CTTĐT - Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2012 - 2016 được Hội Nông dân huyện Lục Yên triển khai hiệu quả. Từ phong trào, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; Góp phần quan trọng trong công tác xây dựng cơ sở Hội vững mạnh và nâng cao vai trò, vị thế của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Mô hình trồng cam sành giúp nhiều hội viên nông dân huyện Lục Yên làm giàu
Gia đình ông Nông Đức Ái, thôn Thâm Bưa, xã Mường Lai là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi trong phát triển chăn nuôi thỏ. Năm 2015 ông Ái khởi nghiệp với 35 con thỏ giống New Zealand. Là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi thỏ ở địa phương, ông gặp không ít khó khăn từ kỹ thuật chăm sóc đến phòng dịch bệnh. Không nản chí trước khó khăn, ông Ái đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công đi trước. Từ 35 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ đã phát triển lên trên 1.000 con. Trong đó, có trên 100 thỏ nái, gần 1.000 thỏ thương phẩm. Mỗi năm thỏ nái sinh sản từ 4-5 lứa, trung bình mỗi lứa từ 6 - 8 con, với giá bán 200 ngàn đồng/1 đôi giống. Thỏ thương phẩm, sau 3 tháng đạt từ 2- 2,5 kg giá bán 70 - 80.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên dưới 70 triệu đồng, sau hơn 1 năm nuôi thỏ đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông Ái đã được nâng lên rõ rệt.
Còn với gia đình ông Hoàng Văn Mậu, thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn được biết đến là tấm gương tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi gà sạch quy mô hàng nghìn con. Trước đây gia đình ông là một trong những gia đình còn khó khăn, được Hội nông dân xã, huyện tạo điều kiện tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua thêm đất canh tác, có vốn đầu tư sản xuất, ông mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được học tập qua các lớp tập huấn để nuôi gà sạch. Mô hình này đem lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao. Đến nay gia đình ông thường xuyên nuôi từ 3 đến 4 lứa/năm, cho bán khoảng 3 tấn thịt gà thương phẩm sạch trừ chi phí ông lãi trên 100 triệu đồng.
Là một trong những phong trào thi đua trọng tâm, xuyên suốt của Hội Nông dân huyện, phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào đã tác động đến quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn… để liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới; đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn... Phong trào khích lệ, động viên sự tham gia tích cực của hội viên nông dân giúp nhau phát triển kinh tế, thăm hỏi hộ hoàn cảnh khó khăn, rủi ro; góp sức người, tiền mặt và hiến đất thực hiện sửa chữa, xây dựng mới các công trình hạ tầng... 5 năm qua các cấp hội đã đóng góp các loại quỹ được trên 164 tỷ đồng, hơn 94 nghìn ngày công, hiến hơn 265 nghìn m2 đất; có trên 21 nghìn lượt hộ đạt tiêu chuẩn SXKD giỏi các cấp; trong đó cấp Trung ương 11 lượt hộ, cấp tỉnh 106 lượt hộ, cấp huyện hơn 1600 lượt hộ và cấp xã có gần 20 nghìn lượt hộ, tập trung chủ yếu ở các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ....các mô hình đạt thu nhập từ 100 đến trên 300 triệu đồng một năm. Các cơ sở hội có tỷ lệ hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp cao như: Thị trấn Yên Thế, các xã Vĩnh Lạc, Minh Chuẩn, An Lạc, Minh Tiến, Liễu Đô, Tân Lĩnh, Phan Thanh, Động Quan, Mai Sơn, Khánh Hòa, An Phú...Ngoài ra, đã trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ trên 1.500 hộ hội viên nghèo thoát nghèo. Các hộ điển hình vươn lên xóa đói giảm nghèo đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi như: Hộ Nguyễn Hữu Chỉnh – Thị trấn Yên Thế, mô hình chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm; hộ ông Đặng Văn Đĩnh - xã Phúc Lợi, mô hình sản xuất tổng hợp cho thu nhập 150 triệu đồng/ năm....Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới Hội Nông dân huyện Lục Yên tiếp tục làm tốt công tác liên kết “4 nhà”, tổ chức hoạt động dịch vụ để hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển SXKD bằng nhiều hình thức; phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hội viên nông dân. Ông Vũ Thái Linh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Yên nói: “Qua phong trào Nông dân SXKD giỏi 5 năm qua trên địa bàn huyện đã góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao vai trò, vị thế của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương…”./.
1853 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2012 - 2016 được Hội Nông dân huyện Lục Yên triển khai hiệu quả. Từ phong trào, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; Góp phần quan trọng trong công tác xây dựng cơ sở Hội vững mạnh và nâng cao vai trò, vị thế của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.Gia đình ông Nông Đức Ái, thôn Thâm Bưa, xã Mường Lai là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi trong phát triển chăn nuôi thỏ. Năm 2015 ông Ái khởi nghiệp với 35 con thỏ giống New Zealand. Là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi thỏ ở địa phương, ông gặp không ít khó khăn từ kỹ thuật chăm sóc đến phòng dịch bệnh. Không nản chí trước khó khăn, ông Ái đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công đi trước. Từ 35 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ đã phát triển lên trên 1.000 con. Trong đó, có trên 100 thỏ nái, gần 1.000 thỏ thương phẩm. Mỗi năm thỏ nái sinh sản từ 4-5 lứa, trung bình mỗi lứa từ 6 - 8 con, với giá bán 200 ngàn đồng/1 đôi giống. Thỏ thương phẩm, sau 3 tháng đạt từ 2- 2,5 kg giá bán 70 - 80.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên dưới 70 triệu đồng, sau hơn 1 năm nuôi thỏ đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông Ái đã được nâng lên rõ rệt.
Còn với gia đình ông Hoàng Văn Mậu, thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn được biết đến là tấm gương tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi gà sạch quy mô hàng nghìn con. Trước đây gia đình ông là một trong những gia đình còn khó khăn, được Hội nông dân xã, huyện tạo điều kiện tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua thêm đất canh tác, có vốn đầu tư sản xuất, ông mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được học tập qua các lớp tập huấn để nuôi gà sạch. Mô hình này đem lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao. Đến nay gia đình ông thường xuyên nuôi từ 3 đến 4 lứa/năm, cho bán khoảng 3 tấn thịt gà thương phẩm sạch trừ chi phí ông lãi trên 100 triệu đồng.
Là một trong những phong trào thi đua trọng tâm, xuyên suốt của Hội Nông dân huyện, phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào đã tác động đến quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn… để liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới; đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn... Phong trào khích lệ, động viên sự tham gia tích cực của hội viên nông dân giúp nhau phát triển kinh tế, thăm hỏi hộ hoàn cảnh khó khăn, rủi ro; góp sức người, tiền mặt và hiến đất thực hiện sửa chữa, xây dựng mới các công trình hạ tầng... 5 năm qua các cấp hội đã đóng góp các loại quỹ được trên 164 tỷ đồng, hơn 94 nghìn ngày công, hiến hơn 265 nghìn m2 đất; có trên 21 nghìn lượt hộ đạt tiêu chuẩn SXKD giỏi các cấp; trong đó cấp Trung ương 11 lượt hộ, cấp tỉnh 106 lượt hộ, cấp huyện hơn 1600 lượt hộ và cấp xã có gần 20 nghìn lượt hộ, tập trung chủ yếu ở các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ....các mô hình đạt thu nhập từ 100 đến trên 300 triệu đồng một năm. Các cơ sở hội có tỷ lệ hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp cao như: Thị trấn Yên Thế, các xã Vĩnh Lạc, Minh Chuẩn, An Lạc, Minh Tiến, Liễu Đô, Tân Lĩnh, Phan Thanh, Động Quan, Mai Sơn, Khánh Hòa, An Phú...Ngoài ra, đã trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ trên 1.500 hộ hội viên nghèo thoát nghèo. Các hộ điển hình vươn lên xóa đói giảm nghèo đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi như: Hộ Nguyễn Hữu Chỉnh – Thị trấn Yên Thế, mô hình chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm; hộ ông Đặng Văn Đĩnh - xã Phúc Lợi, mô hình sản xuất tổng hợp cho thu nhập 150 triệu đồng/ năm....Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới Hội Nông dân huyện Lục Yên tiếp tục làm tốt công tác liên kết “4 nhà”, tổ chức hoạt động dịch vụ để hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển SXKD bằng nhiều hình thức; phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hội viên nông dân. Ông Vũ Thái Linh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Yên nói: “Qua phong trào Nông dân SXKD giỏi 5 năm qua trên địa bàn huyện đã góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao vai trò, vị thế của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương…”./.