CTTĐT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái tại Văn bản số 5070/BNN-LN ngày 17/7/2024 về nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; xem xét, điều chỉnh, mở rộng đối tượng tham gia bảo vệ rừng được hỗ trợ.
Cử tri đề nghị xem xét nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và mở rộng đối tượng tham gia bảo vệ rừng
Cử tri cho rằng, theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đối tượng hỗ trợ trồng rừng phòng hộ của Tiểu dự án 1 Dự án 3 và các Điều 19, Điều 21 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Tiêu chí được hỗ trợ: Đối tượng thực hiện trồng rừng phòng hộ; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được thực hiện trên diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 135 và khoản 1 Điều 136 Luật đất đai năm 2013 thì: “Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng”. Do vậy, thực tế hiện nay không có đối tượng đủ điều kiện để hưởng hỗ trợ theo quy định, gây khó khăn cho địa phương trong công tác giải ngân vốn. Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, mở rộng đối tượng được hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3. Đồng thời, đề nghị xem xét nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng từ mức 0,4 triệu đồng/ha/năm theo tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị đinh số 75/2015/NĐ-CP ngay 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 lên mức 1,0 triệu đồng/ha/năm, do mức hỗ trợ này đưọc ban hành từ năm 2015, đến nay không còn phù hợp, không khuyến khích được người dân tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt đối với các đối tượng tham gia bảo vệ rừng tại các xã khu vực II, III (chủ yếu hộ nghèo, người đồng bào DTTS sinh sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 5070/BNN-LN ngày 17/7/2024, như sau:
Ngày 24/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2024, thay thế các văn bản pháp luật quy định chính sách đầu tư về lâm nghiệp hiện hành, trong đó có Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ. Nghị định đã quy định đầy đủ các chính sách về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng nói chung, chính sách cụ thể theo loại rừng và đối tượng mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, trong đó tăng mức khoán bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước lên bình quân 500.000 đồng/ha/năm, đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
Hiện nay, Ủy ban Dân tộc (Chủ Chương trình) đang tổng hợp, sửa đổi bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp nghiên cứu đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung trong Tiểu dự án 1, Dự án 3 đảm bảo phù hợp với các chính sách hiện hành và thực tiễn triển khai của địa phương.
539 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái tại Văn bản số 5070/BNN-LN ngày 17/7/2024 về nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng; xem xét, điều chỉnh, mở rộng đối tượng tham gia bảo vệ rừng được hỗ trợ.Cử tri cho rằng, theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đối tượng hỗ trợ trồng rừng phòng hộ của Tiểu dự án 1 Dự án 3 và các Điều 19, Điều 21 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Tiêu chí được hỗ trợ: Đối tượng thực hiện trồng rừng phòng hộ; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được thực hiện trên diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 135 và khoản 1 Điều 136 Luật đất đai năm 2013 thì: “Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng”. Do vậy, thực tế hiện nay không có đối tượng đủ điều kiện để hưởng hỗ trợ theo quy định, gây khó khăn cho địa phương trong công tác giải ngân vốn. Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, mở rộng đối tượng được hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3. Đồng thời, đề nghị xem xét nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng từ mức 0,4 triệu đồng/ha/năm theo tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị đinh số 75/2015/NĐ-CP ngay 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 lên mức 1,0 triệu đồng/ha/năm, do mức hỗ trợ này đưọc ban hành từ năm 2015, đến nay không còn phù hợp, không khuyến khích được người dân tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt đối với các đối tượng tham gia bảo vệ rừng tại các xã khu vực II, III (chủ yếu hộ nghèo, người đồng bào DTTS sinh sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 5070/BNN-LN ngày 17/7/2024, như sau:
Ngày 24/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2024, thay thế các văn bản pháp luật quy định chính sách đầu tư về lâm nghiệp hiện hành, trong đó có Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ. Nghị định đã quy định đầy đủ các chính sách về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng nói chung, chính sách cụ thể theo loại rừng và đối tượng mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, trong đó tăng mức khoán bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước lên bình quân 500.000 đồng/ha/năm, đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
Hiện nay, Ủy ban Dân tộc (Chủ Chương trình) đang tổng hợp, sửa đổi bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp nghiên cứu đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung trong Tiểu dự án 1, Dự án 3 đảm bảo phù hợp với các chính sách hiện hành và thực tiễn triển khai của địa phương.