Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhất là tại các địa phương vùng cao. Để bảo vệ đàn gia súc, huyện Trạm Tấu chỉ đạo các xã tập trung tuyên truyền phòng chống đói, rét (PCĐR) đến người chăn nuôi.
Nông dân huyện Trạm Tấu giữ ấm cho trâu, bò trong những ngày rét hại.
Tại xã Xà Hồ - địa phương có tổng đàn gia súc lớn với khoảng 3.800 con trâu, bò và đàn dê, ngựa. Để phòng chống đói rét cho gia súc, xã tập trung chỉ đạo các thôn, bản triển khai kế hoạch, tổ chức các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản đến từng hộ chăn nuôi để vận động, hướng dẫn bà con sửa chữa, che chắn chuồng trại và dự trữ thức ăn.
Ông Giàng A Hồ, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ chia sẻ: "Gia đình tôi hiện có 12 con trâu, bò. Chúng là tài sản lớn, nên việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc vào mùa đông luôn được gia đình tôi chú trọng. Thời điểm này, gia đình tập trung tu sửa chuồng trại, chuẩn bị bạt dứa che chắn để giữ ấm, trồng cỏ voi và ngô sinh khối cho chúng ăn trong đợt rét sắp tới”.
Huyện Trạm Tấu hiện có tổng đàn gia súc chính gần 29.000 con và trên 100.000 con gia cầm. Do nhận thức, tập quán của người dân vùng cao thường thả rông gia súc trên núi, khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông đã dẫn đến tình trạng trâu, bò bị chết đói, rét…
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với đàn gia súc do đói, rét, dịch bệnh; đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, bước vào vụ đông xuân 2020 - 2021, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 127 về phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc.
Trong đó, yêu cầu 100% các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, vận động đến các hộ chăn nuôi thực hiện bắt buộc các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc như: về chuồng trại, huyện chỉ đạo làm mới, tu sửa chuồng nuôi nhốt gia súc đạt trên 91% số hộ chăn nuôi; 100% hộ chăn nuôi phải sử dụng bạt dứa, phên cỏ tranh hoặc vật liệu khác có sẵn để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc khi có rét đậm, rét hại và mưa tuyết, băng giá, không để đọng nước trên nền chuồng, gạt băng giá phủ trên mái chuồng nuôi và thu gom băng giá ra xa khu vực chăn nuôi để chống rét.
Thời điểm này, bà con cũng đã tăng cường các biện pháp chăm sóc, vỗ béo đàn gia súc để tăng sức đề kháng với đói rét và dịch bệnh…
Chia sẻ về công tác phòng chống đói rét trên đàn gia súc, ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Chúng tôi đã phân công cán bộ thường xuyên đến các thôn, bản nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác phòng chống đói rét dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc theo đúng định kỳ; chủ động cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người dân được biết; hướng dẫn nhân dân che chắn, sửa chữa hoặc làm mới chuồng trại chăn nuôi, thực hiện nuôi nhốt trâu bò tại chuồng khi nhiệt độ xuống quá thấp; đảm bảo dự trữ đủ lượng thức ăn thô xanh, hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thức ăn cho trâu, bò trong mùa khan hiếm thức ăn. Vận động nhân dân dự trữ rơm khô, dự trữ ngô, cám gạo, làm cháo loãng, làm thức ăn tinh bột cho gia súc bổ sung vào những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, băng giá kéo dài.
Hiện nay, Trạm Tấu vận động nhân dân chăm sóc gần 7 ha trồng ngô sinh khối. Thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn, cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và sự ngon miệng cho vật nuôi...
Theo dự báo, trong những ngày tới thời tiết sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại. Do đó, ngoài việc chỉ đạo người dân chủ động nguồn thức ăn, các xã, thị trấn cần kiên quyết không để người dân thả rông gia súc và gia cố chuồng trại hợp lý tránh rét cho vật nuôi.
1076 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhất là tại các địa phương vùng cao. Để bảo vệ đàn gia súc, huyện Trạm Tấu chỉ đạo các xã tập trung tuyên truyền phòng chống đói, rét (PCĐR) đến người chăn nuôi.Tại xã Xà Hồ - địa phương có tổng đàn gia súc lớn với khoảng 3.800 con trâu, bò và đàn dê, ngựa. Để phòng chống đói rét cho gia súc, xã tập trung chỉ đạo các thôn, bản triển khai kế hoạch, tổ chức các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản đến từng hộ chăn nuôi để vận động, hướng dẫn bà con sửa chữa, che chắn chuồng trại và dự trữ thức ăn.
Ông Giàng A Hồ, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ chia sẻ: "Gia đình tôi hiện có 12 con trâu, bò. Chúng là tài sản lớn, nên việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc vào mùa đông luôn được gia đình tôi chú trọng. Thời điểm này, gia đình tập trung tu sửa chuồng trại, chuẩn bị bạt dứa che chắn để giữ ấm, trồng cỏ voi và ngô sinh khối cho chúng ăn trong đợt rét sắp tới”.
Huyện Trạm Tấu hiện có tổng đàn gia súc chính gần 29.000 con và trên 100.000 con gia cầm. Do nhận thức, tập quán của người dân vùng cao thường thả rông gia súc trên núi, khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông đã dẫn đến tình trạng trâu, bò bị chết đói, rét…
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với đàn gia súc do đói, rét, dịch bệnh; đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, bước vào vụ đông xuân 2020 - 2021, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 127 về phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc.
Trong đó, yêu cầu 100% các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, vận động đến các hộ chăn nuôi thực hiện bắt buộc các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc như: về chuồng trại, huyện chỉ đạo làm mới, tu sửa chuồng nuôi nhốt gia súc đạt trên 91% số hộ chăn nuôi; 100% hộ chăn nuôi phải sử dụng bạt dứa, phên cỏ tranh hoặc vật liệu khác có sẵn để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc khi có rét đậm, rét hại và mưa tuyết, băng giá, không để đọng nước trên nền chuồng, gạt băng giá phủ trên mái chuồng nuôi và thu gom băng giá ra xa khu vực chăn nuôi để chống rét.
Thời điểm này, bà con cũng đã tăng cường các biện pháp chăm sóc, vỗ béo đàn gia súc để tăng sức đề kháng với đói rét và dịch bệnh…
Chia sẻ về công tác phòng chống đói rét trên đàn gia súc, ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Chúng tôi đã phân công cán bộ thường xuyên đến các thôn, bản nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác phòng chống đói rét dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tiêm phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc theo đúng định kỳ; chủ động cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người dân được biết; hướng dẫn nhân dân che chắn, sửa chữa hoặc làm mới chuồng trại chăn nuôi, thực hiện nuôi nhốt trâu bò tại chuồng khi nhiệt độ xuống quá thấp; đảm bảo dự trữ đủ lượng thức ăn thô xanh, hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thức ăn cho trâu, bò trong mùa khan hiếm thức ăn. Vận động nhân dân dự trữ rơm khô, dự trữ ngô, cám gạo, làm cháo loãng, làm thức ăn tinh bột cho gia súc bổ sung vào những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, băng giá kéo dài.
Hiện nay, Trạm Tấu vận động nhân dân chăm sóc gần 7 ha trồng ngô sinh khối. Thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn, cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và sự ngon miệng cho vật nuôi...
Theo dự báo, trong những ngày tới thời tiết sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại. Do đó, ngoài việc chỉ đạo người dân chủ động nguồn thức ăn, các xã, thị trấn cần kiên quyết không để người dân thả rông gia súc và gia cố chuồng trại hợp lý tránh rét cho vật nuôi.