CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành công văn số 1255/UBND-NC chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thực hiện công tác quản lý hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh.
Văn phòng Luật sư Hồng Đức (thị trấn Yên Bình) ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.
Để chủ động phòng ngừa, không làm phát sinh hiện tượng tiêu cực trong hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu trong công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh; tiến hành rà soát tổng thể, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động hành nghề luật sư. Đối với các vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cần xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường quản lý nhà nước và giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; thực hiện quản lý hành nghề luật sư nhằm tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ luật sư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, từ đó chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm. Phối hợp, trao đổi với Công an tỉnh khi có yêu cầu thông tin về tình hình hoạt động luật sư, nhằm bảo đảm hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan tiến hành tố tụng để nắm chắc thông tin về tình hình hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh, kịp thời chia sẻ thông tin liên quan, trong đó lưu ý cách ứng xử, phát ngôn của luật sư trên môi trường mạng xã hội, trong quá trình tham gia tố tụng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức rà soát, kiểm tra việc đăng ký hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” cho doanh nghiệp không phải là tổ chức hành nghề luật sư theo quy định; kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý các doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cá nhân, tổ chức doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký mà có hoạt động không phù hợp với quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Đoàn Luật sư tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 359/TB-VPCP ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đăng ký hành nghề dịch vụ pháp lý; Văn bản số 4750/BKHĐT-ĐKKD ngày 23/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý; Văn bản số 3575/BTP-BTTP ngày 25/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý.
Đoàn Luật sư tỉnh phát huy vai trò tự quản của Đoàn Luật sư, đồng thời tăng cường công tác phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đoàn thể để giám sát hoạt động hành nghề của luật sư là thành viên của Đoàn. Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 61 Luật Luật sư, trong đó có chức năng giám sát đối với các luật sư thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương tuân thủ Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của luật sư. Tăng cường các hình thức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị có phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng, hình ảnh và vị thế của Đoàn Luật sư và đội ngũ luật sư của tỉnh; không được lợi dụng việc hành nghề để đi ngược lại với nguyên tắc hành nghề luật sư, vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật.
928 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành công văn số 1255/UBND-NC chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan về việc thực hiện công tác quản lý hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh.Để chủ động phòng ngừa, không làm phát sinh hiện tượng tiêu cực trong hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu trong công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh; tiến hành rà soát tổng thể, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động hành nghề luật sư. Đối với các vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cần xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường quản lý nhà nước và giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; thực hiện quản lý hành nghề luật sư nhằm tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ luật sư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, từ đó chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm. Phối hợp, trao đổi với Công an tỉnh khi có yêu cầu thông tin về tình hình hoạt động luật sư, nhằm bảo đảm hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan tiến hành tố tụng để nắm chắc thông tin về tình hình hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh, kịp thời chia sẻ thông tin liên quan, trong đó lưu ý cách ứng xử, phát ngôn của luật sư trên môi trường mạng xã hội, trong quá trình tham gia tố tụng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức rà soát, kiểm tra việc đăng ký hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” cho doanh nghiệp không phải là tổ chức hành nghề luật sư theo quy định; kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý các doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cá nhân, tổ chức doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký mà có hoạt động không phù hợp với quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Đoàn Luật sư tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 359/TB-VPCP ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đăng ký hành nghề dịch vụ pháp lý; Văn bản số 4750/BKHĐT-ĐKKD ngày 23/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý; Văn bản số 3575/BTP-BTTP ngày 25/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý.
Đoàn Luật sư tỉnh phát huy vai trò tự quản của Đoàn Luật sư, đồng thời tăng cường công tác phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đoàn thể để giám sát hoạt động hành nghề của luật sư là thành viên của Đoàn. Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 61 Luật Luật sư, trong đó có chức năng giám sát đối với các luật sư thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương tuân thủ Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của luật sư. Tăng cường các hình thức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị có phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng, hình ảnh và vị thế của Đoàn Luật sư và đội ngũ luật sư của tỉnh; không được lợi dụng việc hành nghề để đi ngược lại với nguyên tắc hành nghề luật sư, vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật.