CTTĐT - Sáng 25/10, thảo luận tại Hội trường dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái cơ bản thống nhất cao. Đồng thời đại biểu trao đổi một số nội dung để làm hoàn thiện hơn về dự luật này.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Phát biểu thảo luận liên quan đến lĩnh vực đất đai, đại biểu luận nêu gần 20 điểm đề nghị bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Cụ thể như khoản 9 Điều 6, nhận thấy quy định như trong dự thảo Luật là chưa đầy đủ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung thêm cụm từ Bảo vệ môi trường và sửa thành: "Khi lập quy hoạch khu vực phát triển mới phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa khu vực phát triển mới và khu vực hiện hữu; bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc, đặc trưng của các khu vực”.
Hay tại điểm a khoản 2 Điều 9, đại biểu đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm các cụm từ: "ô nhiễm đất”, "chất thải nguy hại, khí thải” vào khoản này. Đối với điểm c khoản 2 Điều 9, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung cụm từ: "quản lý môi trường” và được thể hiện lại khoản này như sau: "Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát, quản lý môi trường”…
Liên quan đến lĩnh vực môi trường nêu trong dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội nêu khoản 8 Điều 6 và đề nghị bổ sung như sau: "8. Khi lập, điều chỉnh quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang hoặc tái thiết đô thị phải đánh giá đầy đủ về hiện trạng sử dụng đất, công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật và không gian ngầm (nếu có), các yếu tố về văn hóa - xã hội, môi trường, giá trị kiến trúc cảnh quan và pháp lý của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm yêu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy được bản sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị”.
Tại khoản 9, Điều 6, đại biểu đề nghị sửa cụm từ "…bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc, đặc trưng của các khu vực.” thành "…bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc, đặc trưng của các khu vực”.
Về khoản 2, Điều 9, đại biểu đề nghị chỉnh sửa, bổ sung như sau: điểm a) Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn và khu chức năng về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất, ô nhiễm đất; chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu; các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản để làm cơ sở đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và sử dụng đất quy hoạch”; điểm c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát, quản lý môi trường”.
Cùng đó đại biểu đã trao đổi một số nội dung tại khoản 4 Điều 19, liên quan đến trường hợp quy hoạch đô thị mới; điểm b khoản 2 Điều 27 về phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, tài nguyên thiên nhiên; điểm d khoản 2 Điều 27 về định hướng tổ chức không gian tổng thể, kiến trúc cảnh quan toàn xã, giải pháp về bảo vệ môi trường…
Cuối trao đổi tại hội trường sáng nay, đại biểu Luận đề cập sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và quy hoạch cấp cao hơn nêu tại điểm a khoản 1 Điều 39.
804 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 25/10, thảo luận tại Hội trường dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái cơ bản thống nhất cao. Đồng thời đại biểu trao đổi một số nội dung để làm hoàn thiện hơn về dự luật này.Phát biểu thảo luận liên quan đến lĩnh vực đất đai, đại biểu luận nêu gần 20 điểm đề nghị bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Cụ thể như khoản 9 Điều 6, nhận thấy quy định như trong dự thảo Luật là chưa đầy đủ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung thêm cụm từ Bảo vệ môi trường và sửa thành: "Khi lập quy hoạch khu vực phát triển mới phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa khu vực phát triển mới và khu vực hiện hữu; bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc, đặc trưng của các khu vực”.
Hay tại điểm a khoản 2 Điều 9, đại biểu đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm các cụm từ: "ô nhiễm đất”, "chất thải nguy hại, khí thải” vào khoản này. Đối với điểm c khoản 2 Điều 9, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung cụm từ: "quản lý môi trường” và được thể hiện lại khoản này như sau: "Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát, quản lý môi trường”…
Liên quan đến lĩnh vực môi trường nêu trong dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội nêu khoản 8 Điều 6 và đề nghị bổ sung như sau: "8. Khi lập, điều chỉnh quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang hoặc tái thiết đô thị phải đánh giá đầy đủ về hiện trạng sử dụng đất, công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật và không gian ngầm (nếu có), các yếu tố về văn hóa - xã hội, môi trường, giá trị kiến trúc cảnh quan và pháp lý của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm yêu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy được bản sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị”.
Tại khoản 9, Điều 6, đại biểu đề nghị sửa cụm từ "…bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc, đặc trưng của các khu vực.” thành "…bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc, đặc trưng của các khu vực”.
Về khoản 2, Điều 9, đại biểu đề nghị chỉnh sửa, bổ sung như sau: điểm a) Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn và khu chức năng về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất, ô nhiễm đất; chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu; các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản để làm cơ sở đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và sử dụng đất quy hoạch”; điểm c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát, quản lý môi trường”.
Cùng đó đại biểu đã trao đổi một số nội dung tại khoản 4 Điều 19, liên quan đến trường hợp quy hoạch đô thị mới; điểm b khoản 2 Điều 27 về phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, tài nguyên thiên nhiên; điểm d khoản 2 Điều 27 về định hướng tổ chức không gian tổng thể, kiến trúc cảnh quan toàn xã, giải pháp về bảo vệ môi trường…
Cuối trao đổi tại hội trường sáng nay, đại biểu Luận đề cập sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và quy hoạch cấp cao hơn nêu tại điểm a khoản 1 Điều 39.