CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng vắc xin cho chó, không nuôi chó thả rông...
Trong những năm qua, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp, song trên địa bàn tỉnh Yên Bái hàng năm vẫn ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Giai đoạn 2006 - 2015 trung bình mỗi năm có 8 người tử vong, năm 2016 có 01 người tử vong, 6 tháng đầu năm 2017 có 01 người tử vong do bệnh dại tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; nguyên nhân là các ca tử vong đều do bị chó dại cắn không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại; công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc thống kê, lập sổ quản lý đàn chó nuôi, việc nuôi nhốt, xích chó, hiện tượng chó thả rông cắn người còn phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Để công tác phòng, chống bệnh dại đạt hiệu quả trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn; tuyên truyền đến chính quyền cấp huyện, xã, các tổ chức đoàn thể và người dân các quy định của Chính phủ, các bộ và của tỉnh về công tác, phòng chống bệnh dại; Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý sớm chó bị bệnh dại, chó không tiêm phòng theo quy định; Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và Thú y cung ứng đầy đủ vắc xin, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh dại; Phối hợp triển khai công tác tiêm phòng dại cho đàn chó, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường công tác giám sát, kiểm soát chặt chẽ chó, mèo, hướng dẫn phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh. Hàng năm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, trong đó có nội dung phòng, chống bệnh dại trên động vật trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Báo cáo tình dịch bệnh dại trên động vật và kết quả phòng chống dịch; kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống bệnh dại ở người: Tăng cường giám sát phơi nhiễm với bệnh dại tại cộng đồng, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng dại cho nhân dân; tuyên truyền vận động đảm bảo 100% trường hợp bị phơi nhiễm được tiêm phòng vắc xin; không để thiếu vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại tiêm cho người nghèo theo chính sách hỗ trợ của tỉnh năm 2017. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác trao đổi, nắm bắt thông tin và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại trên người. Xây dựng, cung cấp và phổ biến rộng rãi các nội dung, thông điệp tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bệnh dại ở người. Duy trì thực hiện tốt chế độ báo cáo tình hình bệnh dại trên người.
Công an tỉnh, Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường, Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển chó, mèo; phối với lực lượng thú y và chính quyền địa phương hỗ trợ công tác bắt giữ và xử lý đối với chó thả rông, xử lý những vi phạm về vận chuyển, giết mổ kinh doanh chó, mèo trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh dại ở người và động vật; thực hiện hỗ trợ tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại cho người nghèo khi bị phơi nhiễm dại theo chính sách hỗ trợ của tỉnh và tiêm phòng cho đàn chó trên địa bàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh dại; đặc biệt là mối nguy hiểm của bệnh dại đến tính mạng con người, nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng, chống bệnh dại.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế xây dựng các nội dung truyền thông và chỉ đạo thực hiện truyền thông học đường về bệnh dại, nhằm nâng cao hiểu biết về tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về phòng, chống bệnh dại trên động vật; Xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin dại được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, mạng lưới thú y cơ sở tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng năm rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý chó nuôi trên địa bàn; thành lập tổ, đội bắt giữ, xử lý chó thả rông, chó không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại.Thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, tránh bỏ sót; Xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại của địa phương, ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng; hỗ trợ tiêm vắc xin điều trị sau phơi nhiễm cho người dân thuộc các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người tham gia phòng chống bệnh dại khi bị chó, mèo cắn hoặc bị phơi nhiễm bệnh dại; giám sát lưu hành mầm bệnh dại để cảnh báo cho cộng đồng; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông; tiến hành thống kê, lập sổ theo dõi hộ đăng ký nuôi chó, cam kết tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo...
Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng vắc xin cho chó, không nuôi chó thả rông; ở các khu đô thi khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích và đeo rọ mõm cho chó; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay các cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Ban hành văn bản yêu cầu chủ vật nuôi phải tổ chức quản lý chó, mèo nuôi theo quy định.
Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thiếu quyết liệt, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại thấp, không quản lý được đàn chó, để xảy ra dịch và có trường hợp tử vong trên người do bệnh dại gây ra.
1621 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.Trong những năm qua, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp, song trên địa bàn tỉnh Yên Bái hàng năm vẫn ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Giai đoạn 2006 - 2015 trung bình mỗi năm có 8 người tử vong, năm 2016 có 01 người tử vong, 6 tháng đầu năm 2017 có 01 người tử vong do bệnh dại tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; nguyên nhân là các ca tử vong đều do bị chó dại cắn không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại; công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc thống kê, lập sổ quản lý đàn chó nuôi, việc nuôi nhốt, xích chó, hiện tượng chó thả rông cắn người còn phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Để công tác phòng, chống bệnh dại đạt hiệu quả trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn; tuyên truyền đến chính quyền cấp huyện, xã, các tổ chức đoàn thể và người dân các quy định của Chính phủ, các bộ và của tỉnh về công tác, phòng chống bệnh dại; Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý sớm chó bị bệnh dại, chó không tiêm phòng theo quy định; Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và Thú y cung ứng đầy đủ vắc xin, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh dại; Phối hợp triển khai công tác tiêm phòng dại cho đàn chó, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường công tác giám sát, kiểm soát chặt chẽ chó, mèo, hướng dẫn phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh. Hàng năm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, trong đó có nội dung phòng, chống bệnh dại trên động vật trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Báo cáo tình dịch bệnh dại trên động vật và kết quả phòng chống dịch; kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống bệnh dại ở người: Tăng cường giám sát phơi nhiễm với bệnh dại tại cộng đồng, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng dại cho nhân dân; tuyên truyền vận động đảm bảo 100% trường hợp bị phơi nhiễm được tiêm phòng vắc xin; không để thiếu vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại tiêm cho người nghèo theo chính sách hỗ trợ của tỉnh năm 2017. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác trao đổi, nắm bắt thông tin và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại trên người. Xây dựng, cung cấp và phổ biến rộng rãi các nội dung, thông điệp tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bệnh dại ở người. Duy trì thực hiện tốt chế độ báo cáo tình hình bệnh dại trên người.
Công an tỉnh, Sở Công Thương chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường, Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển chó, mèo; phối với lực lượng thú y và chính quyền địa phương hỗ trợ công tác bắt giữ và xử lý đối với chó thả rông, xử lý những vi phạm về vận chuyển, giết mổ kinh doanh chó, mèo trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh dại ở người và động vật; thực hiện hỗ trợ tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại cho người nghèo khi bị phơi nhiễm dại theo chính sách hỗ trợ của tỉnh và tiêm phòng cho đàn chó trên địa bàn tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh dại; đặc biệt là mối nguy hiểm của bệnh dại đến tính mạng con người, nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng, chống bệnh dại.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế xây dựng các nội dung truyền thông và chỉ đạo thực hiện truyền thông học đường về bệnh dại, nhằm nâng cao hiểu biết về tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về phòng, chống bệnh dại trên động vật; Xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin dại được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, mạng lưới thú y cơ sở tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng năm rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý chó nuôi trên địa bàn; thành lập tổ, đội bắt giữ, xử lý chó thả rông, chó không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại.Thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, tránh bỏ sót; Xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại của địa phương, ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng; hỗ trợ tiêm vắc xin điều trị sau phơi nhiễm cho người dân thuộc các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người tham gia phòng chống bệnh dại khi bị chó, mèo cắn hoặc bị phơi nhiễm bệnh dại; giám sát lưu hành mầm bệnh dại để cảnh báo cho cộng đồng; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông; tiến hành thống kê, lập sổ theo dõi hộ đăng ký nuôi chó, cam kết tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo...
Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng vắc xin cho chó, không nuôi chó thả rông; ở các khu đô thi khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích và đeo rọ mõm cho chó; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay các cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Ban hành văn bản yêu cầu chủ vật nuôi phải tổ chức quản lý chó, mèo nuôi theo quy định.
Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thiếu quyết liệt, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại thấp, không quản lý được đàn chó, để xảy ra dịch và có trường hợp tử vong trên người do bệnh dại gây ra.