CTTĐT - Sáng 31/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận tại tổ vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu thảo luận tại tổ
Tham gia Tổ thảo luận cùng ĐBQH các tỉnh: Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận, phát biểu ý kiến thảo luận, các ĐBQH tỉnh Yên Bái bày tỏ thống nhất cao với việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Việc ban hành 2 nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương nhằm thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố 63/63 tiêu chuẩn đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết 1210 và Nghị quyết 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đại biểu đồng tình việc sớm có báo cáo đánh giá Nghị quyết 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế để tiếp tục đề nghị Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù nhằm giải pháp mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế.
Đối với tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, đại biểu Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng cơ bản giống mô hình đang triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
"Liên quan đến số lượng Phó Chủ tịch, các chức danh của thành phố Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng), cơ quan soạn thảo sẽ cân nhắc xem xét, tiếp thu để thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương" - đại biểu Phạm Thị Thanh Trà nêu ý kiến.
Cùng thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, đại biểu Nguyễn Thành Trung cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét việc sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung phát biểu thảo luận
Đại biểu Nguyễn Thành Trung kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 sau khi Nghị quyết về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được ban hành nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 35, đồng thời ban hành các chính sách mới phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội, lợi thế về điều kiện tự nhiên của thành phố như: phát triển kinh tế biển, nghiên cứu thành lập khu kinh tế tự do...
Tại Điểm b, khoản 1, Điều 5 đã quy định thẩm quyền của HĐND thành phố Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng. Theo đó, HĐND thành phố Thủy Nguyên có thẩm quyền: "Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của ủy ban nhân dân phường trực thuộc".
Tại khoản 8, Điều 18, Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, trong đó phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp trong việc quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C có ghi: "Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý".
Đối chiếu với quy định tại khoản này, đại biểu Trung nêu ý kiến: "Để đảm bảo tính thống nhất, có thể phân cấp cho UBND thành phố Thuỷ Nguyên quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của ủy ban nhân dân phường trực thuộc”
1463 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 31/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận tại tổ vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.Tham gia Tổ thảo luận cùng ĐBQH các tỉnh: Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận, phát biểu ý kiến thảo luận, các ĐBQH tỉnh Yên Bái bày tỏ thống nhất cao với việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Việc ban hành 2 nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương nhằm thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố 63/63 tiêu chuẩn đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết 1210 và Nghị quyết 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đại biểu đồng tình việc sớm có báo cáo đánh giá Nghị quyết 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế để tiếp tục đề nghị Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù nhằm giải pháp mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế.
Đối với tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, đại biểu Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng cơ bản giống mô hình đang triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
"Liên quan đến số lượng Phó Chủ tịch, các chức danh của thành phố Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng), cơ quan soạn thảo sẽ cân nhắc xem xét, tiếp thu để thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương" - đại biểu Phạm Thị Thanh Trà nêu ý kiến.
Cùng thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, đại biểu Nguyễn Thành Trung cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét việc sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
Đại biểu Nguyễn Thành Trung phát biểu thảo luận
Đại biểu Nguyễn Thành Trung kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 sau khi Nghị quyết về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được ban hành nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 35, đồng thời ban hành các chính sách mới phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội, lợi thế về điều kiện tự nhiên của thành phố như: phát triển kinh tế biển, nghiên cứu thành lập khu kinh tế tự do...
Tại Điểm b, khoản 1, Điều 5 đã quy định thẩm quyền của HĐND thành phố Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng. Theo đó, HĐND thành phố Thủy Nguyên có thẩm quyền: "Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của ủy ban nhân dân phường trực thuộc".
Tại khoản 8, Điều 18, Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, trong đó phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp trong việc quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C có ghi: "Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý".
Đối chiếu với quy định tại khoản này, đại biểu Trung nêu ý kiến: "Để đảm bảo tính thống nhất, có thể phân cấp cho UBND thành phố Thuỷ Nguyên quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của ủy ban nhân dân phường trực thuộc”