CTTĐT - Là tỉnh miền núi với 59/173 xã, phường, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn, Yên Bái có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 57,4%. Toàn tỉnh hiện có trên 52 vạn người trong độ tuổi lao động, là tỉnh có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào với dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%.
Nhiều học sinh được hướng nghiệp tại Ngày hội việc làm năm 2023 tại huyện Yên Bình.
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và xã hội, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2023 là 53,86%; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 46,14%. Số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn nhiều; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp là 2,72%; tỷ lệ thiếu việc làm là 2,26%.
Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Hiện toàn tỉnh có trên 3.200 doanh nghiệp, thu hút trên 49 nghìn lao động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, nhu cầu tuyển dụng bình quân hàng năm trên 6.000 lao động, tập trung chủ yếu ngành nghề: may mặc; khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản…
Với mục tiêu giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, ngoài các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh còn đẩy mạnh hoạt động kết nối thông tin thị trường lao động, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị, phiên giao dịch việc làm nhằm hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Ông Lưu Mạnh Dũng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động Thương xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Hằng năm, Trung tâm phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp trên toàn tỉnh. Đồng thời thường xuyên cập nhật đơn hàng mới xuất khẩu lao động tại các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Đài Loan… đăng tải thông tin trên mạng xã hội Facebook Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái; website: vieclamyenbai.net. Cùng với đó, Trung tâm cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương tư vấn, khảo sát nhu cầu lao động, tuyên truyền về chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác đào tạo, giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay; phối hợp với các đối tác có nhu cầu sử dụng lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động. Đơn cử như vừa qua, Sở Lao động TB&XH tỉnh Yên Bái phối hợp với Sở Lao động TB&XH tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị xúc tiến thu hút lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái đi làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động tỉnh Yên Bái".
Trung tâm Dịch vụ việc làm hai tỉnh Yên Bái, Bắc Giang ký kết chương trình hợp tác xúc tiến, thu hút lao động, giải quyết việc làm giữa hai tỉnh.
Với nhiều giải pháp, hàng năm, tỉnh Yên Bái giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động; trong đó cung ứng lao động của tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng... chiếm khoảng 37,8%;
Theo khảo sát của cơ quan chuyên môn, nhu cầu lao động của tỉnh Yên Bái đi làm việc ở các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế ngoài tỉnh bình quân hàng năm từ 8 đến 9 nghìn lao động; các lĩnh vực có nhu cầu đi làm việc chủ yếu: Điện tử, lắp ráp linh kiện, chế tạo, may mặc…
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Yên Bái chú trọng đến công tác đào tạo nghề. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện với 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 03 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 06 trung tâm giáo dục nghề nghiêp - giáo dục thường xuyên cấp huyện và 02 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng ở cả 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, cơ bản đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Các ngành nghề đào tạo thế mạnh là nhóm ngành kỹ thuật (điện, điện tử, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, hàn, gia công thiết kế sản phẩm mộc...), lĩnh vực thương mại, dịch vụ: điều dưỡng, du lịch...
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã triển khai tích cực công tác phối hợp, gắn kết với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; ký hợp đồng liên kết với các nội dung cụ thể như: Hợp tác tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập, đánh giá kỹ năng nghề, đánh giá chất lượng đầu ra của học sinh; tham gia phối hợp xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã liên kết, phối hợp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng, ngành nghề tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả công cho nhà giáo, học sinh, sinh viên khi tham gia thực tập, thực hành tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, tạo ra hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hàng năm, tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho trên 19.000 người (trong đó đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp trên 4.200 người). Công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hết năm 2022 đạt 67,7%; trong đó, tỷ lệ lao động được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 36,7%.
Đào tạo nghề đã góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, hàng nghìn lao động sau khi học nghề đã được tuyển dụng vào các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp ngoài tỉnh; nhiều lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững.
2206 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là tỉnh miền núi với 59/173 xã, phường, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn, Yên Bái có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 57,4%. Toàn tỉnh hiện có trên 52 vạn người trong độ tuổi lao động, là tỉnh có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào với dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%.Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và xã hội, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2023 là 53,86%; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là 46,14%. Số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn nhiều; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp là 2,72%; tỷ lệ thiếu việc làm là 2,26%.
Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Hiện toàn tỉnh có trên 3.200 doanh nghiệp, thu hút trên 49 nghìn lao động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, nhu cầu tuyển dụng bình quân hàng năm trên 6.000 lao động, tập trung chủ yếu ngành nghề: may mặc; khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản…
Với mục tiêu giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, ngoài các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh còn đẩy mạnh hoạt động kết nối thông tin thị trường lao động, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị, phiên giao dịch việc làm nhằm hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Ông Lưu Mạnh Dũng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động Thương xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Hằng năm, Trung tâm phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp trên toàn tỉnh. Đồng thời thường xuyên cập nhật đơn hàng mới xuất khẩu lao động tại các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Đài Loan… đăng tải thông tin trên mạng xã hội Facebook Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái; website: vieclamyenbai.net. Cùng với đó, Trung tâm cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương tư vấn, khảo sát nhu cầu lao động, tuyên truyền về chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác đào tạo, giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay; phối hợp với các đối tác có nhu cầu sử dụng lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động. Đơn cử như vừa qua, Sở Lao động TB&XH tỉnh Yên Bái phối hợp với Sở Lao động TB&XH tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị xúc tiến thu hút lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái đi làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động tỉnh Yên Bái".
Trung tâm Dịch vụ việc làm hai tỉnh Yên Bái, Bắc Giang ký kết chương trình hợp tác xúc tiến, thu hút lao động, giải quyết việc làm giữa hai tỉnh.
Với nhiều giải pháp, hàng năm, tỉnh Yên Bái giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động; trong đó cung ứng lao động của tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng... chiếm khoảng 37,8%;
Theo khảo sát của cơ quan chuyên môn, nhu cầu lao động của tỉnh Yên Bái đi làm việc ở các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế ngoài tỉnh bình quân hàng năm từ 8 đến 9 nghìn lao động; các lĩnh vực có nhu cầu đi làm việc chủ yếu: Điện tử, lắp ráp linh kiện, chế tạo, may mặc…
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Yên Bái chú trọng đến công tác đào tạo nghề. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện với 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 03 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 06 trung tâm giáo dục nghề nghiêp - giáo dục thường xuyên cấp huyện và 02 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng ở cả 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, cơ bản đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Các ngành nghề đào tạo thế mạnh là nhóm ngành kỹ thuật (điện, điện tử, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, hàn, gia công thiết kế sản phẩm mộc...), lĩnh vực thương mại, dịch vụ: điều dưỡng, du lịch...
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã triển khai tích cực công tác phối hợp, gắn kết với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; ký hợp đồng liên kết với các nội dung cụ thể như: Hợp tác tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập, đánh giá kỹ năng nghề, đánh giá chất lượng đầu ra của học sinh; tham gia phối hợp xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã liên kết, phối hợp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng, ngành nghề tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả công cho nhà giáo, học sinh, sinh viên khi tham gia thực tập, thực hành tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, tạo ra hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hàng năm, tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho trên 19.000 người (trong đó đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp trên 4.200 người). Công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hết năm 2022 đạt 67,7%; trong đó, tỷ lệ lao động được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 36,7%.
Đào tạo nghề đã góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, hàng nghìn lao động sau khi học nghề đã được tuyển dụng vào các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp ngoài tỉnh; nhiều lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững.