CTTĐT - Sáng ngày 29/10, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Trấn Yên đã đi kiểm tra tiến độ làm nhà ở của các hộ dân bị ảnh hưởng bão số 3 và khôi phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước thăm vùng trồng đao giềng Thôn 2 xã Quy Mông
Theo báo cáo của huyện Trấn Yên, đến ngày 15/10/2024, tổng số nhà ở bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn huyện đã được thẩm định, phê duyệt là 218 nhà, trong đó nhà bị hỏng nặng (thiệt hại từ 30% đến 70%) phải sửa chữa là 31 hộ; nhà bị sập đổ, hư hỏng hoàn toàn (thiệt hại trên 70%) là 37 hộ, nhà phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở taluy 133 hộ. Hiện các nhà bị tốc mái đã khắc phục xong ngay sau khi bị ảnh hưởng; các hộ bị sập đổ, hư hỏng nặng và di dời khẩn cấp đã được cấp xã và cộng đồng dân cư hỗ trợ nơi ở tạm thời, triển khai thi công sửa chữa, làm mới nhà ở. Các hộ được phê duyệt đã tiến hành thi công sửa nhà, bố trí mặt bằng để khởi công làm mới nhà ở. Đến ngày 15/10 đã có 35 nhà được khởi công xây dựng (14 nhà thuộc diện sập đổ hoàn toàn và 21 nhà thuộc diện di dời khẩn cấp), 45 nhà đang tiến hành san tạo mặt bằng.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước và đoàn công tác đã đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Tính, thôn Đồng Bưởi và hộ bà Ngô Thị Nhường, thôn Nhân Nghĩa, Báo Đáp. Đây là 2 hộ dân có nhà bị sập đổ hoàn toàn, đang khởi công nhưng chưa hoàn thành nhà ở. Chia sẻ thiệt hại với những người dân bị mất nhà và tặng quà cho 2 hộ gia đình trên, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện Trấn Yên, chính quyền xã cần khẩn trương thực hiện việc bố trí đất ở tái định cư, các chính sách hỗ trợ cho người dân có nhà bị thiệt hại bởi thiên tai theo đúng quy định; bảo đảm các gia đình hoàn thành làm nhà ở trước ngày 31/12/2024.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước và đoàn công tác đã đến thăm gia đình bà Ngô Thị Nhường, thôn Nhân Nghĩa, xã Báo Đáp
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã thăm cánh đồng dâu tại thôn Đình Xây, xã Báo Đáp; thăm, kiểm tra vùng đao giềng, cơ sở sản xuất miến dong của HTX Khởi nghiệp xanh Quy Mông, xã Quy Mông.
Theo báo cáo, bão số 3 khiến huyện Trấn Yên thiệt hại 593,3 ha dâu, trong đó diện tích có khả năng phục hồi được là 493 ha, diện tích phục hồi được ngay và có khả năng nuôi tằm cuối vụ (từ trung tuần tháng 10 năm 2024) là 412 ha, diện tích bị ngập úng nặng phải khơi rãnh thoát nước là 81,5 ha; diện tích dâu bị chết và vùi lấp là 100ha. Nhanh chóng khắc phục và khôi phục sản xuất nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp khơi rãnh thoát nước, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khôi phục như: Tuốt bỏ phần lá bị bám nhiều bùn, bấm ngọn, vệ sinh ruộng dâu, tỉa cành tăm, cành bị gãy. Đến nay 81,5 ha bị ngập úng nặng đã khôi phục, đang tập trung chăm sóc để nuôi tằm vụ xuân năm 2025; diện tích 412 ha bị ảnh hưởng đã hồi phục, đã tiến hành nuôi tằm vào tháng trung tuần tháng 10/2024. Riêng đối với diện tích phải trồng lại 100 ha, đã triển khai đăng ký đến hộ gia đình để chuẩn bị phân bón, cây giống trồng từ tháng 10 đến tháng 12/2024, trong đó diện tích trồng được ngay là 45 ha. Nguồn giống thực hiện trồng lại: Hỗ trợ bằng cây con từ Trung tâm Dâu tằm tơ Trung ương, hom giống ở các xã không bị ngập như Hồng Ca, Tân Đồng... Bên cạnh đó, huyện vận động nhân dân tập trung nhân lực, nguồn lực cho sản xuất vụ Đông năm 2024, phấn dấu thực hiện cây vụ đông với diện tích 1.000 ha.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm vùng dâu thôn Đình Xây, xã Báo Đáp
Kiểm tra thực tế việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện, chính quyền xã phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp; thực hiện hiệu quả các biện pháp pháp khắc phục, khôi phục sản xuất đối với từng loại cây trồng, như: Cây dâu, đao giềng…, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; chăm sóc cây rau mầu vụ đông để sản xuất hiệu quả. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, đánh giá những diện tích đất trồng lúa bị vùi lấp để chuyển đổi cây trồng phù hợp, trong đó chú trọng chuyển sang trồng cây dâu; rà soát những diện tích dâu, cây mầu bị chết, vùi lấp để xây dựng phương án, giải pháp thực hiện khôi phù hợp với thực tế của từng địa phương.
1082 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 29/10, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Trấn Yên đã đi kiểm tra tiến độ làm nhà ở của các hộ dân bị ảnh hưởng bão số 3 và khôi phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Theo báo cáo của huyện Trấn Yên, đến ngày 15/10/2024, tổng số nhà ở bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn huyện đã được thẩm định, phê duyệt là 218 nhà, trong đó nhà bị hỏng nặng (thiệt hại từ 30% đến 70%) phải sửa chữa là 31 hộ; nhà bị sập đổ, hư hỏng hoàn toàn (thiệt hại trên 70%) là 37 hộ, nhà phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở taluy 133 hộ. Hiện các nhà bị tốc mái đã khắc phục xong ngay sau khi bị ảnh hưởng; các hộ bị sập đổ, hư hỏng nặng và di dời khẩn cấp đã được cấp xã và cộng đồng dân cư hỗ trợ nơi ở tạm thời, triển khai thi công sửa chữa, làm mới nhà ở. Các hộ được phê duyệt đã tiến hành thi công sửa nhà, bố trí mặt bằng để khởi công làm mới nhà ở. Đến ngày 15/10 đã có 35 nhà được khởi công xây dựng (14 nhà thuộc diện sập đổ hoàn toàn và 21 nhà thuộc diện di dời khẩn cấp), 45 nhà đang tiến hành san tạo mặt bằng.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước và đoàn công tác đã đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Tính, thôn Đồng Bưởi và hộ bà Ngô Thị Nhường, thôn Nhân Nghĩa, Báo Đáp. Đây là 2 hộ dân có nhà bị sập đổ hoàn toàn, đang khởi công nhưng chưa hoàn thành nhà ở. Chia sẻ thiệt hại với những người dân bị mất nhà và tặng quà cho 2 hộ gia đình trên, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện Trấn Yên, chính quyền xã cần khẩn trương thực hiện việc bố trí đất ở tái định cư, các chính sách hỗ trợ cho người dân có nhà bị thiệt hại bởi thiên tai theo đúng quy định; bảo đảm các gia đình hoàn thành làm nhà ở trước ngày 31/12/2024.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước và đoàn công tác đã đến thăm gia đình bà Ngô Thị Nhường, thôn Nhân Nghĩa, xã Báo Đáp
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã thăm cánh đồng dâu tại thôn Đình Xây, xã Báo Đáp; thăm, kiểm tra vùng đao giềng, cơ sở sản xuất miến dong của HTX Khởi nghiệp xanh Quy Mông, xã Quy Mông.
Theo báo cáo, bão số 3 khiến huyện Trấn Yên thiệt hại 593,3 ha dâu, trong đó diện tích có khả năng phục hồi được là 493 ha, diện tích phục hồi được ngay và có khả năng nuôi tằm cuối vụ (từ trung tuần tháng 10 năm 2024) là 412 ha, diện tích bị ngập úng nặng phải khơi rãnh thoát nước là 81,5 ha; diện tích dâu bị chết và vùi lấp là 100ha. Nhanh chóng khắc phục và khôi phục sản xuất nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp khơi rãnh thoát nước, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khôi phục như: Tuốt bỏ phần lá bị bám nhiều bùn, bấm ngọn, vệ sinh ruộng dâu, tỉa cành tăm, cành bị gãy. Đến nay 81,5 ha bị ngập úng nặng đã khôi phục, đang tập trung chăm sóc để nuôi tằm vụ xuân năm 2025; diện tích 412 ha bị ảnh hưởng đã hồi phục, đã tiến hành nuôi tằm vào tháng trung tuần tháng 10/2024. Riêng đối với diện tích phải trồng lại 100 ha, đã triển khai đăng ký đến hộ gia đình để chuẩn bị phân bón, cây giống trồng từ tháng 10 đến tháng 12/2024, trong đó diện tích trồng được ngay là 45 ha. Nguồn giống thực hiện trồng lại: Hỗ trợ bằng cây con từ Trung tâm Dâu tằm tơ Trung ương, hom giống ở các xã không bị ngập như Hồng Ca, Tân Đồng... Bên cạnh đó, huyện vận động nhân dân tập trung nhân lực, nguồn lực cho sản xuất vụ Đông năm 2024, phấn dấu thực hiện cây vụ đông với diện tích 1.000 ha.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm vùng dâu thôn Đình Xây, xã Báo Đáp
Kiểm tra thực tế việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện, chính quyền xã phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp; thực hiện hiệu quả các biện pháp pháp khắc phục, khôi phục sản xuất đối với từng loại cây trồng, như: Cây dâu, đao giềng…, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; chăm sóc cây rau mầu vụ đông để sản xuất hiệu quả. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, đánh giá những diện tích đất trồng lúa bị vùi lấp để chuyển đổi cây trồng phù hợp, trong đó chú trọng chuyển sang trồng cây dâu; rà soát những diện tích dâu, cây mầu bị chết, vùi lấp để xây dựng phương án, giải pháp thực hiện khôi phù hợp với thực tế của từng địa phương.