CTTĐT - Đó là chủ đề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhân Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại 28/09 năm 2024. WHO nhấn mạnh việc hợp tác đa ngành trong phòng, chống bệnh dại, là chìa khóa quan trọng để đạt được thành công và khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người và các ban ngành liên quan, cùng đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung: không còn ca tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất phòng bệnh dại
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus gây ra. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và đặc biệt có chiều hướng gia tăngl iên tục trong thời gian gần đây. Năm 2022 cả nước ghi nhận 70 trường hợp tử vong vì bệnh dại, năm 2023 tiếp tục có 82 trường hợp và năm 2024 (tính đến 25/8) đã có 65 trường hợp tử vong ở 31/63 tỉnh, tăng 10% so với cùng kì năm 2023 (59 trường hợp).
Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Theo WHO, thời kỳ lây truyền bệnh ở chó, mèo trong vòng 10 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy dơi và một số động vật hoang dã khác như chồn, đào thải vi rút dại ít nhất là 8 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài tới 18 ngày trước khi chết.
Nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp và cộng đồng đối với hoạt động phòng chống dại hướng tới mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại vào năm 2030, WHO phát động hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại lần thứ 18 vào ngày 28/9/2024 với chủ đề “Chung tay phá vỡ rào cản - phòng chống bệnh dại”.
Để tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh này, ngay từ đầu năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn tăng cường tuyên truyền về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết, biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và vật nuôi. Qua đó, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Vận động chủ vật nuôi có trách nhiệm đăng ký, khai báo với UBND phường việc nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị tiêm chủng vắc xin trên địa bàn thành phố cần tư vấn khách hàng thực hiện tiêm chủng phòng bệnh Dại đầy đủ và đúng lịch theo chỉ định, đặc biệt là khách hàng sau phơi nhiễm.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng chống bệnh dại một cách hiệu quả, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Chó, mèo nuôi cần được tiêm phòng bệnh dại 100% và tiêm nhắc lại hàng năm theo lịch tiêm của cơ quan thú y.
2. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Chó, mèo nuôi phải được nhốt, xích trong nhà. Chó phải được đeo rọ mõm khi cho đi ra ngoài đường phố.
3. Khi bị chó, mèo, chuột cắn, cào, liếm vào vết thương hở, cần thực hiện các bước sau:
- Xối rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch liên tục trong 15 phút.
- Sau đó rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod.
- Không chà xát và làm đụng dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không chữa thầy lang.
1567 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là chủ đề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhân Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại 28/09 năm 2024. WHO nhấn mạnh việc hợp tác đa ngành trong phòng, chống bệnh dại, là chìa khóa quan trọng để đạt được thành công và khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người và các ban ngành liên quan, cùng đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung: không còn ca tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus gây ra. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và đặc biệt có chiều hướng gia tăngl iên tục trong thời gian gần đây. Năm 2022 cả nước ghi nhận 70 trường hợp tử vong vì bệnh dại, năm 2023 tiếp tục có 82 trường hợp và năm 2024 (tính đến 25/8) đã có 65 trường hợp tử vong ở 31/63 tỉnh, tăng 10% so với cùng kì năm 2023 (59 trường hợp).
Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Theo WHO, thời kỳ lây truyền bệnh ở chó, mèo trong vòng 10 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy dơi và một số động vật hoang dã khác như chồn, đào thải vi rút dại ít nhất là 8 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài tới 18 ngày trước khi chết.
Nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp và cộng đồng đối với hoạt động phòng chống dại hướng tới mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại vào năm 2030, WHO phát động hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại lần thứ 18 vào ngày 28/9/2024 với chủ đề “Chung tay phá vỡ rào cản - phòng chống bệnh dại”.
Để tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh này, ngay từ đầu năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn tăng cường tuyên truyền về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết, biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và vật nuôi. Qua đó, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Vận động chủ vật nuôi có trách nhiệm đăng ký, khai báo với UBND phường việc nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị tiêm chủng vắc xin trên địa bàn thành phố cần tư vấn khách hàng thực hiện tiêm chủng phòng bệnh Dại đầy đủ và đúng lịch theo chỉ định, đặc biệt là khách hàng sau phơi nhiễm.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng chống bệnh dại một cách hiệu quả, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Chó, mèo nuôi cần được tiêm phòng bệnh dại 100% và tiêm nhắc lại hàng năm theo lịch tiêm của cơ quan thú y.
2. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Chó, mèo nuôi phải được nhốt, xích trong nhà. Chó phải được đeo rọ mõm khi cho đi ra ngoài đường phố.
3. Khi bị chó, mèo, chuột cắn, cào, liếm vào vết thương hở, cần thực hiện các bước sau:
- Xối rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch liên tục trong 15 phút.
- Sau đó rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod.
- Không chà xát và làm đụng dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không chữa thầy lang.