các tuyến đường, tại các hộ dân, để nhân dân trên địa bàn sớm trở lại cuộc sống bình thường giúp sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Sáng ngày 18/9, khi đang thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân tại phường Hồng Hà, đồng chí Trung sĩ Triệu Đức Hoàng, nhân viên quân y thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174 đã phát hiện lẫn trong bùn đất có một số loại giấy tờ tùy thân gồm: Căn cước công dân, thẻ đảng viên, thẻ bảo hiểm y tế mang tên Lê Mạnh Hải. Ngay sau khi phát hiện, đồng chí Hoàng đã nhanh chóng báo cáo chỉ huy liên hệ Công an phường Hồng Hà phối hợp trả lại người đánh mất. Nhận lại giấy tờ tại cơ quan công an, ông Hải cho biết: Khi nước lũ ngập vào nhà đã cuốn trôi nhiều tài sản, trong đó có giấy tờ tùy thân của ông, cứ nghĩ đã mất rồi và sẽ phải đi khai báo cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ, nhưng nay được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn tìm thấy và trả lại tận tay, ông rất vui và cảm ơn bộ đội của Sư đoàn 316. Cũng trong sáng 18/9, khi đang hỗ trợ dọn dẹp bùn đất tại Chùa Ngọc Am, thành phố Yên Bái, đồng chí Binh nhất Đặng Văn Đùi, chiến sĩ đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174 đã nhặt được 1 xấp tiền lẻ trộn lẫn trong bùn đất tại góc sân chùa. Sau khi phát hiện đồng chí Đùi đã báo cáo chỉ huy gửi lại số tiền trên cho nhà chùa. Được biết đó là số tiền công đức của chùa do nước lũ lên đã cuốn theo ra ngoài khuôn viên nhà chùa. Những hành động trên tuy nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa to lớn thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc và hình ảnh người chiến sĩ Sư đoàn 316 trung thực, thật thà, xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ".
MÔ HÌNH “HỒ SƠ THÔNG TIN CHIẾN SĨ” GÓP PHẦN THIẾT THỰC, HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỘ ĐỘI THỜI KỲ MỚI
Những năm qua, mô hình “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” đã giúp Sư đoàn 316, Quân khu 2 quản lý đầy đủ, chặt chẽ về lý lịch, hoàn cảnh, tư tưởng và quá trình huấn luyện, học tập, công tác của từng chiến sĩ. Từ đó mô hình đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý bộ đội, duy trì chấp hành pháp luật, kỷ luật, xây dựng môi trường văn hóa quân sự tốt đẹp, lành mạnh trong đơn vị.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ ở Sư đoàn phần lớn là người dân tộc thiểu số, có nhiều khác biệt về phong tục, tập quán, tư tưởng, hoàn cảnh gia đình, trình độ, khả năng. Trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ của Sư đoàn ngày càng cao, tính chất hoạt động quân sự căng thẳng, khó khăn, áp lực. Vì vậy, công tác nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của bộ đội là việc làm thường xuyên của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong đơn vị. Trước yêu cầu này, mô hình “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” đã được Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 316 nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện thống nhất, tạo nên hệ thống hồ sơ quản lý toàn diện và chi tiết về từng chiến sĩ trong đơn vị.
Điểm nổi bật là “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” ngoài những thông tin cơ bản về lý lịch bản thân, hoàn cảnh gia đình còn có thêm mục “theo dõi tình hình tư tưởng của chiến sĩ”. Đây là nội dung được cập nhật hàng tháng, giúp người chỉ huy nắm rõ diễn biến tư tưởng, tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của từng cá nhân, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ chiến sĩ trong trường hợp cần thiết.
Theo Trung uý Hoàng Văn Trường, Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 1, Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 316, trong môi trường quân đội, tư tưởng và tâm lý của chiến sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động cơ, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. “Thông qua việc cập nhật định kỳ tình hình tư tưởng, cán bộ chỉ huy có thể nhận diện sớm những biểu hiệu bất thưởng ở chiến sĩ và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp. Điều này đã giúp trung đội tôi duy trì được sự ổn định về tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, giảm thiểu các trường hợp vi phạm trong những năm gần đây”, Trung úy Trường cho biết.
Mô hình này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thuyên chuyển chiến sĩ. Khi một chiến sĩ được điều chuyển đến đơn vị mới, “hồ sơ thông tin chiến sĩ” sẽ được chuyển theo, giúp cán bộ ở đơn vị mới nhanh chóng nắm bắt được thông tin quan trọng về hoàn cảnh, tư tưởng và quá trình công tác của chiến sĩ tại đơn vị cũ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian trong việc quản lý mà còn đảm bảo tính liên tục trong quá trình giáo dục và phát triển chiến sĩ.
Tuy nhiên, để mô hình này hoạt động hiệu quả, việc cập nhật thông tin thường xuyên và chính xác là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người chỉ huy phải có sự quan tâm sát sao bộ đội, đồng thời có những kỹ năng phân tích và xử lý thông tin nhanh nhạy. Chỉ khi đảm bảo được việc cập nhật đúng thời điểm, các thông tin trong hồ sơ mới thực sự trở thành tài liệu tin cây, giúp người chỉ huy đưa ra biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, chiến sĩ cần tự nguyện kê khai thông tin một cách đầy đủ, chính xác vào hồ sơ của cá nhân mình.
Nói về ý nghĩa của mô hình này, Thượng tá Phạm Hồng Dự, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 316 cho biết: “Mô hình hồ sơ thông tin chiến sĩ tại Sư đoàn 316 đã chứng minh được tính thiết thực và hiệu quả vượt trội trong công tác quản lý bộ đội. Không chỉ giúp nâng cao khả năng nắm bắt tình hình tư tưởng của chiến sĩ, mô hình còn hỗ trợ duy trì việc chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội; xây dựng môi trường quân sự nhân văn, lành mạnh trong đơn vị. Tôi nghĩ rằng, các đơn vị khác trong toàn quân có thể tham khảo mô hình này để phục vụ công tác quản lý quân nhân”./.
VÀNG MÍ GIÀNG - Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 316, Quân khu 2
1447 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", luôn hết lòng vì dân, đi đầu trong công tác hỗ trợ nhân dân Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ trong những ngày qua. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316, Quân khu 2 còn nêu gương người tốt, việc tốt; nâng cao hiệu quả công tác quản lý bộ đội trong thời kỳ mới.NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI, TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT - HÀNH ĐỘNG NHỎ, Ý NGHĨA LỚN!
Những ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 đang thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn thành phố Yên Bái. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn đã cùng với nhân dân dọn dẹp hàng nghìn mét khối bùn đất, rác trên các tuyến đường, tại các hộ dân, để nhân dân trên địa bàn sớm trở lại cuộc sống bình thường giúp sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Sáng ngày 18/9, khi đang thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân tại phường Hồng Hà, đồng chí Trung sĩ Triệu Đức Hoàng, nhân viên quân y thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174 đã phát hiện lẫn trong bùn đất có một số loại giấy tờ tùy thân gồm: Căn cước công dân, thẻ đảng viên, thẻ bảo hiểm y tế mang tên Lê Mạnh Hải. Ngay sau khi phát hiện, đồng chí Hoàng đã nhanh chóng báo cáo chỉ huy liên hệ Công an phường Hồng Hà phối hợp trả lại người đánh mất. Nhận lại giấy tờ tại cơ quan công an, ông Hải cho biết: Khi nước lũ ngập vào nhà đã cuốn trôi nhiều tài sản, trong đó có giấy tờ tùy thân của ông, cứ nghĩ đã mất rồi và sẽ phải đi khai báo cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ, nhưng nay được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn tìm thấy và trả lại tận tay, ông rất vui và cảm ơn bộ đội của Sư đoàn 316. Cũng trong sáng 18/9, khi đang hỗ trợ dọn dẹp bùn đất tại Chùa Ngọc Am, thành phố Yên Bái, đồng chí Binh nhất Đặng Văn Đùi, chiến sĩ đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174 đã nhặt được 1 xấp tiền lẻ trộn lẫn trong bùn đất tại góc sân chùa. Sau khi phát hiện đồng chí Đùi đã báo cáo chỉ huy gửi lại số tiền trên cho nhà chùa. Được biết đó là số tiền công đức của chùa do nước lũ lên đã cuốn theo ra ngoài khuôn viên nhà chùa. Những hành động trên tuy nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa to lớn thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc và hình ảnh người chiến sĩ Sư đoàn 316 trung thực, thật thà, xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ".
MÔ HÌNH “HỒ SƠ THÔNG TIN CHIẾN SĨ” GÓP PHẦN THIẾT THỰC, HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỘ ĐỘI THỜI KỲ MỚI
Những năm qua, mô hình “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” đã giúp Sư đoàn 316, Quân khu 2 quản lý đầy đủ, chặt chẽ về lý lịch, hoàn cảnh, tư tưởng và quá trình huấn luyện, học tập, công tác của từng chiến sĩ. Từ đó mô hình đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý bộ đội, duy trì chấp hành pháp luật, kỷ luật, xây dựng môi trường văn hóa quân sự tốt đẹp, lành mạnh trong đơn vị.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ ở Sư đoàn phần lớn là người dân tộc thiểu số, có nhiều khác biệt về phong tục, tập quán, tư tưởng, hoàn cảnh gia đình, trình độ, khả năng. Trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ của Sư đoàn ngày càng cao, tính chất hoạt động quân sự căng thẳng, khó khăn, áp lực. Vì vậy, công tác nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của bộ đội là việc làm thường xuyên của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong đơn vị. Trước yêu cầu này, mô hình “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” đã được Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 316 nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện thống nhất, tạo nên hệ thống hồ sơ quản lý toàn diện và chi tiết về từng chiến sĩ trong đơn vị.
Điểm nổi bật là “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” ngoài những thông tin cơ bản về lý lịch bản thân, hoàn cảnh gia đình còn có thêm mục “theo dõi tình hình tư tưởng của chiến sĩ”. Đây là nội dung được cập nhật hàng tháng, giúp người chỉ huy nắm rõ diễn biến tư tưởng, tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của từng cá nhân, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ chiến sĩ trong trường hợp cần thiết.
Theo Trung uý Hoàng Văn Trường, Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 1, Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 316, trong môi trường quân đội, tư tưởng và tâm lý của chiến sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động cơ, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. “Thông qua việc cập nhật định kỳ tình hình tư tưởng, cán bộ chỉ huy có thể nhận diện sớm những biểu hiệu bất thưởng ở chiến sĩ và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp. Điều này đã giúp trung đội tôi duy trì được sự ổn định về tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, giảm thiểu các trường hợp vi phạm trong những năm gần đây”, Trung úy Trường cho biết.
Mô hình này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thuyên chuyển chiến sĩ. Khi một chiến sĩ được điều chuyển đến đơn vị mới, “hồ sơ thông tin chiến sĩ” sẽ được chuyển theo, giúp cán bộ ở đơn vị mới nhanh chóng nắm bắt được thông tin quan trọng về hoàn cảnh, tư tưởng và quá trình công tác của chiến sĩ tại đơn vị cũ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian trong việc quản lý mà còn đảm bảo tính liên tục trong quá trình giáo dục và phát triển chiến sĩ.
Tuy nhiên, để mô hình này hoạt động hiệu quả, việc cập nhật thông tin thường xuyên và chính xác là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người chỉ huy phải có sự quan tâm sát sao bộ đội, đồng thời có những kỹ năng phân tích và xử lý thông tin nhanh nhạy. Chỉ khi đảm bảo được việc cập nhật đúng thời điểm, các thông tin trong hồ sơ mới thực sự trở thành tài liệu tin cây, giúp người chỉ huy đưa ra biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, chiến sĩ cần tự nguyện kê khai thông tin một cách đầy đủ, chính xác vào hồ sơ của cá nhân mình.
Nói về ý nghĩa của mô hình này, Thượng tá Phạm Hồng Dự, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 316 cho biết: “Mô hình hồ sơ thông tin chiến sĩ tại Sư đoàn 316 đã chứng minh được tính thiết thực và hiệu quả vượt trội trong công tác quản lý bộ đội. Không chỉ giúp nâng cao khả năng nắm bắt tình hình tư tưởng của chiến sĩ, mô hình còn hỗ trợ duy trì việc chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội; xây dựng môi trường quân sự nhân văn, lành mạnh trong đơn vị. Tôi nghĩ rằng, các đơn vị khác trong toàn quân có thể tham khảo mô hình này để phục vụ công tác quản lý quân nhân”./.
VÀNG MÍ GIÀNG - Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 316, Quân khu 2