Sáng 10/10, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Công ty Điện lực Yên Bái.
Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.
Luật Điện lực được Quốc hội thông qua năm 2004 sau 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022, 2023) đã làm cơ sở pháp lý cho phát triển ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của đất nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đến nay Luật Điện lực hiện hành còn tồn tại một số vấn đề chưa đáp ứng với thực tiễn.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 09 chương, 130 điều, được xây dựng xoay quanh 6 chính sách lớn chủ yếu là: quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực; quản lý hoạt động mua bản điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.
Ông Cao Bình Định - Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu, cho ý kiến vào Dự án Luật Điện lực, cơ bản nhất trí với các một số nội dung: về phạm vi, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch; thời gian định kỳ đánh giá việc thực hiện kế hoạch thực hiện quy hoạch; trách nhiệm điều chỉnh khi cần thiết; bổ sung quy định với các nguồn dự phòng có trong quy hoạch; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc sửa đổi, cập nhật thông tín của các dự án điện lực.
Cùng với đó, các đại biểu cũng nhất trí với các nội dung về cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ, sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật này hay quy định tại các văn bản chỉ đạo, điều hành về xử lý các tình huống cụ thể; phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tiêu chí về lựa chọn chủ đầu tư các công trình điện (nguồn điện, lưới điện) thông qua phương thức đấu thầu; phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh; quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện; giá điện và giá các dịch vụ về điện...
Lãnh đạo các phòng chuyên môn Công ty Điện lực Yên Bái phát biểu ý kiến.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao; cơ chế, chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ; việc công khai, minh bạch, đơn giản hóa về thủ tục hành chính còn hạn chế; tăng cường phân cấp, phân quyền; cần triển khai đầy đủ các cấp độ về thị trường điện cạnh tranh; một số quy định trong Luật chưa đầy đủ...
Các đại biểu kiến nghị Chính phủ, cơ quan, đơn vị liên quan quy định cụ thể, chi tiết hơn các điều, khoản; giá bán lẻ điện cần quy thể theo bậc, thời gian điều chỉnh tăng hoặc giảm; cần bổ sung nội dung liên quan đến quyền lợi khách hàng; giảm thời gian xử lý các vấn đề của khách hàng; cần bổ sung thêm quyền của đơn vị bán điện; chỉ rõ cụ thể đối tượng được đấu nối điện trên mạng lưới cao áp; cần kéo dài thời gian sửa chữa, thay thế thiết bị đo đếm điện của khách hàng khi bị hư hỏng; trạm sạc xe điện; cần bổ sung nội dung về việc vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; khuyến khích tiết kiệm điện và quản lý nhu cầu điện, an toàn điện, an toàn đập và hồ chứa thuỷ điện...
Phát biểu kết luận Hội nghị đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tham gia vào Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) để trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
1327 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng 10/10, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Công ty Điện lực Yên Bái.Luật Điện lực được Quốc hội thông qua năm 2004 sau 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022, 2023) đã làm cơ sở pháp lý cho phát triển ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của đất nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đến nay Luật Điện lực hiện hành còn tồn tại một số vấn đề chưa đáp ứng với thực tiễn.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 09 chương, 130 điều, được xây dựng xoay quanh 6 chính sách lớn chủ yếu là: quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực; quản lý hoạt động mua bản điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.
Ông Cao Bình Định - Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu, cho ý kiến vào Dự án Luật Điện lực, cơ bản nhất trí với các một số nội dung: về phạm vi, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch; thời gian định kỳ đánh giá việc thực hiện kế hoạch thực hiện quy hoạch; trách nhiệm điều chỉnh khi cần thiết; bổ sung quy định với các nguồn dự phòng có trong quy hoạch; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc sửa đổi, cập nhật thông tín của các dự án điện lực.
Cùng với đó, các đại biểu cũng nhất trí với các nội dung về cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ, sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật này hay quy định tại các văn bản chỉ đạo, điều hành về xử lý các tình huống cụ thể; phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tiêu chí về lựa chọn chủ đầu tư các công trình điện (nguồn điện, lưới điện) thông qua phương thức đấu thầu; phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh; quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện; giá điện và giá các dịch vụ về điện...
Lãnh đạo các phòng chuyên môn Công ty Điện lực Yên Bái phát biểu ý kiến.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao; cơ chế, chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ; việc công khai, minh bạch, đơn giản hóa về thủ tục hành chính còn hạn chế; tăng cường phân cấp, phân quyền; cần triển khai đầy đủ các cấp độ về thị trường điện cạnh tranh; một số quy định trong Luật chưa đầy đủ...
Các đại biểu kiến nghị Chính phủ, cơ quan, đơn vị liên quan quy định cụ thể, chi tiết hơn các điều, khoản; giá bán lẻ điện cần quy thể theo bậc, thời gian điều chỉnh tăng hoặc giảm; cần bổ sung nội dung liên quan đến quyền lợi khách hàng; giảm thời gian xử lý các vấn đề của khách hàng; cần bổ sung thêm quyền của đơn vị bán điện; chỉ rõ cụ thể đối tượng được đấu nối điện trên mạng lưới cao áp; cần kéo dài thời gian sửa chữa, thay thế thiết bị đo đếm điện của khách hàng khi bị hư hỏng; trạm sạc xe điện; cần bổ sung nội dung về việc vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; khuyến khích tiết kiệm điện và quản lý nhu cầu điện, an toàn điện, an toàn đập và hồ chứa thuỷ điện...
Phát biểu kết luận Hội nghị đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tham gia vào Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) để trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.