CTTĐT - Yên Bái phấn đấu hết năm 2017, trên toàn tỉnh có thêm từ 15 đến 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó huyện Trấn Yên 4 xã, huyện Văn Chấn 3 xã, huyện Yên Bình 5 xã, huyện Văn Yên 3 xã, huyện Lục Yên 2 xã, thị xã Nghĩa Lộ 2 xã, thành phố Yên Bái 1 xã. Nâng số tiêu chí nông thôn mới đạt bình quân trên địa bàn tỉnh là 11,5 tiêu chí/xã (bình quân mỗi xã tăng khoảng 2 tiêu chí trong năm).
Yên Bình sôi nổi phong trào làm đường giao thông nông thôn
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái sẽ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 để có giải pháp, chỉ đạo kịp thời, đảm bảo tiến độ, lộ trình thời gian xã đạt chuẩn nông thôn mới theo yêu cầu đề ra; tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; trong đó có lồng ghép với quy hoạch sản xuất và quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn tăng thu nhập cho người dân, thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp thông qua các mô hình kinh tế như Hợp tác xã, Tổ hợp tác, kinh tế trang trại. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất (cây ăn quả có múi, tre măng Bát Độ, Sơn tra...); Củng cố nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với xã đã được công nhận nông thôn mới; đối với xã đăng ký thực hiện năm 2017 tiếp tục chủ động thực hiện các chỉ tiêu không cần có sự hỗ trợ của nhà nước như chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo, chỉ tiêu về hỗ trợ nhà ở (kết hợp với thực hiện Đề án 167 giai đoạn 2 của tỉnh) để hỗ trợ gắn với các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới năm 2017; tiếp tục thực hiện Đề án về sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp, bổ sung hoàn chỉnh đảm bảo chuẩn hóa trường lớp để được công nhận là chuẩn nông thôn mới; vận động người dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình (định kỳ, đột xuất), trong đó tập trung vào các nội dung: Kết quả thực hiện các tiêu chí; Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; điều tra, đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới; thực hiện chế độ báo cáo tiến độ về xây dựng nông thôn mới, để có các biện pháp, giải pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời; cấp xã báo cáo theo tiến độ tuần gửi về cấp huyện; cấp huyện báo cáo tiến độ tháng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp vào báo cáo giao ban hàng tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiến hành rà soát 23 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Yên Bái để có những biện pháp, giải pháp cụ thể, giải quyết được những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, để đề nghị Bộ Công an đưa ra khỏi danh sách đối với các xã nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
1323 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái phấn đấu hết năm 2017, trên toàn tỉnh có thêm từ 15 đến 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó huyện Trấn Yên 4 xã, huyện Văn Chấn 3 xã, huyện Yên Bình 5 xã, huyện Văn Yên 3 xã, huyện Lục Yên 2 xã, thị xã Nghĩa Lộ 2 xã, thành phố Yên Bái 1 xã. Nâng số tiêu chí nông thôn mới đạt bình quân trên địa bàn tỉnh là 11,5 tiêu chí/xã (bình quân mỗi xã tăng khoảng 2 tiêu chí trong năm). Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái sẽ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 để có giải pháp, chỉ đạo kịp thời, đảm bảo tiến độ, lộ trình thời gian xã đạt chuẩn nông thôn mới theo yêu cầu đề ra; tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; trong đó có lồng ghép với quy hoạch sản xuất và quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn tăng thu nhập cho người dân, thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp thông qua các mô hình kinh tế như Hợp tác xã, Tổ hợp tác, kinh tế trang trại. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất (cây ăn quả có múi, tre măng Bát Độ, Sơn tra...); Củng cố nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với xã đã được công nhận nông thôn mới; đối với xã đăng ký thực hiện năm 2017 tiếp tục chủ động thực hiện các chỉ tiêu không cần có sự hỗ trợ của nhà nước như chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo, chỉ tiêu về hỗ trợ nhà ở (kết hợp với thực hiện Đề án 167 giai đoạn 2 của tỉnh) để hỗ trợ gắn với các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới năm 2017; tiếp tục thực hiện Đề án về sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp, bổ sung hoàn chỉnh đảm bảo chuẩn hóa trường lớp để được công nhận là chuẩn nông thôn mới; vận động người dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình (định kỳ, đột xuất), trong đó tập trung vào các nội dung: Kết quả thực hiện các tiêu chí; Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; điều tra, đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới; thực hiện chế độ báo cáo tiến độ về xây dựng nông thôn mới, để có các biện pháp, giải pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời; cấp xã báo cáo theo tiến độ tuần gửi về cấp huyện; cấp huyện báo cáo tiến độ tháng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp vào báo cáo giao ban hàng tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiến hành rà soát 23 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Yên Bái để có những biện pháp, giải pháp cụ thể, giải quyết được những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, để đề nghị Bộ Công an đưa ra khỏi danh sách đối với các xã nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.