CTTĐT - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đãy gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song để đảm bảo tiến độ các đơn hàng, các doanh nghiệp, nhà máy đã và đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Công nhân Nhà máy gia công giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc làm việc trong phân xưởng
Doanh nghiệp gồng mình vượt khó
Do ảnh hưởng của cơ bão số 3, Công ty Cổ phần nông lâm sản thực phẩm Yên Bái thiệt hại hơn 6 tỷ đồng. Máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc, vật tư, vật liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất bị hư hỏng... Riêng nhà máy giấy Minh Quân, Trấn Yên mặc dù trong ngày 09/9/2024 nhà máy đã tổ chức di chuyển toàn bộ sản phẩm, máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất đến những vị trí cao hơn, tuy nhiên do mực nước sông Hồng dâng quá cao, Nhà máy bị ngập sâu trong nước gần 2m, toàn bộ nhà xưởng, sản phẩm, máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất, thiết bị văn phòng, hư hỏng phải sửa chữa khắc phục hoặc phải bỏ đi rất lớn. Nhà máy sắn Văn Yên bị ngập hoàn toàn dây chuyền số 2 và khu vực các hồ bioga, mực nước ngập khoảng trên 1m, một số sản phẩm, vật tư, thiết bị, vật kiến trúc bị hư hỏng, phải khắc phục.
Sau khu nước rút, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực của cán bộ công nhân trong công ty đến nay, công ty đã đưa được các xưởng sản xuất vào hoạt động đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như tiến độ sản xuất. Ông Lê Long Giang - Giám đốc Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái cho biết: "Đến nay, toàn bộ nhà máy của công ty đã đưa vào hoạt động, tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa bão khiến một số thiết bị sản xuất bị hỏng, cần phải sửa chữa nên công suất chỉ đạt 70%, hơn 90% công nhân đã tham gia sản xuất. Dù khó khăn song chúng tôi vẫn quyết tâm đạt kế hoạch năm 2024".
Lãnh đạo Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh khảo sát tình hình thiệt hại tại Trung tâm sản xuất nông nghiệp tại thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái
Là một trong những doanh nghiệp thiệt hại nặng, Công ty TNHH Tổng công ty Hòa Bình Minh hiện đang khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động. Được biết, Trung tâm sản xuất nông nghiệp tại thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Hòa Bình Minh. Lũ lụt đã làm thiệt hại lớn về tài sản, cơ sở vật chất của Trung tâm sản xuất nông nghiệp, cụ thể: Tổng đàn lợn là 4.811 con bị chết, bị lũ cuốn trôi, chỉ còn 50 con sống sót, chuồng trại chăn nuôi bị đổ tường, hư hỏng toàn bộ trang thiết bị hệ thống cấp thoát nước, kho chứa cám, chứa thuốc và các trang thiết bị hư hỏng nặng, bị lũ cuốn đi, bioga phủ bạt có thể tích 9.000m³ bị hỏng nặng,...ước thiệt hại trên 35 tỷ đồng. Tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hoà Bình, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm ngập 4 cửa hàng xe máy cùng kho vật liệu xây dựng và làm sập 01 cửa hàng xe máy…Với tổng mức thiệt hại gần 5 tỷ đồng. Bà Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình cho biết: "Đợt mưa bão vừa qua, công ty bị ảnh hưởng nặng nề và doanh nghiệp đang tích cực xử lý với tinh thần chủ động tự khắc phục. Doanh nghiệp chúng tôi mong muốn thời gian tới được sự đồng hành, giúp đỡ của chính quyền địa phương để ổn định sản xuất kinh doanh".
Không khí lao động tại Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu
Tại Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu, không khí lao động để kịp hoàn thành sản phẩm cho các đơn hàng xuất khẩu diễn ra khẩn trương. Đại diện công ty cho biết, do chủ động các biện pháp phòng tránh nên Công ty không bị ảnh hưởng cũng như thiệt hại do mưa lũ. Tuy nhiên, người lao động của Công ty hiện gặp nhiều khó khăn trong công tác khắc phục sau lũ, đặc biệt là mất nhà, mất tài sản, đời sống nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đang tổng hợp thiệt hại cụ thể để Công ty và Công đoàn Công ty có chính sách hỗ trợ người lao động để họ yên tâm sản xuất.
Theo ghi nhận, đến nay, các doanh nghiệp Yên Bái đã khắc phục khó khăn quay trở lại sản xuất nhằm đảm bảo không để đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, hậu quả sau mưa bão để lại cho các doanh nghiệp còn hết sức nặng nề, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, chăn nuôi thủy sản và đặc biệt là các cơ sở kinh doanh ở khu vực trọng yếu có hàng hóa bị nhấn chìm trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc phải tốn kém hàng loạt chi phí để doanh nghiệp khắc phục hậu quả, doanh nghiệp vốn khó khăn nay lại càng rơi vào tình trạng "đuối" hơn.
Tiếp sức doanh nghiệp sau bão lũ
Để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả của bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng... và Bộ Tài chính nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí. Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát được ban hành kịp thời được đánh giá không chỉ là một biện pháp mang tính tình thế mà còn là nền tảng giúp các doanh nghiệp và địa phương khôi phục lại các hoạt động kinh tế sau bão.
Nghị quyết đã quy định rõ phạm vi và đối tượng nhận hỗ trợ, bao gồm người dân, lao động, nhóm yếu thế, các hộ kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3, lũ lụt và sạt lở đất. Hỗ trợ sẽ tập trung triển khai trong 2 tháng là tháng 9 và tháng 10/2024. Đối với một số chính sách dành riêng cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, thời gian thực hiện có thể được kéo dài đến cuối năm 2025 nhằm đảm bảo quá trình phục hồi và thích ứng với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý, trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất... Đồng thời, chỉ đạo các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định...
Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, tin tưởng rằng các doanh nghiệp Yên Bái có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Tuy nhiên, các chính sách, giải pháp hỗ trợ này cần triển khai nhanh chóng, kịp thời để doanh nghiệp sớm khắc phục hậu quả bão lũ, phục hồi sản xuất kinh doanh.
2722 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đãy gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song để đảm bảo tiến độ các đơn hàng, các doanh nghiệp, nhà máy đã và đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đảm bảo việc làm cho người lao động.Doanh nghiệp gồng mình vượt khó
Do ảnh hưởng của cơ bão số 3, Công ty Cổ phần nông lâm sản thực phẩm Yên Bái thiệt hại hơn 6 tỷ đồng. Máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc, vật tư, vật liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất bị hư hỏng... Riêng nhà máy giấy Minh Quân, Trấn Yên mặc dù trong ngày 09/9/2024 nhà máy đã tổ chức di chuyển toàn bộ sản phẩm, máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất đến những vị trí cao hơn, tuy nhiên do mực nước sông Hồng dâng quá cao, Nhà máy bị ngập sâu trong nước gần 2m, toàn bộ nhà xưởng, sản phẩm, máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất, thiết bị văn phòng, hư hỏng phải sửa chữa khắc phục hoặc phải bỏ đi rất lớn. Nhà máy sắn Văn Yên bị ngập hoàn toàn dây chuyền số 2 và khu vực các hồ bioga, mực nước ngập khoảng trên 1m, một số sản phẩm, vật tư, thiết bị, vật kiến trúc bị hư hỏng, phải khắc phục.
Sau khu nước rút, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực của cán bộ công nhân trong công ty đến nay, công ty đã đưa được các xưởng sản xuất vào hoạt động đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như tiến độ sản xuất. Ông Lê Long Giang - Giám đốc Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái cho biết: "Đến nay, toàn bộ nhà máy của công ty đã đưa vào hoạt động, tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa bão khiến một số thiết bị sản xuất bị hỏng, cần phải sửa chữa nên công suất chỉ đạt 70%, hơn 90% công nhân đã tham gia sản xuất. Dù khó khăn song chúng tôi vẫn quyết tâm đạt kế hoạch năm 2024".
Lãnh đạo Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh khảo sát tình hình thiệt hại tại Trung tâm sản xuất nông nghiệp tại thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái
Là một trong những doanh nghiệp thiệt hại nặng, Công ty TNHH Tổng công ty Hòa Bình Minh hiện đang khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động. Được biết, Trung tâm sản xuất nông nghiệp tại thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Hòa Bình Minh. Lũ lụt đã làm thiệt hại lớn về tài sản, cơ sở vật chất của Trung tâm sản xuất nông nghiệp, cụ thể: Tổng đàn lợn là 4.811 con bị chết, bị lũ cuốn trôi, chỉ còn 50 con sống sót, chuồng trại chăn nuôi bị đổ tường, hư hỏng toàn bộ trang thiết bị hệ thống cấp thoát nước, kho chứa cám, chứa thuốc và các trang thiết bị hư hỏng nặng, bị lũ cuốn đi, bioga phủ bạt có thể tích 9.000m³ bị hỏng nặng,...ước thiệt hại trên 35 tỷ đồng. Tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hoà Bình, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm ngập 4 cửa hàng xe máy cùng kho vật liệu xây dựng và làm sập 01 cửa hàng xe máy…Với tổng mức thiệt hại gần 5 tỷ đồng. Bà Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình cho biết: "Đợt mưa bão vừa qua, công ty bị ảnh hưởng nặng nề và doanh nghiệp đang tích cực xử lý với tinh thần chủ động tự khắc phục. Doanh nghiệp chúng tôi mong muốn thời gian tới được sự đồng hành, giúp đỡ của chính quyền địa phương để ổn định sản xuất kinh doanh".
Không khí lao động tại Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu
Tại Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu, không khí lao động để kịp hoàn thành sản phẩm cho các đơn hàng xuất khẩu diễn ra khẩn trương. Đại diện công ty cho biết, do chủ động các biện pháp phòng tránh nên Công ty không bị ảnh hưởng cũng như thiệt hại do mưa lũ. Tuy nhiên, người lao động của Công ty hiện gặp nhiều khó khăn trong công tác khắc phục sau lũ, đặc biệt là mất nhà, mất tài sản, đời sống nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đang tổng hợp thiệt hại cụ thể để Công ty và Công đoàn Công ty có chính sách hỗ trợ người lao động để họ yên tâm sản xuất.
Theo ghi nhận, đến nay, các doanh nghiệp Yên Bái đã khắc phục khó khăn quay trở lại sản xuất nhằm đảm bảo không để đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, hậu quả sau mưa bão để lại cho các doanh nghiệp còn hết sức nặng nề, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, chăn nuôi thủy sản và đặc biệt là các cơ sở kinh doanh ở khu vực trọng yếu có hàng hóa bị nhấn chìm trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc phải tốn kém hàng loạt chi phí để doanh nghiệp khắc phục hậu quả, doanh nghiệp vốn khó khăn nay lại càng rơi vào tình trạng "đuối" hơn.
Tiếp sức doanh nghiệp sau bão lũ
Để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả của bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng... và Bộ Tài chính nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí. Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát được ban hành kịp thời được đánh giá không chỉ là một biện pháp mang tính tình thế mà còn là nền tảng giúp các doanh nghiệp và địa phương khôi phục lại các hoạt động kinh tế sau bão.
Nghị quyết đã quy định rõ phạm vi và đối tượng nhận hỗ trợ, bao gồm người dân, lao động, nhóm yếu thế, các hộ kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3, lũ lụt và sạt lở đất. Hỗ trợ sẽ tập trung triển khai trong 2 tháng là tháng 9 và tháng 10/2024. Đối với một số chính sách dành riêng cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, thời gian thực hiện có thể được kéo dài đến cuối năm 2025 nhằm đảm bảo quá trình phục hồi và thích ứng với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý, trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất... Đồng thời, chỉ đạo các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định...
Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, tin tưởng rằng các doanh nghiệp Yên Bái có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Tuy nhiên, các chính sách, giải pháp hỗ trợ này cần triển khai nhanh chóng, kịp thời để doanh nghiệp sớm khắc phục hậu quả bão lũ, phục hồi sản xuất kinh doanh.