CTTĐT - Sáng 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai Dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gia giảm nghèo bền vững. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 26 điểm cầu các tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 9/2024, các địa phương trong cả nước đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 17.072 hộ, đạt tỉ lệ 53% kế hoạch năm 2024, tỉ lệ giải ngân vốn từ ngân sách trung ương đạt 34,4% kế hoạch, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt trên 18 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu chương trình đến nay các tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 43.754 hộ, đạt tỉ lệ 34,51% so với kế hoạch của cả giai đoạn.
Nhiều tỉnh đã thực hiện giải ngân tốt như: Yên Bái, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Ngãi. Tuy nhiên nhiều tỉnh, tỷ lệ giải ngân còn đạt thấp.
Tại tỉnh Yên Bái, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, trên cơ sở lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ từ CTMTQG và nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa.
Đối với các huyện vùng thấp, tỉnh Yên Bái hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa. Riêng tại các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải và 1 số xã vùng cao (đi lại khó khăn) của các địa phương khác trong tỉnh, mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa. Như vậy, mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương từ 10 - 20 triệu đồng/nhà làm mới, 5-10 triệu/nhà sửa chữa. Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Yên Bái đã đặt mục tiêu, hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.022 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (phấn đấu kết thúc năm 2025, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn nhà tạm, nhà dột nát).
Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 2.950/3.022 nhà, đạt 98% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2023 làm gần 1.600 nhà, năm 2024 làm trên 1.400 nhà, hoàn thành mục tiêu Đề án trước 1 năm so với kế hoạch.
Ngoài việc hỗ trợ 3.022 căn nhà theo Đề án, từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến nay tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được trên 3.400 căn nhà bị ảnh hưởng do thiên tai. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa qua, tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 1.422 hộ có nhà bị sập, trôi đổ, phải di dời khẩn cấp và nhà bị hư hỏng nặng. Mức hỗ trợ 60tr/nhà sập, đổ, hoàn toàn và nhà phải di dời làm mới, 30 triệu/căn nhà hư hỏng nặng.
Tại Hội nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền khẩn trương, quyết liệt thực hiện Dự án 5 theo kế hoạch đã đề ra. Phấn đấu đạt kế hoạch giải ngân vốn ngân sách được giao 100%; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện dự án; bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng theo quy định; rà soát lại Đề án đã phê duyệt để đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện về nhà ở để đảm bảo việc hỗ trợ đúng quy định.
2406 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai Dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gia giảm nghèo bền vững. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 26 điểm cầu các tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì Hội nghị.Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 9/2024, các địa phương trong cả nước đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 17.072 hộ, đạt tỉ lệ 53% kế hoạch năm 2024, tỉ lệ giải ngân vốn từ ngân sách trung ương đạt 34,4% kế hoạch, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt trên 18 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu chương trình đến nay các tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 43.754 hộ, đạt tỉ lệ 34,51% so với kế hoạch của cả giai đoạn.
Nhiều tỉnh đã thực hiện giải ngân tốt như: Yên Bái, Ninh Thuận, Hà Giang, Quảng Ngãi. Tuy nhiên nhiều tỉnh, tỷ lệ giải ngân còn đạt thấp.
Tại tỉnh Yên Bái, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo từ các CTMTQG giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, trên cơ sở lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ từ CTMTQG và nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa.
Đối với các huyện vùng thấp, tỉnh Yên Bái hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa. Riêng tại các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải và 1 số xã vùng cao (đi lại khó khăn) của các địa phương khác trong tỉnh, mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa. Như vậy, mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương từ 10 - 20 triệu đồng/nhà làm mới, 5-10 triệu/nhà sửa chữa. Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Yên Bái đã đặt mục tiêu, hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.022 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (phấn đấu kết thúc năm 2025, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn nhà tạm, nhà dột nát).
Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 2.950/3.022 nhà, đạt 98% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2023 làm gần 1.600 nhà, năm 2024 làm trên 1.400 nhà, hoàn thành mục tiêu Đề án trước 1 năm so với kế hoạch.
Ngoài việc hỗ trợ 3.022 căn nhà theo Đề án, từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến nay tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được trên 3.400 căn nhà bị ảnh hưởng do thiên tai. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa qua, tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 1.422 hộ có nhà bị sập, trôi đổ, phải di dời khẩn cấp và nhà bị hư hỏng nặng. Mức hỗ trợ 60tr/nhà sập, đổ, hoàn toàn và nhà phải di dời làm mới, 30 triệu/căn nhà hư hỏng nặng.
Tại Hội nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền khẩn trương, quyết liệt thực hiện Dự án 5 theo kế hoạch đã đề ra. Phấn đấu đạt kế hoạch giải ngân vốn ngân sách được giao 100%; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện dự án; bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng theo quy định; rà soát lại Đề án đã phê duyệt để đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện về nhà ở để đảm bảo việc hỗ trợ đúng quy định.