Quyết tâm đưa nhanh vốn tính dụng về vùng bão lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Cán bộ tín dụng chủ động sửa sang lại các trụ sở phòng và điểm giao dịch xã, để nhanh chóng hoạt động trở lại sau bão lũ
Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 5 - 11/9/2024.
Thống kê đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.700 điểm sạt lở đất tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố, riêng thành phố Yên Bái có gần 1.000 điểm. Bão, lũ cũng khiến nhiều người chết và bị thương, tàn phá hạ tầng, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, y tế, điện nước.
Thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tập trung ứng phó với bão lũ.
Đồng thời, ngay sau khi bão tan, nước rút, các lực lượng tại chỗ và nhân dân các địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai. Toàn vùng đất với 173 xã, phường, thị trấn và gần 850.000 người hiện đang dấy lên không khí lao động khẩn trương khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau mưa lũ.
Cùng với sự chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả của Trung ương, sự chia sẻ về tinh thần, vật chất của các tỉnh, thành và nhân dân cả nước, thì các nguồn lực, trong đó vốn tín dụng ngân hàng được bổ sung về Yên Bái, cũng tăng đáng kể, hỗ trợ đồng bào các dân tộc vượt qua khó khăn.
Đồng hành cùng Chính quyền, Nhân dân Yên Bái, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã đẩy mạnh việc chung tay cùng các cấp chính quyền, đoàn thể trên địa bàn hoạt động, hoạt động với công suất cao nhất.
Vùng đất Yên Bái không chỉ là nơi hấp thụ vốn cao, mà đang rất cần vốn bổ sung, nhất là vốn tín dụng chính sách khi bão lũ đi qua, đó là nhận định của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái.
|
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, tổng thiệt hại của 3.0001 hộ vay vốn chính sách tại Yên Bái là 88,6 tỷ đồng. Cùng với đó, nhu cầu vốn bổ sung cấp bách trong năm 2024 để khắc phục, khôi phục sản xuất kinh doanh sau thiên tai là 442 tỷ đồng, tập trung vào chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cho vay sửa chữa, xây mới các công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình giải quyết việc làm, cho vay làm nhà ở xã hội… bị hư hỏng, đổ sập do mưa lũ tàn phá.
Để nhanh chóng hỗ trợ đồng bào vay vốn bị thiệt hại, cũng như việc hỗ trợ vay vốn để khắc phục hậu quả, tái thiết sau mưa lũ, ngay sau khi lũ rút, những cán bộ tín dụng chính sách đã gấp rút vào cuộc.
Trực tiếp giám đốc các phòng giao dịch NHCSXH tại khu vực dọc sông Hồng, sông Chày là Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên ... đã cả tuần lễ liền rời phòng làm việc ở trụ sở phố huyện, lội bộ 5-6 cây số đường rừng lầy lội bùn đá để vào tận xã vùng sâu, vùng xa nhất là Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu… Những cán bộ tín dụng, mang bên mình nào là cặp tài liệu, túi mì tôm, chai nước uống... để ở lại vùng rốn lũ làm nhiệm vụ rà soát, xác định chính xác các khoản thiệt hại từ vốn vay NHCSXH và hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro... Những hình ảnh này đã được đồng bào kể lại với một tình cảm thân thương, yêu mến.
Đặc biệt, ngay sau khi con lũ đi qua, hầu hết các điểm giao dịch xã của NHCSXH Yên Bái đã hoạt động trở lại, vừa tổ chức giao dịch bù cho những nơi phải tạm dừng hoạt động do mưa lũ, vừa tập trung ưu tiên nguồn vốn từ thu hồi nợ cũ, cùng với nguồn vốn mới bổ sung, để tiến hành giải ngân nhanh nhất, tiện lợi nhất tới tận tay người bị thiệt hại do bão lũ.
Theo chân bà Lê Thị Anh Đài, Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Tín dụng chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái, chúng tôi đến dự phiên giao dịch sau lũ của NHCSXH tại xã Tuy Lộc (TP Yên Bái).
Khác hẳn với các phiên giao dịch thông thường, đó là các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đến điểm giao dịch xã dịp này không phải để nộp lãi tiết kiệm, vì NHCSXH đã có chủ trương chưa thực hiện thu lãi tiền vay đối với khách hàng bị thiệt hại do cơn bão số 3 đến hết năm 2024. Cùng với đó, tại phiên giao dịch này, mặc dù chưa được giao nguồn vốn bổ sung mới, nhưng NHCSXH cũng đã ưu tiên giải ngân hơn 1 tỷ đồng cho các hộ dân trên địa bàn xã, tập trung vào chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và chương trình giải quyết việc làm, để giúp bà con sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc cho biết: "Chúng tôi tin tưởng, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đồng hành sát cánh của NHCSXH sẽ giúp Tuy Lộc sớm trở lại thương hiệu xã nông thôn mới đầu tiên của Yên Bái".
Rời Tuy Lộc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Trương Văn Hai, ở thôn Ngòi Chang, xã Tô Mậu (huyện Lục Yên), cách tỉnh lỵ 100km. Hiện ông Hai đang có khoản nợ 40 triệu đồng tại NHCSXH huyện Lục Yên và việc trả khoản nợ này càng trở nên khó khăn hơn với ông, khi trận mưa lũ vừa qua đã quật đổ hết vườn cam, đồi keo sắp đến kỳ thu hoạch, đồng thời làm chết 3 con bò, 1 đàn lợn của gia đình.
Cũng ở huyện Lục Yên, hộ nhà ông Nguyễn Văn Chương, ngụ tại xã Tân Lập, cũng bị nước lũ cuốn trôi cả nhà ở, cửa hàng tạp hóa, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
"Ước tính thiệt hại do bão lũ của huyện Lục Yên lên tới hàng chục tỷ đồng", ông Dương Quốc Tuấn - Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên, cho biết. Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Trung ương và của tỉnh, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, rà soát các khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại để áp dụng biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, đúng quy định. Tại thời điểm này, mỗi hộ nghèo do bị thiệt hại bão lũ tại địa phương đã được vay từ 80 -100 triệu đồng vốn ưu đãi và NHCSXH. Đây thực sự là cứu cánh cho người dân.
NHCSXH tỉnh Yên Bái đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, đảm bảo tất cả các khách hàng vay vốn bị thiệt hại do thiên tai đều được xem xét, xử lý nợ bị rủi ro theo quy định, như: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các món vay đến hạn trả nợ với các khoản vay bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 (triển khai đối với các món vay phát sinh nợ đến hạn từ tháng 9/2024); đồng thời chưa thực hiện thu lãi tiền vay phát sinh với khách hàng ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết tháng 12/2024.
NHCSXH còn tập trung rà soát nhu cầu vay vốn và giải ngân kịp thời, đúng đối tượng thu hưởng, trong đó đặc biệt ưu tiên vốn cho các xã, thôn bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai để cho vay khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Kết quả giải ngân sau bão lũ từ ngày 12/9 đến nay, đã có 87 hộ được vay, với tổng số tiền là 4,5 tỷ đồng. Dự kiến tổng dư nợ đến 30/9/2024 là 816 tỷ đồng.
Đồng hành cùng địa phương, đại diện NHCSXH đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với 5 hộ bị sập nhà và có người chết do sạt lở đất tại các xã: Minh Xuân, Liễu Đô, đồng thời hỗ trợ ngày công dọn dẹp tại Trường Tiểu học và THCS và UBND xã Minh Chuẩn, hỗ trợ dọn dẹp cùng nhân dân khu Trung tâm xã Tân Lĩnh...
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ ưu tiên hỗ trợ đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng có thiệt hại về thiên tai bão lũ… tiếp cận vốn ưu đãi gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ được cung cấp”, Giám đốc Dương Quốc Tuấn khẳng định.
Đó không chỉ là lời hứa của một cán bộ quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở một huyện miền núi dân tộc thuộc tỉnh Yên Bái, mà đây chính là phương châm hành động của những người làm tín dụng trong toàn hệ thống NHCSXH, quyết tâm đưa nhanh vốn về vùng bão lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 tây ra, vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Yên Bái đã ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh số tiền 200 triệu đồng.
Trong đó: Chuyển về Ban vận động cứu trợ tỉnh Yên Bái 50 triệu đồng và trao quà trực tiếp cho 30 hộ nghèo bị thiệt hại về người tại thành phố Yên Bái và các huyện: Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, tổng trị giá 150 triệu đồng.
Tới thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra, ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc NHCSXH Yên Bái đã gửi lời động viên, chia buồn sâu sắc với những mất mát, đau thương mà các gia đình đã phải trải qua sau thiên tai. Đồng thời, mong các gia đình sớm vượt qua những đau thương, ổn định cuộc sống, tập trung khôi phục nhà cửa, sản xuất.
Giám đốc NHCSX tỉnh Yên Bái cũng cho biết, sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Yên Bái thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn và tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
|
Theo Tin tức
1606 lượt xem
Quyết tâm đưa nhanh vốn tính dụng về vùng bão lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 5 - 11/9/2024.
Thống kê đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.700 điểm sạt lở đất tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố, riêng thành phố Yên Bái có gần 1.000 điểm. Bão, lũ cũng khiến nhiều người chết và bị thương, tàn phá hạ tầng, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, y tế, điện nước.
Thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tập trung ứng phó với bão lũ.
Đồng thời, ngay sau khi bão tan, nước rút, các lực lượng tại chỗ và nhân dân các địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai. Toàn vùng đất với 173 xã, phường, thị trấn và gần 850.000 người hiện đang dấy lên không khí lao động khẩn trương khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau mưa lũ.
Cùng với sự chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả của Trung ương, sự chia sẻ về tinh thần, vật chất của các tỉnh, thành và nhân dân cả nước, thì các nguồn lực, trong đó vốn tín dụng ngân hàng được bổ sung về Yên Bái, cũng tăng đáng kể, hỗ trợ đồng bào các dân tộc vượt qua khó khăn.
Đồng hành cùng Chính quyền, Nhân dân Yên Bái, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã đẩy mạnh việc chung tay cùng các cấp chính quyền, đoàn thể trên địa bàn hoạt động, hoạt động với công suất cao nhất.
Vùng đất Yên Bái không chỉ là nơi hấp thụ vốn cao, mà đang rất cần vốn bổ sung, nhất là vốn tín dụng chính sách khi bão lũ đi qua, đó là nhận định của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, tổng thiệt hại của 3.0001 hộ vay vốn chính sách tại Yên Bái là 88,6 tỷ đồng. Cùng với đó, nhu cầu vốn bổ sung cấp bách trong năm 2024 để khắc phục, khôi phục sản xuất kinh doanh sau thiên tai là 442 tỷ đồng, tập trung vào chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cho vay sửa chữa, xây mới các công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình giải quyết việc làm, cho vay làm nhà ở xã hội… bị hư hỏng, đổ sập do mưa lũ tàn phá.
Để nhanh chóng hỗ trợ đồng bào vay vốn bị thiệt hại, cũng như việc hỗ trợ vay vốn để khắc phục hậu quả, tái thiết sau mưa lũ, ngay sau khi lũ rút, những cán bộ tín dụng chính sách đã gấp rút vào cuộc.
Trực tiếp giám đốc các phòng giao dịch NHCSXH tại khu vực dọc sông Hồng, sông Chày là Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên ... đã cả tuần lễ liền rời phòng làm việc ở trụ sở phố huyện, lội bộ 5-6 cây số đường rừng lầy lội bùn đá để vào tận xã vùng sâu, vùng xa nhất là Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu… Những cán bộ tín dụng, mang bên mình nào là cặp tài liệu, túi mì tôm, chai nước uống... để ở lại vùng rốn lũ làm nhiệm vụ rà soát, xác định chính xác các khoản thiệt hại từ vốn vay NHCSXH và hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro... Những hình ảnh này đã được đồng bào kể lại với một tình cảm thân thương, yêu mến.
Đặc biệt, ngay sau khi con lũ đi qua, hầu hết các điểm giao dịch xã của NHCSXH Yên Bái đã hoạt động trở lại, vừa tổ chức giao dịch bù cho những nơi phải tạm dừng hoạt động do mưa lũ, vừa tập trung ưu tiên nguồn vốn từ thu hồi nợ cũ, cùng với nguồn vốn mới bổ sung, để tiến hành giải ngân nhanh nhất, tiện lợi nhất tới tận tay người bị thiệt hại do bão lũ.
Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) khẩn trương cho vay bổ sung vốn sau bão lũ để người dân khôi phục sản xuất.
Theo chân bà Lê Thị Anh Đài, Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Tín dụng chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái, chúng tôi đến dự phiên giao dịch sau lũ của NHCSXH tại xã Tuy Lộc (TP Yên Bái).
Khác hẳn với các phiên giao dịch thông thường, đó là các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đến điểm giao dịch xã dịp này không phải để nộp lãi tiết kiệm, vì NHCSXH đã có chủ trương chưa thực hiện thu lãi tiền vay đối với khách hàng bị thiệt hại do cơn bão số 3 đến hết năm 2024. Cùng với đó, tại phiên giao dịch này, mặc dù chưa được giao nguồn vốn bổ sung mới, nhưng NHCSXH cũng đã ưu tiên giải ngân hơn 1 tỷ đồng cho các hộ dân trên địa bàn xã, tập trung vào chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và chương trình giải quyết việc làm, để giúp bà con sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc cho biết: "Chúng tôi tin tưởng, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đồng hành sát cánh của NHCSXH sẽ giúp Tuy Lộc sớm trở lại thương hiệu xã nông thôn mới đầu tiên của Yên Bái".
Rời Tuy Lộc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Trương Văn Hai, ở thôn Ngòi Chang, xã Tô Mậu (huyện Lục Yên), cách tỉnh lỵ 100km. Hiện ông Hai đang có khoản nợ 40 triệu đồng tại NHCSXH huyện Lục Yên và việc trả khoản nợ này càng trở nên khó khăn hơn với ông, khi trận mưa lũ vừa qua đã quật đổ hết vườn cam, đồi keo sắp đến kỳ thu hoạch, đồng thời làm chết 3 con bò, 1 đàn lợn của gia đình.
Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã Tân Lập (huyện Lục Yên) khẩn trương cho vay bổ sung vốn sau bão lũ để người dân khôi phục sản xuất.
Cũng ở huyện Lục Yên, hộ nhà ông Nguyễn Văn Chương, ngụ tại xã Tân Lập, cũng bị nước lũ cuốn trôi cả nhà ở, cửa hàng tạp hóa, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
"Ước tính thiệt hại do bão lũ của huyện Lục Yên lên tới hàng chục tỷ đồng", ông Dương Quốc Tuấn - Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên, cho biết. Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Trung ương và của tỉnh, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, rà soát các khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại để áp dụng biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, đúng quy định. Tại thời điểm này, mỗi hộ nghèo do bị thiệt hại bão lũ tại địa phương đã được vay từ 80 -100 triệu đồng vốn ưu đãi và NHCSXH. Đây thực sự là cứu cánh cho người dân.
Cán bộ tín dụng chủ động sửa sang lại các trụ sở phòng và điểm giao dịch xã, để nhanh chóng hoạt động trở lại sau bão lũ.
NHCSXH tỉnh Yên Bái đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, đảm bảo tất cả các khách hàng vay vốn bị thiệt hại do thiên tai đều được xem xét, xử lý nợ bị rủi ro theo quy định, như: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các món vay đến hạn trả nợ với các khoản vay bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 (triển khai đối với các món vay phát sinh nợ đến hạn từ tháng 9/2024); đồng thời chưa thực hiện thu lãi tiền vay phát sinh với khách hàng ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết tháng 12/2024.
Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái, ông Nguyễn Thanh Hải, cùng cán bộ các đơn vị trực thuộc thăm hỏi, tặng quà các khách hàng bi thiệt hại do thiên tai bão lũ.
NHCSXH còn tập trung rà soát nhu cầu vay vốn và giải ngân kịp thời, đúng đối tượng thu hưởng, trong đó đặc biệt ưu tiên vốn cho các xã, thôn bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai để cho vay khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Thăm hỏi, tặng quà các khách hàng bi thiệt hại do thiên tai bão lũ.
Kết quả giải ngân sau bão lũ từ ngày 12/9 đến nay, đã có 87 hộ được vay, với tổng số tiền là 4,5 tỷ đồng. Dự kiến tổng dư nợ đến 30/9/2024 là 816 tỷ đồng.
Đồng hành cùng địa phương, đại diện NHCSXH đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với 5 hộ bị sập nhà và có người chết do sạt lở đất tại các xã: Minh Xuân, Liễu Đô, đồng thời hỗ trợ ngày công dọn dẹp tại Trường Tiểu học và THCS và UBND xã Minh Chuẩn, hỗ trợ dọn dẹp cùng nhân dân khu Trung tâm xã Tân Lĩnh...
Thăm hỏi, tặng quà các khách hàng bi thiệt hại do thiên tai bão lũ.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ ưu tiên hỗ trợ đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng có thiệt hại về thiên tai bão lũ… tiếp cận vốn ưu đãi gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ được cung cấp”, Giám đốc Dương Quốc Tuấn khẳng định.
Thăm hỏi, tặng quà các khách hàng bi thiệt hại do thiên tai bão lũ.
Đó không chỉ là lời hứa của một cán bộ quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở một huyện miền núi dân tộc thuộc tỉnh Yên Bái, mà đây chính là phương châm hành động của những người làm tín dụng trong toàn hệ thống NHCSXH, quyết tâm đưa nhanh vốn về vùng bão lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 tây ra, vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Yên Bái đã ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh số tiền 200 triệu đồng.
Trong đó: Chuyển về Ban vận động cứu trợ tỉnh Yên Bái 50 triệu đồng và trao quà trực tiếp cho 30 hộ nghèo bị thiệt hại về người tại thành phố Yên Bái và các huyện: Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, tổng trị giá 150 triệu đồng.
Tới thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra, ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc NHCSXH Yên Bái đã gửi lời động viên, chia buồn sâu sắc với những mất mát, đau thương mà các gia đình đã phải trải qua sau thiên tai. Đồng thời, mong các gia đình sớm vượt qua những đau thương, ổn định cuộc sống, tập trung khôi phục nhà cửa, sản xuất.
Giám đốc NHCSX tỉnh Yên Bái cũng cho biết, sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Yên Bái thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn và tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Theo Tin tức