CTTĐT - Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Một góc khu du lịch Nà Hẩu (huyện Văn Yên).
Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu mỗi địa phương có ít nhất một điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái... phù hợp với lợi thế. Ưu tiên phát triển các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với định hướng đầu tư về cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới và các sản phẩm du lịch mang đặc trưng vùng, miền, sản phẩm du lịch cộng đồng.
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các dịch vụ về lữ hành, vận tải, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm.
Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 100% số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách; 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận trở lên ứng dụng Chuyển đổi số vào quản lý, kinh doanh và quảng bá sản phẩm.
Tại mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch, xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.
Phấn đấu ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.
Để thực hiện các mục tiêu trên thì các giải pháp đặt ra bao gồm: Xây dựng, ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ xây dựng và phát triển mô hình, điểm du lịch nông thôn phù hợp với thế mạnh và lợi thế của địa phương; tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực về du lịch nông nghiệp, nông thôn; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn; triển khai áp dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và triển khai hiệu quả các hoạt động quảng bá, giới thiệu về du lịch nông nghiệp, nông thôn.
1359 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu mỗi địa phương có ít nhất một điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái... phù hợp với lợi thế. Ưu tiên phát triển các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với định hướng đầu tư về cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới và các sản phẩm du lịch mang đặc trưng vùng, miền, sản phẩm du lịch cộng đồng.
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các dịch vụ về lữ hành, vận tải, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm.
Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 100% số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách; 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận trở lên ứng dụng Chuyển đổi số vào quản lý, kinh doanh và quảng bá sản phẩm.
Tại mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch, xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.
Phấn đấu ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.
Để thực hiện các mục tiêu trên thì các giải pháp đặt ra bao gồm: Xây dựng, ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ xây dựng và phát triển mô hình, điểm du lịch nông thôn phù hợp với thế mạnh và lợi thế của địa phương; tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực về du lịch nông nghiệp, nông thôn; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn; triển khai áp dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và triển khai hiệu quả các hoạt động quảng bá, giới thiệu về du lịch nông nghiệp, nông thôn.