Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới
Nghị quyết số 26/NQ-CP nêu rõ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 204 nhằm khẳng định, nhấn mạnh và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19-NQ/TW. Điều phối, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW giữa Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, cụ thể hóa và triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương và giải pháp tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, năng suất bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời chủ động tham gia đóng góp vào các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Phát triển quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân, để nông dân và người dân nông thôn thực sự là trung tâm, chủ thể, động lực, mục tiêu của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Không ngừng nâng cao vị thế làm chủ của người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước. Phát triển nông thôn toàn diện với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và có chất lượng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, hợp lý.
9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đưa 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1- Đổi mới công tác truyền thông, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
2- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn;
3- Thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn;
4- Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng;
5- Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
6- Đổi mới tổ chức, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển thị trường trong nước và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ;
7- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đối khí hậu;
8- Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế;
9- Giám sát đánh giá.
Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá
Nhằm thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Chính phủ nêu rõ, sẽ tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, nhất là ở các vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo không để quá chênh lệch so với vùng nông thôn, ven đô thị; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tăng cường giám sát các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng tạo động lực tăng trưởng, hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, liên vùng (thương mại, logistic...), hạ tầng kinh tế số; hạ tầng thuộc các vùng khó khăn, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu; bảo đảm cân đối hơn giữa các phương thức trong phát triển hạ tầng giao thông.
Xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý và phân bổ vốn đầu tư công, trong đó ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, bảo đảm đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.
Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời với nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Xây dựng các phương án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch đất đai và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, ưu tiên tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn.
Xây dựng thí điểm và phát triển mô hình "Nông thôn năng động - Cộng đồng sáng tạo - Di sản gắn kết"
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và tạo vùng nguyên liệu tập trung, bền vững cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn, khu vực biên giới, biển, đảo.
Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, triển khai các giải pháp thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông nghiệp; tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch về khu vực nông thôn. Xây dựng thí điểm và phát triển mô hình "Nông thôn năng động - Cộng đồng sáng tạo - Di sản gắn kết".
847 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Nghị quyết số 26/NQ-CP nêu rõ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 204 nhằm khẳng định, nhấn mạnh và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19-NQ/TW. Điều phối, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW giữa Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, cụ thể hóa và triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương và giải pháp tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, năng suất bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời chủ động tham gia đóng góp vào các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Phát triển quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân, để nông dân và người dân nông thôn thực sự là trung tâm, chủ thể, động lực, mục tiêu của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Không ngừng nâng cao vị thế làm chủ của người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước. Phát triển nông thôn toàn diện với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và có chất lượng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, hợp lý.
9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đưa 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1- Đổi mới công tác truyền thông, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
2- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn;
3- Thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn;
4- Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng;
5- Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
6- Đổi mới tổ chức, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển thị trường trong nước và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ;
7- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đối khí hậu;
8- Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế;
9- Giám sát đánh giá.
Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá
Nhằm thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Chính phủ nêu rõ, sẽ tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, nhất là ở các vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo không để quá chênh lệch so với vùng nông thôn, ven đô thị; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tăng cường giám sát các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng tạo động lực tăng trưởng, hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, liên vùng (thương mại, logistic...), hạ tầng kinh tế số; hạ tầng thuộc các vùng khó khăn, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu; bảo đảm cân đối hơn giữa các phương thức trong phát triển hạ tầng giao thông.
Xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý và phân bổ vốn đầu tư công, trong đó ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, bảo đảm đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.
Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời với nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Xây dựng các phương án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch đất đai và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, ưu tiên tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn.
Xây dựng thí điểm và phát triển mô hình "Nông thôn năng động - Cộng đồng sáng tạo - Di sản gắn kết"
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và tạo vùng nguyên liệu tập trung, bền vững cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn, khu vực biên giới, biển, đảo.
Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, triển khai các giải pháp thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông nghiệp; tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch về khu vực nông thôn. Xây dựng thí điểm và phát triển mô hình "Nông thôn năng động - Cộng đồng sáng tạo - Di sản gắn kết".
Các bài khác
- Thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái (04/03/2023)
- Xuất cấp hơn 33.500 tấn gạo hỗ trợ học sinh học kỳ II năm học 2022 - 2023 (03/03/2023)
- Hoàn thiện văn bản để sớm giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế (28/02/2023)
- Không yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu khi giải quyết thủ tục hành chính (27/02/2023)
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải (24/02/2023)
- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) (22/02/2023)
- Yên Bái ban hành quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ; luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, thôi giữ chức vụ đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(21/02/2023)
- Thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm triển khai ứng dụng công dân số YenBai-S (08/02/2023)
- Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quân (08/02/2023)
- Phòng, chống tiêu cực trong cấp, đổi Giấy phép lái xe (07/02/2023)
Xem thêm »