CTTĐT - Bộ Công an nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị có giải pháp ngăn chặn tình trạng giả danh các cơ quan nhà nước liên hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cử tri kiến nghị Bộ Công an có giải pháp ngăn chặn tình trạng giả danh các cơ quan nhà nước liên hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện hành vi lừa đảo
Nội dung kến nghị như sau:
Hiện nay, tình trạng giả danh các cơ quan nhà nước liên hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng tăng, nhất là đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập.
Cử tri kiến nghị có giải pháp ngăn chặn tình trạng trên.
Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 4554/BCA-V01 ngày 20/12/2024 như sau:
Những năm trước đây, trước diễn biến phức tạp của tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động này. Lực lượng Công an các cấp đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm (Năm 2024, lực lượng Công an phát hiện, xử lý 7.866 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản - theo mốc thống kê số liệu của Quốc hội). Nhìn tổng thể chung, các biện pháp quyết liệt của lực lượng Công an và các ngành trong những năm qua đã góp phần từng bước đẩy lùi tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế - xã hội, nhiều yếu tố là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mới phát sinh, thời gian tới, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản dự báo diễn ra phức tạp ở một số nơi, biến tướng dưới các hình thức khác nhau như cử tri phản ánh.
Để chủ động nhận diện, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với loại tội phạm này; ngoài các giải pháp của Bộ Công an, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương; do đó, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo toàn lực lượng tiếp tục bám sát các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và đấu tranh trấn áp tội phạm, cụ thể:
1. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền định hướng dư luận, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng, trên các trang mạng xã hội (đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã) về các phương thức, thủ đoạn hoạt động và hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và Nhân dân biết, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, kịp thời tố giác tội phạm. Phối hợp với các nhà mạng viễn thông gửi tin nhắn đến các thuê bao di động cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác trước các phương thức hoạt động của tội phạm lợi dụng không gian mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên không gian mạng; thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghi định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; đẩy mạnh thực hiện Đề án 06/CP về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 nhất là ứng dụng dữ liệu dân cư để xác thực thông tin thuê bao di động loại bỏ “Sim rác”, xác thực tài khoản ngân hàng, xác thực sinh trắc học khi thực hiện các giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên Internet, hạn chế các trường hợp sử đụng vào mục đích hoạt động lừa đảo; sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNelD) trong các giao dịch điện tử, góp phần phòng ngừa tội phạm.
3. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, kịp thời cảnh báo, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; thông báo toàn quốc số điện thoại đường dây nóng (0692.345.860) của Cục Cảnh sát hình sự là đầu mối tiếp nhận tin báo, tố giác của người dân về các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phối hợp Viện kiểm sát, Tòa án các cấp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp nhanh, “khẩn cẩp” truy vết dòng tiền, tạm khóa, phong tỏa tài khoản liên quan đến hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lợi dụng công nghệ cao, sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là chia sẻ xác minh thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ, đấu tranh, bắt giữ và chuyển giao đối tượng gây án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
* Cử tri đề nghị xem xét, nâng cao hơn nữa công tác bảo mật của Cổng dịch vụ công quốc gia cũng như hệ thống đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 606/BCA-V01 ngày 26/02/2025 như sau:
Thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức đấu tranh, triệt phá một số chuyên án lớn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, có tổ chức, xuyên quốc gia với quy mô lớn và phương thức, thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp, có sự cấu kết của các đối tượng trong nước và nước ngoài, hoạt động tại các địa bàn giáp ranh biên giới Việt Nam. Quá trình đấu tranh, phát hiện các đối tượng đã thu thập được dữ liệu công dân Việt Nam từ rất nhiều nguồn, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Giáo dục, y tế, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm...
Hiện Bộ Công an đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng đấu tranh, khai thác các đối tượng đã bị bắt giữ để tiếp tục truy bắt, xử lý các đối tượng cung cấp, bán dữ liệu cho các tổ chức hoạt động phạm tội lừa đảo sử dụng và xác định các lỗ hổng, kẽ hở bảo mật để phối hợp và kiến nghị các bộ, ngành liên quan khắc phục, trong đó có công tác bảo mật của Cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ an ninh, an toàn của các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, trong đó có các hệ thống lưu trữ dữ liệu liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Qua đó, Bộ Công an sẽ tiếp tục kiến nghị các giải pháp, biện pháp để khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin.
Ngoài ra, lực lượng Công an tích cực tuyên truyền qua nhiều hình thức, khuyến cáo người dân nâng cao kiến thức, cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn từ những số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, ứng dụng OTT lạ; chủ động có biện pháp để tự bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, hạn chế chia sẻ thông tin công khai trên không gian mạng.
428 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Công an nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị có giải pháp ngăn chặn tình trạng giả danh các cơ quan nhà nước liên hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện hành vi lừa đảo.Nội dung kến nghị như sau:
Hiện nay, tình trạng giả danh các cơ quan nhà nước liên hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng tăng, nhất là đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập.
Cử tri kiến nghị có giải pháp ngăn chặn tình trạng trên.
Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 4554/BCA-V01 ngày 20/12/2024 như sau:
Những năm trước đây, trước diễn biến phức tạp của tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động này. Lực lượng Công an các cấp đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm (Năm 2024, lực lượng Công an phát hiện, xử lý 7.866 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản - theo mốc thống kê số liệu của Quốc hội). Nhìn tổng thể chung, các biện pháp quyết liệt của lực lượng Công an và các ngành trong những năm qua đã góp phần từng bước đẩy lùi tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế - xã hội, nhiều yếu tố là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm mới phát sinh, thời gian tới, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản dự báo diễn ra phức tạp ở một số nơi, biến tướng dưới các hình thức khác nhau như cử tri phản ánh.
Để chủ động nhận diện, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với loại tội phạm này; ngoài các giải pháp của Bộ Công an, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương; do đó, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo toàn lực lượng tiếp tục bám sát các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 21/CT-TTg, thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và đấu tranh trấn áp tội phạm, cụ thể:
1. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền định hướng dư luận, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng, trên các trang mạng xã hội (đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã) về các phương thức, thủ đoạn hoạt động và hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và Nhân dân biết, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, kịp thời tố giác tội phạm. Phối hợp với các nhà mạng viễn thông gửi tin nhắn đến các thuê bao di động cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác trước các phương thức hoạt động của tội phạm lợi dụng không gian mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên không gian mạng; thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghi định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; đẩy mạnh thực hiện Đề án 06/CP về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 nhất là ứng dụng dữ liệu dân cư để xác thực thông tin thuê bao di động loại bỏ “Sim rác”, xác thực tài khoản ngân hàng, xác thực sinh trắc học khi thực hiện các giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên Internet, hạn chế các trường hợp sử đụng vào mục đích hoạt động lừa đảo; sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNelD) trong các giao dịch điện tử, góp phần phòng ngừa tội phạm.
3. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, kịp thời cảnh báo, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; thông báo toàn quốc số điện thoại đường dây nóng (0692.345.860) của Cục Cảnh sát hình sự là đầu mối tiếp nhận tin báo, tố giác của người dân về các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phối hợp Viện kiểm sát, Tòa án các cấp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp nhanh, “khẩn cẩp” truy vết dòng tiền, tạm khóa, phong tỏa tài khoản liên quan đến hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lợi dụng công nghệ cao, sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là chia sẻ xác minh thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ, đấu tranh, bắt giữ và chuyển giao đối tượng gây án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
* Cử tri đề nghị xem xét, nâng cao hơn nữa công tác bảo mật của Cổng dịch vụ công quốc gia cũng như hệ thống đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 606/BCA-V01 ngày 26/02/2025 như sau:
Thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức đấu tranh, triệt phá một số chuyên án lớn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, có tổ chức, xuyên quốc gia với quy mô lớn và phương thức, thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp, có sự cấu kết của các đối tượng trong nước và nước ngoài, hoạt động tại các địa bàn giáp ranh biên giới Việt Nam. Quá trình đấu tranh, phát hiện các đối tượng đã thu thập được dữ liệu công dân Việt Nam từ rất nhiều nguồn, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Giáo dục, y tế, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm...
Hiện Bộ Công an đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng đấu tranh, khai thác các đối tượng đã bị bắt giữ để tiếp tục truy bắt, xử lý các đối tượng cung cấp, bán dữ liệu cho các tổ chức hoạt động phạm tội lừa đảo sử dụng và xác định các lỗ hổng, kẽ hở bảo mật để phối hợp và kiến nghị các bộ, ngành liên quan khắc phục, trong đó có công tác bảo mật của Cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ an ninh, an toàn của các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, trong đó có các hệ thống lưu trữ dữ liệu liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Qua đó, Bộ Công an sẽ tiếp tục kiến nghị các giải pháp, biện pháp để khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin.
Ngoài ra, lực lượng Công an tích cực tuyên truyền qua nhiều hình thức, khuyến cáo người dân nâng cao kiến thức, cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn từ những số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, ứng dụng OTT lạ; chủ động có biện pháp để tự bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, hạn chế chia sẻ thông tin công khai trên không gian mạng.
Các bài khác
- Yên Bái triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (13/04/2025)
- Yên Bái triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững (12/04/2025)
- Các khu công nghiệp Yên Bái tạo việc làm cho trên 5.150 lao động (12/04/2025)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến về triển khai thực hiện Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (09/04/2025)
- Lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Sơn La và Hà Giang làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (09/04/2025)
- Yên Bái doanh thu dịch vụ quý I đạt 8.450 tỷ đồng (09/04/2025)
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn (09/04/2025)
- Yên Bái: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản (08/04/2025)
- Yên Bái: Chủ động hóa giải “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư (06/04/2025)
- Yên Bái kiểm tra, xử lý 132 vụ buôn lậu, gian lận thương mại (06/04/2025)
Xem thêm »