CTTĐT - Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong giai đoạn 2013 - 2023, thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân cho phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đến hết năm 2023, cả nước có gần 628.571 phòng học các cấp mầm non, phổ thông công lập; trong đó, số phòng học kiên cố 545.375 phòng, đạt tỷ lệ kiên cố hóa là 86,6%. Trong đó cấp học Mầm non đã nâng tỷ lệ kiên cố hóa lên 83,0%; cấp học Tiểu học 83,2%; cấp học THCS 94,9%; cấp học THPT 97,0%.
Trong giai đoạn 2013 - 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tăng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa ở các địa phương. Số tập thể, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xã hội hóa để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: khoảng trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; số phòng học được đầu tư từ nguồn xã hội hóa khoảng 36 nghìn phòng, số phòng công vụ cho giáo viên khoảng 1.300 phòng. Tổng số kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33 nghìn tỷ đồng; tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9ha.
Việc xã hội hóa giáo dục đang có những bước tiến tích cực, với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Một số trường mầm non và phổ thông nhiều cấp học có yếu tố nước ngoài đã được thành lập, đáp ứng nhu cầu học tập của con em chuyên gia nước ngoài và học sinh Việt Nam. Nhờ đó, học sinh và giáo viên có cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu và phương pháp giáo dục hiện đại.
Về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các địa phương đã triển khai lồng ghép tích cực các chương trình, đề án của Chính phủ nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Đến nay cơ sở vật chất của các trường mầm non và phổ thông tại nhiều địa phương đã đưuọc cải thiện đáng kể, đầu tư xây dựng khang trang, đồng bộ hơn và thiết bị dạy học được nâng cấp hàng năm. Đặc biệt là khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số và những vùng kinh tế khó khăn đã nhận được nhiều hỗ trợ để tạo điều kiện cho trẻ em đến trường thuạn lợi hơn.
Việc xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, cấp mầm non có 56,9% trường đạt chuẩn quốc gia, cấp tiểu học có 62,8% trường đạt chuẩn quốc gia, cấp trung học cơ sở có 72,3% trường đạt chuẩn quốc gia, cấp trung học phổ thông có 49,6% trường đạt chuẩn quốc gia.
Phấn đấu đến năm 2030, số phòng học được kiên cố hóa đạt 100% (khoảng 75.380 phòng) và đầu tư xây dựng đủ số phòng công vụ cho giáo viên theo nhu cầu (khoảng 10.784 phòng công vụ cho giáo viên). Để đạt được mục tiêu trên Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung triển khai các nhóm giải pháp như: quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; đẩy mạnh tuyên truyền và phong trào XHH, tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc đóng góp cho giáo dục; tăng cường phối hợp giữa địa phương và doanh nghiệp, Chính quyền các cấp ở địa phương; khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) để tận dụng tối đa nguồn lực từ khu vực tư nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về nhu cầu đầu tư kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trên cả nước.
Tại tỉnh Yên Bái, việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học được xác định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS, vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chính sách, nguồn lực của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương, ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó, đã đặc biệt ưu tiên lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách trung ương và địa phương. Cùng với đó, tỉnh luôn coi trọng việc huy động, vận động nguồn lực xã hội hóa cũng như các nguồn lực trong nhân dân và mong muốn nhận được sự chung tay, chia sẻ, ủng hộ của của toàn xã hội để thực hiện thành công chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo đúng mục tiêu đã đề ra. Kết quả giai đoạn 2013 - 2023, tỉnh Yên Bái đã đầu tư xây dựng mới trên 1.900 phòng học, nâng tỷ lệ phòng kiên cố lên gần 90%, tăng hơn 20% so với năm 2013. Đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn hơn 10% phòng học bán kiên cố, chủ yếu ở các điểm trường lẻ.
Tại Hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai chương trình kiến cố hóa trường học và nhà công vụ cho giáo viên, đồngb thời kiến nghị đề xuất giải pháp thực hiện trong những năm tới, đăc biệt các trường ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai bão lũ…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong 10 năm qua. Đồng thời nhấn mạnh: Công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tạo bề dày vững chắc cho tương lai của các thế hệ học sinh, đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ giáo viên, những người đang trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp trồng người của đất nước.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào công cuộc xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường, lớp học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường số lượng nhà công vụ cho giáo viên, đồng thời xem xét đến các yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chỉ đạo rà soát sắp xếp mạng lưới trường, lớp học để đầu, huy động đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho giáo dục và đào tạo bảo đảm khả thi, hiệu quả, tránh dàn trải, lãnh phí, tiêu cực.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX trên địa bàn; bảo đảm ngân sách cho giáo dục và đào tạo, phân bổ nguồn lực thực hiện hiệu quả các tiểu dự án liên quan đến giáo dục và đào tạo trong các Chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học tại các khu vực khó khăn, giám sát và quản lý chặt chẽ không để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện.
Tại Hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho 37 tổ chức, 4 cá nhân, 9 hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Trong đó, tỉnh Yên Bái có 3 tổ chức, gồm: Viettel Yên Bái; Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam, chi nhánh tỉnh Yên Bái và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và 1 cá nhân là ông Lê Mạnh Hùng - Phó trưởng Ban đại diện Hội Người Cao tuổi huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1616 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong giai đoạn 2013 - 2023, thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân cho phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đến hết năm 2023, cả nước có gần 628.571 phòng học các cấp mầm non, phổ thông công lập; trong đó, số phòng học kiên cố 545.375 phòng, đạt tỷ lệ kiên cố hóa là 86,6%. Trong đó cấp học Mầm non đã nâng tỷ lệ kiên cố hóa lên 83,0%; cấp học Tiểu học 83,2%; cấp học THCS 94,9%; cấp học THPT 97,0%.
Trong giai đoạn 2013 - 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tăng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa ở các địa phương. Số tập thể, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xã hội hóa để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: khoảng trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; số phòng học được đầu tư từ nguồn xã hội hóa khoảng 36 nghìn phòng, số phòng công vụ cho giáo viên khoảng 1.300 phòng. Tổng số kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33 nghìn tỷ đồng; tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9ha.
Việc xã hội hóa giáo dục đang có những bước tiến tích cực, với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Một số trường mầm non và phổ thông nhiều cấp học có yếu tố nước ngoài đã được thành lập, đáp ứng nhu cầu học tập của con em chuyên gia nước ngoài và học sinh Việt Nam. Nhờ đó, học sinh và giáo viên có cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu và phương pháp giáo dục hiện đại.
Về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các địa phương đã triển khai lồng ghép tích cực các chương trình, đề án của Chính phủ nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Đến nay cơ sở vật chất của các trường mầm non và phổ thông tại nhiều địa phương đã đưuọc cải thiện đáng kể, đầu tư xây dựng khang trang, đồng bộ hơn và thiết bị dạy học được nâng cấp hàng năm. Đặc biệt là khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số và những vùng kinh tế khó khăn đã nhận được nhiều hỗ trợ để tạo điều kiện cho trẻ em đến trường thuạn lợi hơn.
Việc xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, cấp mầm non có 56,9% trường đạt chuẩn quốc gia, cấp tiểu học có 62,8% trường đạt chuẩn quốc gia, cấp trung học cơ sở có 72,3% trường đạt chuẩn quốc gia, cấp trung học phổ thông có 49,6% trường đạt chuẩn quốc gia.
Phấn đấu đến năm 2030, số phòng học được kiên cố hóa đạt 100% (khoảng 75.380 phòng) và đầu tư xây dựng đủ số phòng công vụ cho giáo viên theo nhu cầu (khoảng 10.784 phòng công vụ cho giáo viên). Để đạt được mục tiêu trên Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung triển khai các nhóm giải pháp như: quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; đẩy mạnh tuyên truyền và phong trào XHH, tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc đóng góp cho giáo dục; tăng cường phối hợp giữa địa phương và doanh nghiệp, Chính quyền các cấp ở địa phương; khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) để tận dụng tối đa nguồn lực từ khu vực tư nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về nhu cầu đầu tư kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trên cả nước.
Tại tỉnh Yên Bái, việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học được xác định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS, vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chính sách, nguồn lực của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương, ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó, đã đặc biệt ưu tiên lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách trung ương và địa phương. Cùng với đó, tỉnh luôn coi trọng việc huy động, vận động nguồn lực xã hội hóa cũng như các nguồn lực trong nhân dân và mong muốn nhận được sự chung tay, chia sẻ, ủng hộ của của toàn xã hội để thực hiện thành công chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo đúng mục tiêu đã đề ra. Kết quả giai đoạn 2013 - 2023, tỉnh Yên Bái đã đầu tư xây dựng mới trên 1.900 phòng học, nâng tỷ lệ phòng kiên cố lên gần 90%, tăng hơn 20% so với năm 2013. Đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn hơn 10% phòng học bán kiên cố, chủ yếu ở các điểm trường lẻ.
Tại Hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai chương trình kiến cố hóa trường học và nhà công vụ cho giáo viên, đồngb thời kiến nghị đề xuất giải pháp thực hiện trong những năm tới, đăc biệt các trường ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai bão lũ…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong 10 năm qua. Đồng thời nhấn mạnh: Công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tạo bề dày vững chắc cho tương lai của các thế hệ học sinh, đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ giáo viên, những người đang trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp trồng người của đất nước.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào công cuộc xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường, lớp học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường số lượng nhà công vụ cho giáo viên, đồng thời xem xét đến các yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chỉ đạo rà soát sắp xếp mạng lưới trường, lớp học để đầu, huy động đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho giáo dục và đào tạo bảo đảm khả thi, hiệu quả, tránh dàn trải, lãnh phí, tiêu cực.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX trên địa bàn; bảo đảm ngân sách cho giáo dục và đào tạo, phân bổ nguồn lực thực hiện hiệu quả các tiểu dự án liên quan đến giáo dục và đào tạo trong các Chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học tại các khu vực khó khăn, giám sát và quản lý chặt chẽ không để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện.
Tại Hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho 37 tổ chức, 4 cá nhân, 9 hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Trong đó, tỉnh Yên Bái có 3 tổ chức, gồm: Viettel Yên Bái; Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam, chi nhánh tỉnh Yên Bái và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và 1 cá nhân là ông Lê Mạnh Hùng - Phó trưởng Ban đại diện Hội Người Cao tuổi huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.