CTTĐT - Chiều 02/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc và các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Tổ công tác Đề án 06 của tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; Tổ công tác Đề án 06 các huyện, thị xã, thành phố.
Tính đến nay, toàn quốc đã có hơn 14 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID với 12.518/12.693 cơ sở khám chữa bệnh BHYT, đạt 98% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT và đồng bộ liên thông qua BHXH Việt Nam để tích hợp với VNeID. Cùng với đó, Bộ Công an phối hợp với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế tạo lập và tích hợp 911.696 dữ liệu về giấy chuyển tuyến; 2.629.117 dữ liệu về giấy hẹn tái khám trên VNeID để sẵn sàng công bố trên toàn quốc. Việc triển khai Sổ sức khoẻ điện tử sẽ giúp cho người dân có thể dễ dàng dõi tình trạng sức khoẻ của mình, tiết kiệm khoảng 1.150 tỷ đồng tiền mua sổ y bạ cho 230 triệu lượt người khám bệnh. Về phía bệnh viện, dữ liệu được liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và phục vụ việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả.
Đối với việc Cấp phiếu lý lịch tư pháp, sau hơn 4 tháng triển khai thí điểm tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Trong đó, Hà Nội tiếp nhận 45.000 hồ sơ, Thừa Thiên Huế tiếp nhận hơn 5.000 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID chiếm hơn 70% tổng số hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của 2 địa phương; ước tính khi thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID sẽ giúp tiết kiệm khoảng 400 tỷ đồng mỗi năm cho người dân và xã hội. Tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID toàn quốc từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025. Để nhân rộng triển khai trên toàn quốc, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Quy trình thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VneID.
Tại tỉnh Yên Bái thời gian qua đã tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VneID. Tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện triển khai cấp phiếu LLTP trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VneID. Đồng thời, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân về việc triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ người dân thực hiện yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Từ ngày 1/9, tỉnh Yên Bái đã triển khai việc cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi có nhu cầu. Đến ngày 26/9, tỉnh Yên Bái là một trong 28 tỉnh hoàn thành quy trình kiểm thử trên môi trường thử nghiệm. Tỉnh đã gửi Văn bản đề nghị Bộ Công an kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin của hệ thống để triển khai thực hiện trên môi trường chính thức.
Về tiến độ triển khai các nội dung nhiệm vụ phục vụ triển khai sổ sức khỏe điện tử, đến nay, phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử đã được triển khai thực hiện tới 9/9 trung tâm y tế cấp huyện và 173/173 trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp người dân có thể dễ dàng truy cập hồ sơ sức khỏe của mình mọi lúc, mọi nơi và tự quản lý sức khỏe cá nhân một cách thường xuyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành địa phương phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm, trọng điểm, phân công phân cấp rõ người rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm; xây dựng dữ liệu đúng đủ, sạch sống theo thời gian thực, kết nối với Trung tâm Dữ liệu dân cư và chia sẻ dữ liệu này với nhau. Thủ tướng Phạm Minh đề nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi số mạnh mẽ về tư duy, hành động, nhận thức; đẩy mạnh triển khai các tiện ích trên ứng dụng VneID và đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo sự đồng thuận, hiểu biết trên toàn xã hội,… Đồng thời, phải thực hiện 5 đảm bảo gồm: Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bộ ngành địa phương; đảm bảo hạ tầng số; đảm bảo năng lực triển khai hạ tầng số; đảm bảo 100% doanh nghiệp người dân có nhu cầu tiếp cận được sử dụng an toàn, chi phí thấp và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu đúng, đủ sạch sống.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành địa phương để triển khai thực hiện sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VneID đảm bảo thông suốt, rút ngắn thời gian và đơn giản hoá thủ tục hành chính./.
2568 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 02/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Tổ công tác Đề án 06 của tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; Tổ công tác Đề án 06 các huyện, thị xã, thành phố.
Tính đến nay, toàn quốc đã có hơn 14 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID với 12.518/12.693 cơ sở khám chữa bệnh BHYT, đạt 98% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT và đồng bộ liên thông qua BHXH Việt Nam để tích hợp với VNeID. Cùng với đó, Bộ Công an phối hợp với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế tạo lập và tích hợp 911.696 dữ liệu về giấy chuyển tuyến; 2.629.117 dữ liệu về giấy hẹn tái khám trên VNeID để sẵn sàng công bố trên toàn quốc. Việc triển khai Sổ sức khoẻ điện tử sẽ giúp cho người dân có thể dễ dàng dõi tình trạng sức khoẻ của mình, tiết kiệm khoảng 1.150 tỷ đồng tiền mua sổ y bạ cho 230 triệu lượt người khám bệnh. Về phía bệnh viện, dữ liệu được liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và phục vụ việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả.
Đối với việc Cấp phiếu lý lịch tư pháp, sau hơn 4 tháng triển khai thí điểm tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Trong đó, Hà Nội tiếp nhận 45.000 hồ sơ, Thừa Thiên Huế tiếp nhận hơn 5.000 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID chiếm hơn 70% tổng số hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của 2 địa phương; ước tính khi thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID sẽ giúp tiết kiệm khoảng 400 tỷ đồng mỗi năm cho người dân và xã hội. Tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID toàn quốc từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025. Để nhân rộng triển khai trên toàn quốc, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Quy trình thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VneID.
Tại tỉnh Yên Bái thời gian qua đã tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VneID. Tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện triển khai cấp phiếu LLTP trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VneID. Đồng thời, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân về việc triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ người dân thực hiện yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Từ ngày 1/9, tỉnh Yên Bái đã triển khai việc cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi có nhu cầu. Đến ngày 26/9, tỉnh Yên Bái là một trong 28 tỉnh hoàn thành quy trình kiểm thử trên môi trường thử nghiệm. Tỉnh đã gửi Văn bản đề nghị Bộ Công an kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin của hệ thống để triển khai thực hiện trên môi trường chính thức.
Về tiến độ triển khai các nội dung nhiệm vụ phục vụ triển khai sổ sức khỏe điện tử, đến nay, phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử đã được triển khai thực hiện tới 9/9 trung tâm y tế cấp huyện và 173/173 trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp người dân có thể dễ dàng truy cập hồ sơ sức khỏe của mình mọi lúc, mọi nơi và tự quản lý sức khỏe cá nhân một cách thường xuyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành địa phương phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm, trọng điểm, phân công phân cấp rõ người rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm; xây dựng dữ liệu đúng đủ, sạch sống theo thời gian thực, kết nối với Trung tâm Dữ liệu dân cư và chia sẻ dữ liệu này với nhau. Thủ tướng Phạm Minh đề nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi số mạnh mẽ về tư duy, hành động, nhận thức; đẩy mạnh triển khai các tiện ích trên ứng dụng VneID và đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo sự đồng thuận, hiểu biết trên toàn xã hội,… Đồng thời, phải thực hiện 5 đảm bảo gồm: Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bộ ngành địa phương; đảm bảo hạ tầng số; đảm bảo năng lực triển khai hạ tầng số; đảm bảo 100% doanh nghiệp người dân có nhu cầu tiếp cận được sử dụng an toàn, chi phí thấp và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu đúng, đủ sạch sống.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành địa phương để triển khai thực hiện sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VneID đảm bảo thông suốt, rút ngắn thời gian và đơn giản hoá thủ tục hành chính./.