CTTĐT - Sáng 10/01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh dự và chủ trì phiên họp.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chủ trì phiên họp
Năm 2024, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, tăng trưởng tín dụng trong năm đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách với chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ổn định. Công tác tín dụng chính sách xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đến 31/12/2024, tổng nguồn vốn đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 627 tỷ đồng so với năm 2023. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt trên 257 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so với năm 2023.
Đến 31/12/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 5.491 tỷ đồng, tăng 623 tỷ đồng so với 31/12/2023, tỷ lệ tăng 12,8%, hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ năm 2024, với trên 86.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng tín dụng ưu đãi.
Doanh số cho vay mới năm 2024 thực hiện 1.557 tỷ đồng với trên 26,8 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách. Tổng doanh số thu nợ thực hiện trong năm đạt 933 tỷ đồng.
Trong năm, Ngân hàng CSXH tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành và chính quyền cơ sở rà soát, thống kê và lập hồ sơ xử lý kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn tín dụng chính sách bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) với 371 khách hàng, dư nợ 21,1 tỷ đồng. Tổ chức giải ngân bổ sung vốn cho 5.416 khách hàng thuộc các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 với tổng số tiền giải ngân trên 349 tỷ đồng.
Theo đánh giá, trong năm 2024, chất lượng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH luôn duy trì ổn định và ngày càng được nâng cao; chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Tổ TK&VV từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong thực hiện tốt các nội dung ủy thác quản lý vốn vay, thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.
Vốn tín dụng chính sách giải ngân trong năm đã góp phần quan trọng vào hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, khắc phục hậu quả của thiên tai, giải quyết nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất, tạo việc làm và cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đóc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái thảo luận tại phiên họp
Tại Phiên họp, các đại biểu đã thảo luận trao đổi về hoạt động tín dụng CSXH; về công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và phối hợp với các tổ chức hội nhận ủy thác. Đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm 2025.
Phát biểu tại Phiên họp, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới và Kế hoạch số 200-KH/TU ngày 26/12/2024 của Tỉnh ủy; tăng cường phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời có giải pháp tham mưu kịp thời cho tỉnh trong công tác chỉ đạo triển khai các chương trình tín dụng chính sách năm 2025; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng.
Tổ chức phân bổ vốn, điều hành kế hoạch linh hoạt giữa các địa phương để chuyển vốn nhanh chóng đến đối tượng thụ hưởng; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện huy động các nguồn lực dành cho tín dụng chính sách xã hội, gắn với việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; rà soát lại các đối tượng, khảo sát nhu cầu vốn tại những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cao để ưu tiên giải ngân vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng CSXH, hội ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV, Ban giảm nghèo, trưởng các thôn bản về kỹ năng quản lý, xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát và xử lý nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng chính sách; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra chuyên đề, giám sát từ xa hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH và hoạt động ủy thác…
114 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh dự và chủ trì phiên họp.Năm 2024, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, tăng trưởng tín dụng trong năm đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách với chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ổn định. Công tác tín dụng chính sách xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đến 31/12/2024, tổng nguồn vốn đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 627 tỷ đồng so với năm 2023. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt trên 257 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so với năm 2023.
Đến 31/12/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 5.491 tỷ đồng, tăng 623 tỷ đồng so với 31/12/2023, tỷ lệ tăng 12,8%, hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ năm 2024, với trên 86.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng tín dụng ưu đãi.
Doanh số cho vay mới năm 2024 thực hiện 1.557 tỷ đồng với trên 26,8 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách. Tổng doanh số thu nợ thực hiện trong năm đạt 933 tỷ đồng.
Trong năm, Ngân hàng CSXH tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành và chính quyền cơ sở rà soát, thống kê và lập hồ sơ xử lý kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn tín dụng chính sách bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) với 371 khách hàng, dư nợ 21,1 tỷ đồng. Tổ chức giải ngân bổ sung vốn cho 5.416 khách hàng thuộc các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 với tổng số tiền giải ngân trên 349 tỷ đồng.
Theo đánh giá, trong năm 2024, chất lượng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH luôn duy trì ổn định và ngày càng được nâng cao; chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Tổ TK&VV từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong thực hiện tốt các nội dung ủy thác quản lý vốn vay, thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.
Vốn tín dụng chính sách giải ngân trong năm đã góp phần quan trọng vào hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, khắc phục hậu quả của thiên tai, giải quyết nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất, tạo việc làm và cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đóc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái thảo luận tại phiên họp
Tại Phiên họp, các đại biểu đã thảo luận trao đổi về hoạt động tín dụng CSXH; về công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và phối hợp với các tổ chức hội nhận ủy thác. Đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm 2025.
Phát biểu tại Phiên họp, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới và Kế hoạch số 200-KH/TU ngày 26/12/2024 của Tỉnh ủy; tăng cường phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời có giải pháp tham mưu kịp thời cho tỉnh trong công tác chỉ đạo triển khai các chương trình tín dụng chính sách năm 2025; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng.
Tổ chức phân bổ vốn, điều hành kế hoạch linh hoạt giữa các địa phương để chuyển vốn nhanh chóng đến đối tượng thụ hưởng; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện huy động các nguồn lực dành cho tín dụng chính sách xã hội, gắn với việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; rà soát lại các đối tượng, khảo sát nhu cầu vốn tại những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cao để ưu tiên giải ngân vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng CSXH, hội ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV, Ban giảm nghèo, trưởng các thôn bản về kỹ năng quản lý, xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát và xử lý nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng chính sách; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra chuyên đề, giám sát từ xa hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH và hoạt động ủy thác…