Chiều 26/10, thảo luận ở tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã phát biểu tham gia ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung đề nghị cần quy định cụ thể mức trần giá điện dư khi tổ chức, cá nhân phát vào hệ thống điện quốc gia
Với vai trò là thành viên Chính phủ, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Chính phủ thấy rõ sự cấp thiết phải sớm sửa đổi bổ sung Luật Điện lực để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn cũng như đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, bảo đảm năng lượng cho phát triển các ngành kinh tế của đất nước.
"Chúng ta đã cam kết với cộng đồng thế giới về hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang hết sức nỗ lực để thực hiện lộ trình chuyển đổi năng lượng công bằng theo hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch với mục tiêu nâng gấp 3 lần công suất của các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo” - đại biểu Duy cho biết.
Theo đại biểu, Chính phủ đã nghiên cứu và chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Ban đầu cũng có ý kiến cho rằng là lựa chọn một số chính sách, một số vấn đề vướng mắc rất cấp thiết để sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp này. Nhưng xét thấy, nếu chỉ sửa một vài vấn đề, một vài chính sách thì không giải quyết được tổng thể về an ninh năng lượng cũng như là đảm bảo phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Có những vấn đề rất mới không chỉ với Việt Nam chúng ta mà kể cả với thế giới như: phát triển điện gió ngoài khơi, rồi các hệ thống thiết bị để tích trữ năng lượng khi chúng ta sử dụng năng lượng tái tạo. Rồi vấn đề an ninh năng lượng không chỉ vấn đề của Việt Nam mà kể cả khu vực.
"Đặt mục tiêu như vậy nêu sửa tổng thể Luật Điện lực với hơn 100 điều nêu có đại biểu băn khoăn với số lượng sửa như vậy, liệu rằng xem xét thông qua trong một kỳ họp có đảm bảo chất lượng không?” - đại biểu thông tin
Theo đại biểu, thông qua trong một kỳ họp thì đây cũng đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, của cơ quan chủ trì soạn thảo, của cơ quan thẩm tra; cũng rất áp lực và nhiều vấn đề nó mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành, chuyên sâu, từ khái niệm cho đến cách thức tiếp cận, cho đến giải pháp.
Vì thế Chính phủ rất mong muốn là các vị đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu dự án luật này. Nếu thấy đủ rõ, đủ thông, nhất là thống nhất và không có nhiều các cái ý kiến, quan điểm khác nhau để có thể thông qua được Kỳ họp thứ 8 này thì đó là điều mà tốt nhất và rất cần thiết.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhất mạnh: "Chúng ta đang nỗ lực về đích các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nhiệm kỳ, trong đó nếu giải quyết bài toán điện lực, bài toán năng lượng thì góp phần rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào tăng trưởng của đất nước”.
Cần quy định cụ thể mức trần giá điện dư khi tổ chức, cá nhân phát vào hệ thống điện quốc gia
Tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật điện lực như Tờ trình và báo cáo thẩm tra đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng là dự án Luật được sửa đổi khá toàn diện với nhiều chính sách mới, liên quan đến nhiều luật khác nhau trong đó có một số dự án luật đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.
Đối với chính sách phát triển điện vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… đại biểu đề nghị có chính sách đặc thù (do hệ thống điện lưới đều đi qua rừng tự nhiên) nên khó khăn cho việc triển khai thực hiện, đồng thời có chính sách đặc thù về giá bán điện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực này để thu hút đầu tư.
Liên quan đến quy định Tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực điện lực, đại biểu Trung đề nghị cân nhắc quy định chi tiết như tại khoản 11 Điều 5 dự thảo Luật đảm bảo không mâu thuẫn, chồng chéo với Dự án luật quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết quy định nguyên tắc và giao Chính phủ hướng dẫn, đảm bảo không luật hóa những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Quốc hội như chủ trương của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị.
Về phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đại biểu Trung đề nghị cần quy định cụ thể mức trần giá điện dư khi tổ chức, cá nhân phát vào hệ thống điện quốc gia, vì trên thực tiễn hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân muốn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia song chỉ ở mức 0 đồng. Điều này dẫn đến sự kìm hãm và lãng phí cho việc kích cầu phát triển điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Do đó cần thiết quy định giá trần đối với việc phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia.
Về các loại giá điện và dịch vụ về điện, đại biểu Trung cho rằng cần quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ định giá đối với giá điện tại Luật Điện lực và bảo đảm vai trò, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về giá.
"Theo đó cần thiết kế lại Điều 76 của dự thảo Luật theo hướng Thủ tướng Chính phủ quyết định khung giá bán buôn điện, khung giá bán lẻ điện, khung giá phát điện, giá các dịch vụ về điện; Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giá điện và giá các dịch vụ về điện; hướng dẫn các đơn vị điện lực xây dựng và ban hành các giá điện theo thẩm quyền” - đại biểu Trung đề nghị.
1063 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chiều 26/10, thảo luận ở tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã phát biểu tham gia ý kiến.Với vai trò là thành viên Chính phủ, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Chính phủ thấy rõ sự cấp thiết phải sớm sửa đổi bổ sung Luật Điện lực để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn cũng như đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, bảo đảm năng lượng cho phát triển các ngành kinh tế của đất nước.
"Chúng ta đã cam kết với cộng đồng thế giới về hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang hết sức nỗ lực để thực hiện lộ trình chuyển đổi năng lượng công bằng theo hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch với mục tiêu nâng gấp 3 lần công suất của các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo” - đại biểu Duy cho biết.
Theo đại biểu, Chính phủ đã nghiên cứu và chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Ban đầu cũng có ý kiến cho rằng là lựa chọn một số chính sách, một số vấn đề vướng mắc rất cấp thiết để sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp này. Nhưng xét thấy, nếu chỉ sửa một vài vấn đề, một vài chính sách thì không giải quyết được tổng thể về an ninh năng lượng cũng như là đảm bảo phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Có những vấn đề rất mới không chỉ với Việt Nam chúng ta mà kể cả với thế giới như: phát triển điện gió ngoài khơi, rồi các hệ thống thiết bị để tích trữ năng lượng khi chúng ta sử dụng năng lượng tái tạo. Rồi vấn đề an ninh năng lượng không chỉ vấn đề của Việt Nam mà kể cả khu vực.
"Đặt mục tiêu như vậy nêu sửa tổng thể Luật Điện lực với hơn 100 điều nêu có đại biểu băn khoăn với số lượng sửa như vậy, liệu rằng xem xét thông qua trong một kỳ họp có đảm bảo chất lượng không?” - đại biểu thông tin
Theo đại biểu, thông qua trong một kỳ họp thì đây cũng đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, của cơ quan chủ trì soạn thảo, của cơ quan thẩm tra; cũng rất áp lực và nhiều vấn đề nó mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành, chuyên sâu, từ khái niệm cho đến cách thức tiếp cận, cho đến giải pháp.
Vì thế Chính phủ rất mong muốn là các vị đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu dự án luật này. Nếu thấy đủ rõ, đủ thông, nhất là thống nhất và không có nhiều các cái ý kiến, quan điểm khác nhau để có thể thông qua được Kỳ họp thứ 8 này thì đó là điều mà tốt nhất và rất cần thiết.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhất mạnh: "Chúng ta đang nỗ lực về đích các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nhiệm kỳ, trong đó nếu giải quyết bài toán điện lực, bài toán năng lượng thì góp phần rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào tăng trưởng của đất nước”.
Cần quy định cụ thể mức trần giá điện dư khi tổ chức, cá nhân phát vào hệ thống điện quốc gia
Tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật điện lực như Tờ trình và báo cáo thẩm tra đại biểu Nguyễn Thành Trung cho rằng là dự án Luật được sửa đổi khá toàn diện với nhiều chính sách mới, liên quan đến nhiều luật khác nhau trong đó có một số dự án luật đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.
Đối với chính sách phát triển điện vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… đại biểu đề nghị có chính sách đặc thù (do hệ thống điện lưới đều đi qua rừng tự nhiên) nên khó khăn cho việc triển khai thực hiện, đồng thời có chính sách đặc thù về giá bán điện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực này để thu hút đầu tư.
Liên quan đến quy định Tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực điện lực, đại biểu Trung đề nghị cân nhắc quy định chi tiết như tại khoản 11 Điều 5 dự thảo Luật đảm bảo không mâu thuẫn, chồng chéo với Dự án luật quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết quy định nguyên tắc và giao Chính phủ hướng dẫn, đảm bảo không luật hóa những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Quốc hội như chủ trương của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị.
Về phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đại biểu Trung đề nghị cần quy định cụ thể mức trần giá điện dư khi tổ chức, cá nhân phát vào hệ thống điện quốc gia, vì trên thực tiễn hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân muốn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia song chỉ ở mức 0 đồng. Điều này dẫn đến sự kìm hãm và lãng phí cho việc kích cầu phát triển điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Do đó cần thiết quy định giá trần đối với việc phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia.
Về các loại giá điện và dịch vụ về điện, đại biểu Trung cho rằng cần quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ định giá đối với giá điện tại Luật Điện lực và bảo đảm vai trò, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về giá.
"Theo đó cần thiết kế lại Điều 76 của dự thảo Luật theo hướng Thủ tướng Chính phủ quyết định khung giá bán buôn điện, khung giá bán lẻ điện, khung giá phát điện, giá các dịch vụ về điện; Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giá điện và giá các dịch vụ về điện; hướng dẫn các đơn vị điện lực xây dựng và ban hành các giá điện theo thẩm quyền” - đại biểu Trung đề nghị.