CTTĐT - Nhằm kiểm soát nguy cơ mất an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc rượu trên địa bàn, huyện Văn Chấn đã ban hành công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc do rượu.
Tăng cường công tác quản lý kinh doanh rượu
Trong đó yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh và người dân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu. Đặc biệt là không uống rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không uống rượu của các cơ sở nấu rượu không có giấy phép, không đảm bảo kỹ thuật. Thực hiện việc sản xuất và kinh doanh rượu theo đúng quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ.
Các cơ quan chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn cần tập trung triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên địa bàn, đặc biệt là rượu do người dân tự nấu, tự chế biến, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo hướng thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu, theo quy định của pháp luật, kể cả đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, chất men nấu rượu bằng phương pháp thủ công; nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ dưới mọi hình thức; Kiểm soát chặt chẽ tất cả các cơ sở kinh doanh rượu, có giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép sản xuất rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
1796 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm kiểm soát nguy cơ mất an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc rượu trên địa bàn, huyện Văn Chấn đã ban hành công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc do rượu.Trong đó yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh và người dân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu. Đặc biệt là không uống rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không uống rượu của các cơ sở nấu rượu không có giấy phép, không đảm bảo kỹ thuật. Thực hiện việc sản xuất và kinh doanh rượu theo đúng quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ.
Các cơ quan chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn cần tập trung triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên địa bàn, đặc biệt là rượu do người dân tự nấu, tự chế biến, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo hướng thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu, theo quy định của pháp luật, kể cả đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, chất men nấu rượu bằng phương pháp thủ công; nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ dưới mọi hình thức; Kiểm soát chặt chẽ tất cả các cơ sở kinh doanh rượu, có giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép sản xuất rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.