CTTĐT - Sáng 10/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chỉ đạo điều hành trực tuyến về phòng, chống thiên tai; ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị kết nối điểm cầu một số tỉnh: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nam, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo và cán bộ Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ Phó Thủ tướng giao về phòng, chống thiên tai tại văn bản số 715/TTg-KSTT, Văn phòng Chính phủ đã giao Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì triển khai các nhiệm vụ tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng khung kịch bản và bảo đảm việc họp, điều hành trực tuyến về phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
Việc tổ chức các cuộc họp, điều hành trực tuyến về phòng chống thiên tai cần đảm bảo nhanh, kịp thời, hiệu quả. Tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cuộc họp, điều hành trực tuyến của lãnh đạo Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tới điểm cầu của bộ, ngành, địa phương dự kiến chuẩn bị trong thời gian 1-2 giờ. Ứng dụng công nghệ hiện đại trên môi trường điện tử nhằm tăng cường công tác tham mưu, tổ chức hoạt động và hỗ trợ ra quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các tình huống khẩn cấp; tối ưu hóa nguồn lực, thời gian chi phí; bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Tăng cường chuyển đổi số, hiện đại hóa quy trình cuộc họp, bảo đảm thông tin, dữ liệu đầy đủ, cập nhật, chính xác và an toàn bảo mật; Thúc đẩy tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời bảo đảm tính sẵn sàng về nhân lực và cơ sở hạ tầng số trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn; Đánh giá tình hình thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa trên dữ liệu, đưa ra phương án phòng, chống và ứng phó linh hoạt, hiệu quả theo cấp độ; hạn chế rủi ro, thiệt hại, bảo đảm an toàn trong quá trình triển khai thực hiện.
Thành phần tham dự điều hành trực tuyến tùy theo mức độ, tính chất thiên tai; cung cấp các thông tin, dữ liệu về giám sát thiên tai, khí tượng thủy văn, thông tin cảnh báo, điều độ điện lực quốc gia, điều động lực lượng phục vụ, hỗ trợ và phối hợp, công tác “4 tại chỗ” của địa phương; hình ảnh, video thực tế từ thực địa; thông tin, dữ liệu cập nhật về giám sát thiên tai.
Các phương án bảo đảm tổ chức triển khai họp, chỉ đạo điều hành trực tuyến hiệu quả gồm: đường truyền, kết nối trực tuyến; thông tin, dữ liệu kết nối, tích hợp, chia sẻ; nhân sự vận hành phục vụ họp…
Tại hội nghị, các điểm cầu đã được quán triệt và thông qua kịch bản khung lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo điều hành trực tuyến về phòng, chống thiên tai; ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các đại biểu đã thảo luận, làm rõ thêm về việc chuẩn bị và thực hành kịch bản chuẩn bị cho họp trực tuyến; bảo đảm kết nối dữ liệu, thời gian thực; đầu mối phối hợp; thông tin thực địa tại hiện trường; bảo đảm hạ tầng, chia sẻ kết nối giữa các nhà mạng; bảo đảm nhân lực cho việc kết nối nhất là đối với cấp xã; trang bị máy tính đồng bộ cho các địa phương để bảo đảm công tác kết nối, chỉ đạo điều hành.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã báo cáo về hệ thống kết nối họp trực tuyến đến 100% đầu mối các ngành, địa phương đến cấp xã đối với tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế mưa bão, nhất là trong cơn bão số 3 việc kết nối bị gián đoạn do mất điện, đường truyền, nhiều nơi bị cô lập, thiếu thông tin phục vụ công tác cứu trợ, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai. Tỉnh Yên Bái kiến nghị cần cung cấp nguồn điện, mạng internet dự phòng chuyên dụng nhỏ gọn để phục vụ công tác thông tin, phòng chống thiên tai, tiếp cận hiện trường; đầu tư hệ thống Fly cam chuyên dụng để thu thập, xử lý thông tin, tiếp cận hiện trường bảo đảm phù hợp với đặc thù điều kiện rừng núi; đồng thời xây dựng và kết nối, chia sẻ hệ thống dữ liệu chuyên ngành, nhất là về viễn thông và điện lưới.
Tỉnh Yên Bái sẽ nghiêm túc tổ chức thực hiện Kịch bản khung đã được phê duyệt, bảo đảm nhân lực và kết nối khi có thông báo họp trực tuyến; phối hợp triển khai nhiệm vụ được giao tại địa phương; bảo đảm công tác “4 tại chỗ” để phòng, chống thiên tai; ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.
2708 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chỉ đạo điều hành trực tuyến về phòng, chống thiên tai; ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị kết nối điểm cầu một số tỉnh: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nam, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo và cán bộ Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ Phó Thủ tướng giao về phòng, chống thiên tai tại văn bản số 715/TTg-KSTT, Văn phòng Chính phủ đã giao Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì triển khai các nhiệm vụ tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng khung kịch bản và bảo đảm việc họp, điều hành trực tuyến về phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
Việc tổ chức các cuộc họp, điều hành trực tuyến về phòng chống thiên tai cần đảm bảo nhanh, kịp thời, hiệu quả. Tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cuộc họp, điều hành trực tuyến của lãnh đạo Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tới điểm cầu của bộ, ngành, địa phương dự kiến chuẩn bị trong thời gian 1-2 giờ. Ứng dụng công nghệ hiện đại trên môi trường điện tử nhằm tăng cường công tác tham mưu, tổ chức hoạt động và hỗ trợ ra quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các tình huống khẩn cấp; tối ưu hóa nguồn lực, thời gian chi phí; bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Tăng cường chuyển đổi số, hiện đại hóa quy trình cuộc họp, bảo đảm thông tin, dữ liệu đầy đủ, cập nhật, chính xác và an toàn bảo mật; Thúc đẩy tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời bảo đảm tính sẵn sàng về nhân lực và cơ sở hạ tầng số trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn; Đánh giá tình hình thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dựa trên dữ liệu, đưa ra phương án phòng, chống và ứng phó linh hoạt, hiệu quả theo cấp độ; hạn chế rủi ro, thiệt hại, bảo đảm an toàn trong quá trình triển khai thực hiện.
Thành phần tham dự điều hành trực tuyến tùy theo mức độ, tính chất thiên tai; cung cấp các thông tin, dữ liệu về giám sát thiên tai, khí tượng thủy văn, thông tin cảnh báo, điều độ điện lực quốc gia, điều động lực lượng phục vụ, hỗ trợ và phối hợp, công tác “4 tại chỗ” của địa phương; hình ảnh, video thực tế từ thực địa; thông tin, dữ liệu cập nhật về giám sát thiên tai.
Các phương án bảo đảm tổ chức triển khai họp, chỉ đạo điều hành trực tuyến hiệu quả gồm: đường truyền, kết nối trực tuyến; thông tin, dữ liệu kết nối, tích hợp, chia sẻ; nhân sự vận hành phục vụ họp…
Tại hội nghị, các điểm cầu đã được quán triệt và thông qua kịch bản khung lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo điều hành trực tuyến về phòng, chống thiên tai; ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các đại biểu đã thảo luận, làm rõ thêm về việc chuẩn bị và thực hành kịch bản chuẩn bị cho họp trực tuyến; bảo đảm kết nối dữ liệu, thời gian thực; đầu mối phối hợp; thông tin thực địa tại hiện trường; bảo đảm hạ tầng, chia sẻ kết nối giữa các nhà mạng; bảo đảm nhân lực cho việc kết nối nhất là đối với cấp xã; trang bị máy tính đồng bộ cho các địa phương để bảo đảm công tác kết nối, chỉ đạo điều hành.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã báo cáo về hệ thống kết nối họp trực tuyến đến 100% đầu mối các ngành, địa phương đến cấp xã đối với tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế mưa bão, nhất là trong cơn bão số 3 việc kết nối bị gián đoạn do mất điện, đường truyền, nhiều nơi bị cô lập, thiếu thông tin phục vụ công tác cứu trợ, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai. Tỉnh Yên Bái kiến nghị cần cung cấp nguồn điện, mạng internet dự phòng chuyên dụng nhỏ gọn để phục vụ công tác thông tin, phòng chống thiên tai, tiếp cận hiện trường; đầu tư hệ thống Fly cam chuyên dụng để thu thập, xử lý thông tin, tiếp cận hiện trường bảo đảm phù hợp với đặc thù điều kiện rừng núi; đồng thời xây dựng và kết nối, chia sẻ hệ thống dữ liệu chuyên ngành, nhất là về viễn thông và điện lưới.
Tỉnh Yên Bái sẽ nghiêm túc tổ chức thực hiện Kịch bản khung đã được phê duyệt, bảo đảm nhân lực và kết nối khi có thông báo họp trực tuyến; phối hợp triển khai nhiệm vụ được giao tại địa phương; bảo đảm công tác “4 tại chỗ” để phòng, chống thiên tai; ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.