CTTĐT - Chiều 16/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin, tuyên truyền và lấy ý kiến về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X, gồm: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Dữ liệu. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Đại tá Đặng Xuân Quỳnh - Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ Công an sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 02 dự án luật, gồm: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Dữ liệu.
Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: khi ban hành, sẽ thay thế Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Dự thảo Luật gồm 09 chương, 61 Điều, trong đó, bổ sung 07 nhóm nội dung; điều chỉnh 01 nhóm nội dung; sửa đổi 01 nhóm nội dung; kế thừa và chỉnh lý 01 nhóm nội dung và 01 nhóm nội dung quy định mới.
Về Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): khi ban hành, sẽ thay thế cho Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 65 điều (tăng 07 điều so với Luật năm 2011); trong đó, xây dựng mới 10 điều, sửa đổi, bổ sung nội dung 55 điều, bỏ 03 điều. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân trong thời gian qua; đồng thời, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất với quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tố cáo.
Về dự án Luật Dữ liệu có 07 chương, 67 điều, quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Trung tâm dữ liệu quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu.
Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với sự cần thiết phải ban hành các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Đồng thời cho rằng, Dự thảo luật đã bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở; nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh; bổ sung các quy định cụ thể, bao quát hơn về phòng cháy, chữa cháy điện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; về hoạt động chữa cháy; về chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc biệt của ngành nghề. Bên cạnh đó, cũng điều chỉnh các quy định của Luật hiện hành liên quan đến hoạt động thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với pháp luật về xây dựng và các pháp luật chuyên ngành khác…
Đối với Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật là cần thiết nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân trong thời gian qua; đồng thời, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất với quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tố cáo.
Một số đại biểu cho rằng, thực tiễn thi hành các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập như: các căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để họ được hưởng các chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó khăn về chi trả kinh phí khi thực hiện tiếp nhận nạn nhân bị mua bán; công tác phát hiện các vụ việc liên quan đến mua bán người còn chưa chủ động, hầu như chủ yếu phát hiện qua đơn thư tố giác của người bị hại hoặc gia đình nạn nhân; chế độ hỗ trợ nạn nhân chưa phù hợp với thực tiễn; cần chỉnh sửa một số từ, cụm từ và bổ sung từ, cụm từ cho đảm bảo nội dung Luật; nghiên cứu, xác định các đối tượng giải cứu nạn nhân phù hợp; thời gian tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân mua bán người; bổ sung thêm đối tượng được bảo vệ…
Các đại biểu cũng đã phân tích, làm rõ, đề xuất bổ sung, điều chỉnh một số nội dung trong các dự án luật để phù hợp với thực tiễn công tác.
Đồng chí Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đánh giá cao các ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu các ý kiến tham gia của các đại biểu. Những ý kiến góp ý tại Hội nghị chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để các đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Qua đó, giúp hoàn thiện dự án luật, sớm được thông qua và đưa vào thi hành trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.
1527 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 16/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin, tuyên truyền và lấy ý kiến về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X, gồm: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Dữ liệu. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Đại tá Đặng Xuân Quỳnh - Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ Công an sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 02 dự án luật, gồm: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Dữ liệu.
Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: khi ban hành, sẽ thay thế Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Dự thảo Luật gồm 09 chương, 61 Điều, trong đó, bổ sung 07 nhóm nội dung; điều chỉnh 01 nhóm nội dung; sửa đổi 01 nhóm nội dung; kế thừa và chỉnh lý 01 nhóm nội dung và 01 nhóm nội dung quy định mới.
Về Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): khi ban hành, sẽ thay thế cho Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 65 điều (tăng 07 điều so với Luật năm 2011); trong đó, xây dựng mới 10 điều, sửa đổi, bổ sung nội dung 55 điều, bỏ 03 điều. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân trong thời gian qua; đồng thời, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất với quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tố cáo.
Về dự án Luật Dữ liệu có 07 chương, 67 điều, quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Trung tâm dữ liệu quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu.
Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với sự cần thiết phải ban hành các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Đồng thời cho rằng, Dự thảo luật đã bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở; nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh; bổ sung các quy định cụ thể, bao quát hơn về phòng cháy, chữa cháy điện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; về hoạt động chữa cháy; về chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc biệt của ngành nghề. Bên cạnh đó, cũng điều chỉnh các quy định của Luật hiện hành liên quan đến hoạt động thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với pháp luật về xây dựng và các pháp luật chuyên ngành khác…
Đối với Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật là cần thiết nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân trong thời gian qua; đồng thời, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất với quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tố cáo.
Một số đại biểu cho rằng, thực tiễn thi hành các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập như: các căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để họ được hưởng các chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó khăn về chi trả kinh phí khi thực hiện tiếp nhận nạn nhân bị mua bán; công tác phát hiện các vụ việc liên quan đến mua bán người còn chưa chủ động, hầu như chủ yếu phát hiện qua đơn thư tố giác của người bị hại hoặc gia đình nạn nhân; chế độ hỗ trợ nạn nhân chưa phù hợp với thực tiễn; cần chỉnh sửa một số từ, cụm từ và bổ sung từ, cụm từ cho đảm bảo nội dung Luật; nghiên cứu, xác định các đối tượng giải cứu nạn nhân phù hợp; thời gian tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân mua bán người; bổ sung thêm đối tượng được bảo vệ…
Các đại biểu cũng đã phân tích, làm rõ, đề xuất bổ sung, điều chỉnh một số nội dung trong các dự án luật để phù hợp với thực tiễn công tác.
Đồng chí Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đánh giá cao các ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu các ý kiến tham gia của các đại biểu. Những ý kiến góp ý tại Hội nghị chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để các đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Qua đó, giúp hoàn thiện dự án luật, sớm được thông qua và đưa vào thi hành trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.