CTTĐT - Sáng 28/9, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu ý kiến tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tinh thần của Nhân dân. Nhiều người mất tích vẫn chưa được tìm thấy; nhiều gia đình vẫn phải ở trong những nơi ở tạm, nhiều bản làng rất lâu mới trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều công trình hạ tầng cầu, đường, điện, nước, sóng internet… đã và đang được khắc phục. Nhiều chính sách của Chính phủ đang được tích cực thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đưa cuộc sống, sản xuất dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp, người dân còn rất khó khăn, ảnh hưởng sau cơn bão vẫn còn rất lớn, cần có thời gian và nhiều hơn nữa các chính sách, cách làm thiết thực để khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất kinh doanh nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ngay sau khi bão đổ bộ, Bộ Chính trị đã có kết luận, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đồng chí Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo theo sát tình hình bão và mưa lũ sau bão; các đồng chí trong Bộ Chính trị đi thăm hỏi, động viên đồng bào và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.
Các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng trong thời khắc “nước sôi lửa bỏng”. Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết với các nhiệm vụ rất cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị. Nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào bị bão, lũ, với tất cả “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”.
Tại Hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến, làm rõ thêm về những kết quả nổi bật trong triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ sau bão. Đồng thời chỉ rõ những hạn chế, cần rút kinh nghiệm trong công tác dự báo, phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả số 3; đề xuất các kiến nghị, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả trong thời gian tới để nhanh chóng ổn định tình hình, hỗ trợ nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu ý kiến tại điểm cầu Yên Bái
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Yên Bái làm 54 người chết, 42 người bị thương, trên 27.000 ngôi nhà, diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, thông tin bị hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 5.738 tỷ đồng.
Để ứng phó với bão số 3, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, linh hoạt chỉ đạo của Trung ương vào điều kiện thực tiễn của địa phương, trong đó tập trung một số biện pháp theo thứ tự ưu tiên như: Tìm cách tiếp cận các khu vực bị cô lập để hỗ trợ, cứu trợ các nạn nhân; tập trung ưu tiên tìm kiếm cứu nạn, kịp thời, chủ động; kịp thời di dời các hộ gia đình bị ảnh hưởng, với phương châm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết, trước hết; thực hiện tốt an sinh xã hội, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống, xăng dầu, vật tư, y tế cho người dân; tập trung bố trí đất cho các hộ bị sập đổ hoàn toàn và di dời khẩn cấp cùng với việc kịp thời hỗ trợ thiệt hại về nhà ở cho các hộ gia đình. Qua rà soát phải bố trí đất cho 1.408 hộ gia đình bị nhà sập đổ hoàn toàn và phải di dời khẩn cấp, đến nay đã có 665 hộ bố trí được đất ở, dự kiến tỉnh bố trí tái định cư tập trung cho 268 hộ, còn lại 475 hộ đang rà soát, bố trí đất làm nhà đảm bảo hoàn thành trong tháng 10/2024.
Về hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, đến nay tỉnh đã hỗ trợ 727 nhà/1.463 nhà, kinh phí đã hỗ trợ là 20,5 tỷ đồng, tỉnh đang yêu cầu các địa phương giải ngân kinh phí hỗ trợ làm nhà trước 30/9, chậm nhất 05/10 hỗ trợ xong kinh phí cho các hộ gia đình.
Tỉnh đã tiếp nhận và phân bổ đầy đủ, kịp thời, công bằng nguồn kinh phí và các hiện vật cho các địa phương và người dân, đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ của hơn 6.500 tổ chức, cá nhân, số tiền hơn 190 tỷ đồng và nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu; huy động máy móc, nhân lực từ các doanh nghiệp, đơn vị để cùng chính quyền và nhân dân dọn dẹp, vệ sinh môi trường; tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng để các hoạt động trở lại bình thường. Hệ thống giao thông đã được khôi phục hoàn toàn. Điện, viễn thông và nước sinh hoạt đã trở lại bình thường. Các cơ sở y tế và trường học tại các khu vực bị thiệt hại cũng đã được sửa chữa, đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đến nay, 100% học sinh đã quay trở lại trường học, 63/65 trường học đã được khắc phục xong.
Tỉnh đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để yêu cầu các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng thực hiện các biện pháp giảm lãi suất, giãn nợ, và hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng…
UBND tỉnh cũng đã trình HĐND tỉnh để ban hành nghị quyết miễn học phí cho các trường công trong năm học 2024-2025; hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của bão số 3.
Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn kiến nghị Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tỉnh khôi phục sản xuất, sửa chữa, xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng thiết yếu, cấp bách, khẩn cấp.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần bám sát Nghị quyết 143 của Chính Phủ để thực hiện công tác khắc phục hậu quả bão số 3; hoàn thiện thể chế, nghị định, thông tư mới ngay trong tháng 10/2024; hoàn thiện các tổ chức, nguồn nhân lực theo Luật Phòng thủ dân sự; những gia đình bị mất nhà cửa phải xây dựng lại đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp thực hiện xây dựng lại nhà ở mới xong chậm nhất là ngày 31/12/2024; khắc phục ngay cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá bằng mọi cách phải hoàn thành khắc phục trong tháng 10/2024; rà soát thực hiện hiệu quả các chính sách, các đối tượng tác động; sơ kết, đề xuất, thi đua khen thưởng những điển hình tiên tiến, cá nhân tập thể có thành tích trong phòng chống khắc phục hậu quả bão lũ chậm nhất trong tháng 10/2024 đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ làm không tốt; rà soát đánh giá có đề án đề xuất lâu dài đối với các khu vực bị sạt lở đất, phòng chống thiên tai. Riêng đối với Cầu Phong Châu phải thực hiện khắc phục xong trong năm 2025…
1247 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 28/9, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tinh thần của Nhân dân. Nhiều người mất tích vẫn chưa được tìm thấy; nhiều gia đình vẫn phải ở trong những nơi ở tạm, nhiều bản làng rất lâu mới trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều công trình hạ tầng cầu, đường, điện, nước, sóng internet… đã và đang được khắc phục. Nhiều chính sách của Chính phủ đang được tích cực thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đưa cuộc sống, sản xuất dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp, người dân còn rất khó khăn, ảnh hưởng sau cơn bão vẫn còn rất lớn, cần có thời gian và nhiều hơn nữa các chính sách, cách làm thiết thực để khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất kinh doanh nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ngay sau khi bão đổ bộ, Bộ Chính trị đã có kết luận, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đồng chí Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo theo sát tình hình bão và mưa lũ sau bão; các đồng chí trong Bộ Chính trị đi thăm hỏi, động viên đồng bào và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.
Các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng trong thời khắc “nước sôi lửa bỏng”. Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết với các nhiệm vụ rất cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị. Nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào bị bão, lũ, với tất cả “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”.
Tại Hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến, làm rõ thêm về những kết quả nổi bật trong triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ sau bão. Đồng thời chỉ rõ những hạn chế, cần rút kinh nghiệm trong công tác dự báo, phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả số 3; đề xuất các kiến nghị, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả trong thời gian tới để nhanh chóng ổn định tình hình, hỗ trợ nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu ý kiến tại điểm cầu Yên Bái
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Yên Bái làm 54 người chết, 42 người bị thương, trên 27.000 ngôi nhà, diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, thông tin bị hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 5.738 tỷ đồng.
Để ứng phó với bão số 3, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, linh hoạt chỉ đạo của Trung ương vào điều kiện thực tiễn của địa phương, trong đó tập trung một số biện pháp theo thứ tự ưu tiên như: Tìm cách tiếp cận các khu vực bị cô lập để hỗ trợ, cứu trợ các nạn nhân; tập trung ưu tiên tìm kiếm cứu nạn, kịp thời, chủ động; kịp thời di dời các hộ gia đình bị ảnh hưởng, với phương châm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết, trước hết; thực hiện tốt an sinh xã hội, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống, xăng dầu, vật tư, y tế cho người dân; tập trung bố trí đất cho các hộ bị sập đổ hoàn toàn và di dời khẩn cấp cùng với việc kịp thời hỗ trợ thiệt hại về nhà ở cho các hộ gia đình. Qua rà soát phải bố trí đất cho 1.408 hộ gia đình bị nhà sập đổ hoàn toàn và phải di dời khẩn cấp, đến nay đã có 665 hộ bố trí được đất ở, dự kiến tỉnh bố trí tái định cư tập trung cho 268 hộ, còn lại 475 hộ đang rà soát, bố trí đất làm nhà đảm bảo hoàn thành trong tháng 10/2024.
Về hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, đến nay tỉnh đã hỗ trợ 727 nhà/1.463 nhà, kinh phí đã hỗ trợ là 20,5 tỷ đồng, tỉnh đang yêu cầu các địa phương giải ngân kinh phí hỗ trợ làm nhà trước 30/9, chậm nhất 05/10 hỗ trợ xong kinh phí cho các hộ gia đình.
Tỉnh đã tiếp nhận và phân bổ đầy đủ, kịp thời, công bằng nguồn kinh phí và các hiện vật cho các địa phương và người dân, đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ của hơn 6.500 tổ chức, cá nhân, số tiền hơn 190 tỷ đồng và nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu; huy động máy móc, nhân lực từ các doanh nghiệp, đơn vị để cùng chính quyền và nhân dân dọn dẹp, vệ sinh môi trường; tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng để các hoạt động trở lại bình thường. Hệ thống giao thông đã được khôi phục hoàn toàn. Điện, viễn thông và nước sinh hoạt đã trở lại bình thường. Các cơ sở y tế và trường học tại các khu vực bị thiệt hại cũng đã được sửa chữa, đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đến nay, 100% học sinh đã quay trở lại trường học, 63/65 trường học đã được khắc phục xong.
Tỉnh đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để yêu cầu các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng thực hiện các biện pháp giảm lãi suất, giãn nợ, và hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng…
UBND tỉnh cũng đã trình HĐND tỉnh để ban hành nghị quyết miễn học phí cho các trường công trong năm học 2024-2025; hỗ trợ kinh phí khôi phục sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của bão số 3.
Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn kiến nghị Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tỉnh khôi phục sản xuất, sửa chữa, xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng thiết yếu, cấp bách, khẩn cấp.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần bám sát Nghị quyết 143 của Chính Phủ để thực hiện công tác khắc phục hậu quả bão số 3; hoàn thiện thể chế, nghị định, thông tư mới ngay trong tháng 10/2024; hoàn thiện các tổ chức, nguồn nhân lực theo Luật Phòng thủ dân sự; những gia đình bị mất nhà cửa phải xây dựng lại đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp thực hiện xây dựng lại nhà ở mới xong chậm nhất là ngày 31/12/2024; khắc phục ngay cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá bằng mọi cách phải hoàn thành khắc phục trong tháng 10/2024; rà soát thực hiện hiệu quả các chính sách, các đối tượng tác động; sơ kết, đề xuất, thi đua khen thưởng những điển hình tiên tiến, cá nhân tập thể có thành tích trong phòng chống khắc phục hậu quả bão lũ chậm nhất trong tháng 10/2024 đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ làm không tốt; rà soát đánh giá có đề án đề xuất lâu dài đối với các khu vực bị sạt lở đất, phòng chống thiên tai. Riêng đối với Cầu Phong Châu phải thực hiện khắc phục xong trong năm 2025…