CTTĐT - Những năm qua, lực lượng thanh niên huyện Văn Yên đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, thông minh, sáng tạo, cần cù, yêu lao động; tích cực xung kích tham gia “khởi nghiệp” phát triển kinh tế tại địa phương. Bằng ý chí và nghị lực, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đã lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế phù hợp để khởi nghiệp và đã mang lại những thành công nhất định.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái và lãnh đạo huyện Văn Yên thăm mô hình hợp tác xã sản xuất rau an toàn Q&C của đoàn viên thanh niên Phạm Văn Cường, xã Đại Phác
Hiệu quả từ những mô hình thanh niên “khởi nghiệp”
Là một trong những mô hình phát triển sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả, mô hình hợp tác xã sản xuất rau an toàn Q&C của đoàn viên thanh niên Phạm Văn Cường, xã Đại Phác đã mang lại lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên. Ý tưởng sáng lập hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo chuỗi được 3 đoàn viên thanh niên Phạm Văn Cường, Trần Văn Quân và Phạm Thị Mười ở xã Đại Phác đưa ra và đã được chính quyền xã và huyện cùng ngành nông nghiệp ủng hộ và có chính sách hỗ trợ để hợp tác xã phát triển sản xuất. Tháng 9/2015, sau khi thành lập, Hợp tác xã Thanh niên Q&C đã đấu thầu 1 ha đất 5% do UBND xã quản lý và thuê thêm 2 ha liền thửa để xây dựng nhà xưởng sản xuất và đóng gói rau, củ, quả. UBND huyện Văn Yên giao cho Trạm Khuyến nông huyện lập Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên”, thời gian thực hiện 3 năm (2015 - 2017). Tổng kinh phí thực hiện là 924.350.000 đồng, trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học là 450 triệu đồng; nguồn khác là trên 474 triệu đồng. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án, các thành viên Hợp tác xã Thanh niên Q&C đã góp trên 900 triệu đồng để đầu tư nhà, xưởng trồng, sơ chế rau, củ, quả an toàn.
Thanh niên Phạm Văn Cường cho biết: “Hiện nay, hợp tác xã thanh niên Q&C đang sản xuất trên 30 loại rau, củ, quả hợp đồng cung ứng cho 3 cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội, Siêu thị Big C Vĩnh Yên, 2 cửa hàng rau an toàn tại thành phố Yên Bái, Trường mầm non Hoa Hồng, Hoa Phượng ở thị trấn Mậu A, các lớp học bán trú của xã An Thịnh, Đại Phác, Mỏ Vàng (Văn Yên)… Doanh thu ổn định hàng tháng của Hợp tác xã đạt từ 50 - 60 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/ tháng…”
Cùng với mô hình hình này, hiện nay, toàn huyện đã có trên 20 mô hình phát triển sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Tiêu biểu như mô hình xưởng chế tạo và sản xuất bếp Huỳnh Phát của đoàn viên thanh niên Nguyễn Văn Huỳnh, xã An Thịnh đem lại lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 170 triệu đồng, giải quyết việc làm cho gần 40 lao động địa phương; mô hình VAC của đoàn viên thanh niên Trần Văn Thắng, xã Đông Cuông, lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 3 lao động địa phương; mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi của đoàn viên thanh niên Đỗ Tuấn Anh, xã Yên Phú, lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 6 lao động địa phương…
Hiện nay, trong tổng số trên 200 cơ sở chăn nuôi, thủy sản; hàng chục cơ sở trồng trọt với các loại cây có giá trị kinh tế cao và nhiều mô hình sản xuất các sản phẩm từ cây quế đang phát huy hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập tốt cho người nuôi trồng thì đều có sự hiện diện, đóng góp tâm sức, trí lực của lực lượng đoàn viên thanh niên. Qua thống kê các mô hình sản xuất của thanh niên, các cơ sở trồng trọt có lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 120 triệu đồng/ha; các cơ sở chăn nuôi tập trung có lợi nhuận bình quân hàng năm đạt từ 50 - 60 triệu đồng/cơ sở; các mô hình lâm nghiệp, lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 50 triệu đồng/ha; các mô hình thủy sản lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 100 triệu đồng/cơ sở. Các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tập trung đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/lao động/tháng.
Có thể khẳng định, các mô hình “khởi nghiệp” của thanh niên trên địa bàn huyện Văn Yên trong thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, bước đầu mang lại những hiệu ứng tích cực về giá trị kinh tế, an sinh xã hội và môi trường.
Chính quyền luôn đồng hành cùng thanh niên trên con đường “lập thân, lập nghiệp”
Đồng hành với thanh niên trên con đường “lập thân, lập nghiệp”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Văn Yên đã có nhiều chủ trương, định hướng, cơ chế thiết thực giúp đỡ thanh niên “khởi nghiệp” phát triển kinh tế như tổ chức định hướng đào tạo nghề phù hợp cho thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn phát triển kinh tế, nhất là các nguồn vốn ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội; tuyên truyền, quảng bá, thu hút, liên kết đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các mô hình sản xuất của thanh niên … hay tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên tiếp cận các đề án, chính sách, hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Lãnh đạo huyện Văn Yên trao đổi tháo gỡ khó khăn cho đoàn viên thanh niên trong việc "khởi nghiệp"
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Yên: “Hiện nay, huyện đang khuyến khích đoàn viên thanh niên trên địa bàn có sự liên kết để thành lập các hợp tác xã, các nhóm sản xuất, phát triển các sản phẩm có lợi thế tại địa phương. Cùng với việc đó, tạo điều kiện, khuyến khích các đoàn viên thanh niên tìm hiểu thị trường thông qua các doanh nghiệp, các cửa hàng, nơi tiêu thụ để có thông tin về thị trường sau đó trở về địa phương có kế hoạch tiếp cận giống, kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương, cũng như địa phương có điều kiện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp như nông nghiệp sạch, rau sạch, chăn nuôi các sản phẩm…”
Bên cạnh việc đồng hành của chính quyền với thanh niên, trong thời gian tới, các cấp bộ đoàn sẽ tiếp tục đồng hành cùng thanh niên trong phong trào “khởi nghiệp”, trong đó tập trung chỉ đạo các cơ sở đoàn đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để đoàn viên thanh niên có tinh thần khởi nghiệp; tuyên truyền các sản phẩm có lợi thế, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm; tiếp cận các nguồn vốn và tạo điều kiện để thanh niên vay vốn, nhất là các nguồn vốn tín dụng. Đồng thời tăng cường công tác hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn và giải quyết việc làm cho thanh niên.
1776 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, lực lượng thanh niên huyện Văn Yên đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, thông minh, sáng tạo, cần cù, yêu lao động; tích cực xung kích tham gia “khởi nghiệp” phát triển kinh tế tại địa phương. Bằng ý chí và nghị lực, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đã lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế phù hợp để khởi nghiệp và đã mang lại những thành công nhất định. Hiệu quả từ những mô hình thanh niên “khởi nghiệp”
Là một trong những mô hình phát triển sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả, mô hình hợp tác xã sản xuất rau an toàn Q&C của đoàn viên thanh niên Phạm Văn Cường, xã Đại Phác đã mang lại lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên. Ý tưởng sáng lập hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo chuỗi được 3 đoàn viên thanh niên Phạm Văn Cường, Trần Văn Quân và Phạm Thị Mười ở xã Đại Phác đưa ra và đã được chính quyền xã và huyện cùng ngành nông nghiệp ủng hộ và có chính sách hỗ trợ để hợp tác xã phát triển sản xuất. Tháng 9/2015, sau khi thành lập, Hợp tác xã Thanh niên Q&C đã đấu thầu 1 ha đất 5% do UBND xã quản lý và thuê thêm 2 ha liền thửa để xây dựng nhà xưởng sản xuất và đóng gói rau, củ, quả. UBND huyện Văn Yên giao cho Trạm Khuyến nông huyện lập Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên”, thời gian thực hiện 3 năm (2015 - 2017). Tổng kinh phí thực hiện là 924.350.000 đồng, trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học là 450 triệu đồng; nguồn khác là trên 474 triệu đồng. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án, các thành viên Hợp tác xã Thanh niên Q&C đã góp trên 900 triệu đồng để đầu tư nhà, xưởng trồng, sơ chế rau, củ, quả an toàn.
Thanh niên Phạm Văn Cường cho biết: “Hiện nay, hợp tác xã thanh niên Q&C đang sản xuất trên 30 loại rau, củ, quả hợp đồng cung ứng cho 3 cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội, Siêu thị Big C Vĩnh Yên, 2 cửa hàng rau an toàn tại thành phố Yên Bái, Trường mầm non Hoa Hồng, Hoa Phượng ở thị trấn Mậu A, các lớp học bán trú của xã An Thịnh, Đại Phác, Mỏ Vàng (Văn Yên)… Doanh thu ổn định hàng tháng của Hợp tác xã đạt từ 50 - 60 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/ tháng…”
Cùng với mô hình hình này, hiện nay, toàn huyện đã có trên 20 mô hình phát triển sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Tiêu biểu như mô hình xưởng chế tạo và sản xuất bếp Huỳnh Phát của đoàn viên thanh niên Nguyễn Văn Huỳnh, xã An Thịnh đem lại lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 170 triệu đồng, giải quyết việc làm cho gần 40 lao động địa phương; mô hình VAC của đoàn viên thanh niên Trần Văn Thắng, xã Đông Cuông, lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 3 lao động địa phương; mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi của đoàn viên thanh niên Đỗ Tuấn Anh, xã Yên Phú, lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 6 lao động địa phương…
Hiện nay, trong tổng số trên 200 cơ sở chăn nuôi, thủy sản; hàng chục cơ sở trồng trọt với các loại cây có giá trị kinh tế cao và nhiều mô hình sản xuất các sản phẩm từ cây quế đang phát huy hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập tốt cho người nuôi trồng thì đều có sự hiện diện, đóng góp tâm sức, trí lực của lực lượng đoàn viên thanh niên. Qua thống kê các mô hình sản xuất của thanh niên, các cơ sở trồng trọt có lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 120 triệu đồng/ha; các cơ sở chăn nuôi tập trung có lợi nhuận bình quân hàng năm đạt từ 50 - 60 triệu đồng/cơ sở; các mô hình lâm nghiệp, lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 50 triệu đồng/ha; các mô hình thủy sản lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 100 triệu đồng/cơ sở. Các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tập trung đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/lao động/tháng.
Có thể khẳng định, các mô hình “khởi nghiệp” của thanh niên trên địa bàn huyện Văn Yên trong thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, bước đầu mang lại những hiệu ứng tích cực về giá trị kinh tế, an sinh xã hội và môi trường.
Chính quyền luôn đồng hành cùng thanh niên trên con đường “lập thân, lập nghiệp”
Đồng hành với thanh niên trên con đường “lập thân, lập nghiệp”, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Văn Yên đã có nhiều chủ trương, định hướng, cơ chế thiết thực giúp đỡ thanh niên “khởi nghiệp” phát triển kinh tế như tổ chức định hướng đào tạo nghề phù hợp cho thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn phát triển kinh tế, nhất là các nguồn vốn ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội; tuyên truyền, quảng bá, thu hút, liên kết đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các mô hình sản xuất của thanh niên … hay tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên tiếp cận các đề án, chính sách, hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Lãnh đạo huyện Văn Yên trao đổi tháo gỡ khó khăn cho đoàn viên thanh niên trong việc "khởi nghiệp"
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Yên: “Hiện nay, huyện đang khuyến khích đoàn viên thanh niên trên địa bàn có sự liên kết để thành lập các hợp tác xã, các nhóm sản xuất, phát triển các sản phẩm có lợi thế tại địa phương. Cùng với việc đó, tạo điều kiện, khuyến khích các đoàn viên thanh niên tìm hiểu thị trường thông qua các doanh nghiệp, các cửa hàng, nơi tiêu thụ để có thông tin về thị trường sau đó trở về địa phương có kế hoạch tiếp cận giống, kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương, cũng như địa phương có điều kiện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp như nông nghiệp sạch, rau sạch, chăn nuôi các sản phẩm…”
Bên cạnh việc đồng hành của chính quyền với thanh niên, trong thời gian tới, các cấp bộ đoàn sẽ tiếp tục đồng hành cùng thanh niên trong phong trào “khởi nghiệp”, trong đó tập trung chỉ đạo các cơ sở đoàn đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để đoàn viên thanh niên có tinh thần khởi nghiệp; tuyên truyền các sản phẩm có lợi thế, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm; tiếp cận các nguồn vốn và tạo điều kiện để thanh niên vay vốn, nhất là các nguồn vốn tín dụng. Đồng thời tăng cường công tác hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn và giải quyết việc làm cho thanh niên.