CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 75/2024/NQ-HĐND ngày 30/9/2024 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 75/2024/NQ-HĐND ngày 30/9/2024 của HĐND tỉnh Yên Bái
1. Xác định đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về đất đai
Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, đất sản xuất hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất sinh sống tại thôn, xã đặc biệt khó khăn (khu vực III), các xã còn khó khăn (khu vực II) và các xã bước đầu phát triển (khu vực I). Cụ thể:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định quy định hiện hành của Chính phủ tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách (hiện nay đang quy định theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025).
- Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số là hộ có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân không có đất là hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, không có đất sản xuất tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách.
- Hộ gia đình, cá nhân thiếu đất ở là hộ gia đình, cá nhân có thấp hơn 50% diện tích đất ở theo quy định về hạn mức giao đất tại Điều 10 và Điều 11 Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách.
- Hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất là hộ gia đình, cá nhân có thấp hơn 2% tổng diện tích các loại đất quy định tại khoản 4 Điều 176 Luật Đất đai năm 2024 tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách.
2. Nguyên tắc thực hiện việc hỗ trợ về đất đai
- Phải công khai, minh bạch, dân chủ từ thôn, bản; đúng đối tượng, đúng định mức. Đảm bảo sự tham gia, giám sát của người dân trong quá trình bình xét đối tượng và mức hỗ trợ của chính sách hỗ trợ.
- Địa điểm bố trí quỹ đất sản xuất phải đảm bảo khoảng cách không quá xa nơi sinh sống của người dân, giúp thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp.
- Việc hỗ trợ đất đai cho các đối tượng hưởng chính sách theo thứ tự ưu tiên như sau:
(i) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, không có đất sản xuất sinh sống tại khu vực III.
(ii) Hộ gia đình, cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực III, khu vực II và khu vực I nhưng trong quá trình sử dụng đất bị mất đất ở, đất sản xuất do thiên tai, bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.
(iii) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, không có đất sản xuất sinh sống tại khu vực II.
(iv) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, không có đất sản xuất sinh sống tại khu vực I.
(v) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu đất ở, thiếu có đất sản xuất sinh sống tại khu vực III.
(vi) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất sinh sống tại khu vực II.
(vii) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất sinh sống khu vực I.
3. Trình tự thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai
3.1. Bước 1:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát xác định quỹ đất, diện tích đất dự kiến sẽ thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân hưởng chính sách hỗ trợ. Diện tích các quỹ đất phải được đo đạc chi tiết và thể hiện trên các mảnh đo đạc bản đồ địa theo quy định.
(i) Quỹ đất để thực hiện chính sách hỗ trợ gồm:
- Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý quy định tại các điểm b, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 217 Luật Đất đai năm 2024. Riêng đối với điểm đ không sử dụng đất rừng đặc dụng để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai.
- Quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quy định tại khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai năm 2024.
- Quỹ đất thu hồi thuộc các dự án bố trí đất ở, đất sản xuất quy định tại khoản 29 Điều 79 Luật Đất đai năm 2024.
- Đất thu hồi đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Đất đai năm 2024, gồm các trường hợp vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai năm 2024 mà không còn nhu cầu sử dụng đất (nếu có).
(ii) Đối với những địa bàn không có quỹ đất để thực hiện dự án. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải bố trí kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất theo quy định tại khoản 29 Điều 79 của Luật Đất đai để thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai. Nguồn kinh phí để thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15/10 hằng năm. Nội dung gồm:
- Số lượng các hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, đất sản xuất; thiếu đất ở, đất sản xuất theo địa bàn từng thôn, bản của từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn từng huyện, thị xã.
Đối với các hộ thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất phải thống kê cụ thể loại đất, diện tích các loại đất hiện đang sử dụng làm cơ sở để xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ.
- Các trường hợp không có đất ở, thiếu đất ở nhưng hộ gia đình, cá nhân hiện có đất nông nghiệp đủ điều kiện để chuyển mục đích sang đất ở theo địa bàn từng thôn, bản của từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
3. Căn cứ số lượng hộ gia đình, cá nhân không có đất, thiếu đất do Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo và trên cơ sở quỹ đất và diện tích đất đã xác định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành phân bổ quỹ đất, diện tích đất cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn làm cơ sở thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân hưởng chính sách hỗ trợ.
3.2. Bước 2: Xác định diện tích giao đất trên địa bàn huyện
1. Căn cứ quỹ đất, diện tích đất ở, đất nông nghiệp hiện có; số lượng hộ không có đất, thiếu đất của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định diện tích giao đất đối với đất ở và đất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đối với trường hợp các hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được hưởng chính sách hỗ trợ nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở quỹ đất của địa phương và tình hình thực tế để xem xét trình Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở quỹ đất của địa phương quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với các đối tượng này.
2. Diện tích giao đất để thực hiện chính sách không được vượt quá hạn mức giao đất ở quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 176 Luật Đất đai năm 2024.
3.3. Bước 3:
Trên cơ sở hạn mức sử dụng đất đã được phê duyệt và đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trên cơ sở nguyên tắc nêu tại mục 2 Văn bản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã lập phương án hỗ trợ đất đai đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng hưởng chính sách trên địa bàn từng xã theo trình tự sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng xét duyệt trên cơ sở đối tượng và địa bàn nêu tại mục 2 Hướng dẫn này, thành phần xét duyệt gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác địa chính, trưởng thôn (bản, tổ dân phố).
2. Trên cơ sở danh sách các hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, đất sản xuất hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất. Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp xét duyệt để xác định các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất ở và đất sản xuất, thuê đất sản xuất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, diện tích đất hỗ trợ và hình thức hỗ trợ. Hội đồng xét duyệt làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, dân chủ, việc xét duyệt chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các thành phần của hội đồng và kết luận theo ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.
Sau khi họp xét duyệt, Hội đồng xét duyệt cấp xã phải lập Biên bản họp với đầy đủ chữ ký của các thành viên hội đồng. Trong Biên bản phải có danh sách các hộ gia đình, cá nhân, số thửa, vị trí, diện tích, loại đất và hình thức hỗ trợ (như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất).
3. Trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc thẩm định, Hội đồng xét duyệt phải hoàn thiện nội dung phương án hỗ trợ, trong phương án phải thể hiện từng hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ, số thửa, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng và hình thức hỗ trợ đất đai. Tổ chức niêm yết, công khai Phương án hỗ trợ tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và nhà sinh hoạt công đồng tại các thôn, bản nơi có đất để tiếp nhận ý kiến của công dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày công khai, việc công khai phải được lập thành Biên bản với sự tham gia chứng kiến của trưởng thôn, bản nơi có các hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ.
Nội dung công khai gồm: Phương án hỗ trợ và bản đồ địa chính các thửa đất.
4. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc công khai, Hội đồng xét duyệt ban hành thông báo kết thúc công khai và đối thoại trực tiếp để giải quyết các kiến nghị hoặc trả lời bằng văn bản (nếu có).
Trường hợp không nhận được ý kiến phản ánh hoặc đã giải quyết hết các kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện phương án giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
5. Thành phần hồ sơ trình phê duyệt gồm:
- Biên bản họp xét duyệt Hội đồng xét duyệt cấp xã kèm theo danh sách từng hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách;
- Phương án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã lập.
- Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất và bảng tổng hợp diện tích các loại đất hỗ trợ.
- Biên bản công khai và kết thúc niêm yết công khai; văn bản giải quyết các kiến nghị của công dân (nếu có);
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.
3.4. Bước 4. Phê duyệt phương án hỗ trợ
Sau khi nhận được Phương án hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp xã trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan quản lý đất đai cấp huyện chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định phương án hỗ trợ trong trong thời gian là 10 ngày và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện.
3.5. Bước 5:
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
439 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 75/2024/NQ-HĐND ngày 30/9/2024 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.1. Xác định đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về đất đai
Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, đất sản xuất hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất sinh sống tại thôn, xã đặc biệt khó khăn (khu vực III), các xã còn khó khăn (khu vực II) và các xã bước đầu phát triển (khu vực I). Cụ thể:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định quy định hiện hành của Chính phủ tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách (hiện nay đang quy định theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025).
- Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số là hộ có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân không có đất là hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, không có đất sản xuất tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách.
- Hộ gia đình, cá nhân thiếu đất ở là hộ gia đình, cá nhân có thấp hơn 50% diện tích đất ở theo quy định về hạn mức giao đất tại Điều 10 và Điều 11 Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách.
- Hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất là hộ gia đình, cá nhân có thấp hơn 2% tổng diện tích các loại đất quy định tại khoản 4 Điều 176 Luật Đất đai năm 2024 tại thời điểm xét đối tượng hưởng chính sách.
2. Nguyên tắc thực hiện việc hỗ trợ về đất đai
- Phải công khai, minh bạch, dân chủ từ thôn, bản; đúng đối tượng, đúng định mức. Đảm bảo sự tham gia, giám sát của người dân trong quá trình bình xét đối tượng và mức hỗ trợ của chính sách hỗ trợ.
- Địa điểm bố trí quỹ đất sản xuất phải đảm bảo khoảng cách không quá xa nơi sinh sống của người dân, giúp thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp.
- Việc hỗ trợ đất đai cho các đối tượng hưởng chính sách theo thứ tự ưu tiên như sau:
(i) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, không có đất sản xuất sinh sống tại khu vực III.
(ii) Hộ gia đình, cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực III, khu vực II và khu vực I nhưng trong quá trình sử dụng đất bị mất đất ở, đất sản xuất do thiên tai, bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.
(iii) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, không có đất sản xuất sinh sống tại khu vực II.
(iv) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, không có đất sản xuất sinh sống tại khu vực I.
(v) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu đất ở, thiếu có đất sản xuất sinh sống tại khu vực III.
(vi) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất sinh sống tại khu vực II.
(vii) Hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất sinh sống khu vực I.
3. Trình tự thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai
3.1. Bước 1:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát xác định quỹ đất, diện tích đất dự kiến sẽ thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân hưởng chính sách hỗ trợ. Diện tích các quỹ đất phải được đo đạc chi tiết và thể hiện trên các mảnh đo đạc bản đồ địa theo quy định.
(i) Quỹ đất để thực hiện chính sách hỗ trợ gồm:
- Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý quy định tại các điểm b, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 217 Luật Đất đai năm 2024. Riêng đối với điểm đ không sử dụng đất rừng đặc dụng để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai.
- Quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quy định tại khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai năm 2024.
- Quỹ đất thu hồi thuộc các dự án bố trí đất ở, đất sản xuất quy định tại khoản 29 Điều 79 Luật Đất đai năm 2024.
- Đất thu hồi đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Đất đai năm 2024, gồm các trường hợp vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai năm 2024 mà không còn nhu cầu sử dụng đất (nếu có).
(ii) Đối với những địa bàn không có quỹ đất để thực hiện dự án. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải bố trí kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất theo quy định tại khoản 29 Điều 79 của Luật Đất đai để thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai. Nguồn kinh phí để thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15/10 hằng năm. Nội dung gồm:
- Số lượng các hộ gia đình, cá nhân không có đất ở, đất sản xuất; thiếu đất ở, đất sản xuất theo địa bàn từng thôn, bản của từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn từng huyện, thị xã.
Đối với các hộ thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất phải thống kê cụ thể loại đất, diện tích các loại đất hiện đang sử dụng làm cơ sở để xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ.
- Các trường hợp không có đất ở, thiếu đất ở nhưng hộ gia đình, cá nhân hiện có đất nông nghiệp đủ điều kiện để chuyển mục đích sang đất ở theo địa bàn từng thôn, bản của từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
3. Căn cứ số lượng hộ gia đình, cá nhân không có đất, thiếu đất do Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo và trên cơ sở quỹ đất và diện tích đất đã xác định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành phân bổ quỹ đất, diện tích đất cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn làm cơ sở thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân hưởng chính sách hỗ trợ.
3.2. Bước 2: Xác định diện tích giao đất trên địa bàn huyện
1. Căn cứ quỹ đất, diện tích đất ở, đất nông nghiệp hiện có; số lượng hộ không có đất, thiếu đất của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định diện tích giao đất đối với đất ở và đất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đối với trường hợp các hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được hưởng chính sách hỗ trợ nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở quỹ đất của địa phương và tình hình thực tế để xem xét trình Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở quỹ đất của địa phương quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với các đối tượng này.
2. Diện tích giao đất để thực hiện chính sách không được vượt quá hạn mức giao đất ở quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 176 Luật Đất đai năm 2024.
3.3. Bước 3:
Trên cơ sở hạn mức sử dụng đất đã được phê duyệt và đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trên cơ sở nguyên tắc nêu tại mục 2 Văn bản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã lập phương án hỗ trợ đất đai đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng hưởng chính sách trên địa bàn từng xã theo trình tự sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng xét duyệt trên cơ sở đối tượng và địa bàn nêu tại mục 2 Hướng dẫn này, thành phần xét duyệt gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác địa chính, trưởng thôn (bản, tổ dân phố).
2. Trên cơ sở danh sách các hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện không có đất ở, đất sản xuất hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất. Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp xét duyệt để xác định các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất ở và đất sản xuất, thuê đất sản xuất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, diện tích đất hỗ trợ và hình thức hỗ trợ. Hội đồng xét duyệt làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, dân chủ, việc xét duyệt chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các thành phần của hội đồng và kết luận theo ý kiến thống nhất của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.
Sau khi họp xét duyệt, Hội đồng xét duyệt cấp xã phải lập Biên bản họp với đầy đủ chữ ký của các thành viên hội đồng. Trong Biên bản phải có danh sách các hộ gia đình, cá nhân, số thửa, vị trí, diện tích, loại đất và hình thức hỗ trợ (như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất).
3. Trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc thẩm định, Hội đồng xét duyệt phải hoàn thiện nội dung phương án hỗ trợ, trong phương án phải thể hiện từng hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ, số thửa, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng và hình thức hỗ trợ đất đai. Tổ chức niêm yết, công khai Phương án hỗ trợ tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và nhà sinh hoạt công đồng tại các thôn, bản nơi có đất để tiếp nhận ý kiến của công dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày công khai, việc công khai phải được lập thành Biên bản với sự tham gia chứng kiến của trưởng thôn, bản nơi có các hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ.
Nội dung công khai gồm: Phương án hỗ trợ và bản đồ địa chính các thửa đất.
4. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc công khai, Hội đồng xét duyệt ban hành thông báo kết thúc công khai và đối thoại trực tiếp để giải quyết các kiến nghị hoặc trả lời bằng văn bản (nếu có).
Trường hợp không nhận được ý kiến phản ánh hoặc đã giải quyết hết các kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện phương án giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
5. Thành phần hồ sơ trình phê duyệt gồm:
- Biên bản họp xét duyệt Hội đồng xét duyệt cấp xã kèm theo danh sách từng hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách;
- Phương án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã lập.
- Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất và bảng tổng hợp diện tích các loại đất hỗ trợ.
- Biên bản công khai và kết thúc niêm yết công khai; văn bản giải quyết các kiến nghị của công dân (nếu có);
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.
3.4. Bước 4. Phê duyệt phương án hỗ trợ
Sau khi nhận được Phương án hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp xã trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan quản lý đất đai cấp huyện chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định phương án hỗ trợ trong trong thời gian là 10 ngày và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện.
3.5. Bước 5:
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.