Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 1480 về việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không.
An ninh hàng không tăng cường kiểm soát người và đồ vật mang vào khu vực hạn chế. Ảnh minh họa
Nội dung chỉ thị nêu rõ: Nhằm tăng cường phòng chống buôn lậu qua đường hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp hàng không quy định trách nhiệm và xử lý kỷ luật người đứng đầu đơn vị và người phụ trách triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khi để xảy ra vụ việc.
Các doanh nghiệp này phải quán triệt sâu sắc đến nhân viên về tác hại đối với hình ảnh của đất nước và doanh nghiệp từ hành vi tiếp tay hoặc tham gia vi phạm pháp luật; chủ động tăng cường kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; Yêu cầu toàn bộ nhân sự tham gia dây chuyền vận chuyển hàng không phải "làm đúng quy trình”.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông để mọi người hiểu đúng, hiểu rõ, không tham gia, tiếp tay, giúp sức cho buôn lậu; mạnh dạn tố giác tội phạm về buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. - Tích cực và chủ động phối hợp với các hãng hàng không Việt Nam để triển khai các biện pháp tại Chỉ thị 2677/CT-CHK ngày 20/06/2022 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Riêng với các hãng bay, Cục Hàng không yêu cầu tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất hành lý của tổ bay trước và sau khi kết thúc chuyến bay, xử lý nghiêm khi phát hiện vi phạm. Khi có vụ việc xảy ra, hãng hàng không phải chủ động bình giảng vụ việc, rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi tới tất cả nhân viên trong toàn hệ thống để làm bài học cảnh tỉnh, đồng thời qua đó rà soát, bổ sung quy định để bịt kín lỗ hổng nếu có.
Trong khi đó, các sân bay phải chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không tăng cường kiểm soát người và đồ vật mang vào khu vực hạn chế; kiên quyết xử lý trường hợp vào khu vực hạn chế không đúng mục đích, vận chuyển các đồ vật không nằm trong danh sách đăng ký.
Các cảng vụ hàng không phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị này tại các địa bàn do Cảng vụ phụ trách.
Cục Hàng không nhấn mạnh, việc 4 tiếp viên của Vietnam Airlines tham gia việc vận chuyển hàng hóa có chứa 11,2 kg ma túy tổng hợp vào ngày 16/3 đã gây sự chú ý rất lớn của công luận, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu quốc gia và cho thấy tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn an ninh hàng không nếu không được chấn chỉnh kịp thời. Vụ việc cũng cho thấy Chỉ thị 2677 ngày 20/6/2022 về phòng chống buôn lậu của các thành viên tổ bay đã chưa được các hãng hàng không Việt Nam thực hiện hiệu quả.
(Theo Công thương)
1268 lượt xem
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 1480 về việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không.Nội dung chỉ thị nêu rõ: Nhằm tăng cường phòng chống buôn lậu qua đường hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp hàng không quy định trách nhiệm và xử lý kỷ luật người đứng đầu đơn vị và người phụ trách triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khi để xảy ra vụ việc.
Các doanh nghiệp này phải quán triệt sâu sắc đến nhân viên về tác hại đối với hình ảnh của đất nước và doanh nghiệp từ hành vi tiếp tay hoặc tham gia vi phạm pháp luật; chủ động tăng cường kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; Yêu cầu toàn bộ nhân sự tham gia dây chuyền vận chuyển hàng không phải "làm đúng quy trình”.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông để mọi người hiểu đúng, hiểu rõ, không tham gia, tiếp tay, giúp sức cho buôn lậu; mạnh dạn tố giác tội phạm về buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. - Tích cực và chủ động phối hợp với các hãng hàng không Việt Nam để triển khai các biện pháp tại Chỉ thị 2677/CT-CHK ngày 20/06/2022 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Riêng với các hãng bay, Cục Hàng không yêu cầu tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất hành lý của tổ bay trước và sau khi kết thúc chuyến bay, xử lý nghiêm khi phát hiện vi phạm. Khi có vụ việc xảy ra, hãng hàng không phải chủ động bình giảng vụ việc, rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi tới tất cả nhân viên trong toàn hệ thống để làm bài học cảnh tỉnh, đồng thời qua đó rà soát, bổ sung quy định để bịt kín lỗ hổng nếu có.
Trong khi đó, các sân bay phải chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không tăng cường kiểm soát người và đồ vật mang vào khu vực hạn chế; kiên quyết xử lý trường hợp vào khu vực hạn chế không đúng mục đích, vận chuyển các đồ vật không nằm trong danh sách đăng ký.
Các cảng vụ hàng không phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị này tại các địa bàn do Cảng vụ phụ trách.
Cục Hàng không nhấn mạnh, việc 4 tiếp viên của Vietnam Airlines tham gia việc vận chuyển hàng hóa có chứa 11,2 kg ma túy tổng hợp vào ngày 16/3 đã gây sự chú ý rất lớn của công luận, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu quốc gia và cho thấy tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn an ninh hàng không nếu không được chấn chỉnh kịp thời. Vụ việc cũng cho thấy Chỉ thị 2677 ngày 20/6/2022 về phòng chống buôn lậu của các thành viên tổ bay đã chưa được các hãng hàng không Việt Nam thực hiện hiệu quả.
(Theo Công thương)