Mùa đông năm nay, theo dự báo sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, vùng núi cao có thể xuất hiện băng giá, sương muối. Vì vậy, huyện Mù Cang Chải đang tích cực chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Người dân huyện Mù Cang Chải dự trữ rơm rạ làm thức ăn cho gia súc mùa đông.
Nhờ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đến nay, gia đình anh Lý A Lù, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã có 2 con trâu, trong đó 1 con đang sắp đẻ. Để phòng chống đói, rét cho vật nuôi, anh tận dụng những bãi đất trống quanh nhà để trồng cỏ voi. Sau khi thu hoạch lúa, anh phơi khô rơm rạ, buộc thành bó, cất ở lều rơm ngoài đồng.
Anh Lù cho biết: "Trời nắng ấm, tôi mới thả trâu ra chứ khi trời lạnh thì chỉ nhốt ở chuồng. Trời rét là phải quây bạt, vệ sinh chuồng trại khô ráo rồi cắt cỏ, lấy rơm rạ cho trâu ăn, tránh để chúng đói, rét rồi phát sinh dịch bệnh”.
Hiện nay, xã Chế Cu Nha có khoảng 824 con trâu, 277 con bò. Xã đã chỉ đạo các hội đoàn thể, thôn, bản hướng dẫn người dân sửa chữa, che chắn chuồng trại đảm bảo phòng, chống rét và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; thực hiện dự trữ, bảo quản rơm rạ làm nguồn thức ăn cho trâu, bò; đồng thời, chăm sóc diện tích cỏ trồng và trồng thêm khoai lang, ngô để làm thức ăn thô; nhắc nhở người dân không chăn thả hoặc bắt trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ thấp, bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin và cho uống nước ấm để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Theo ông Khang A Hù - Phó Chủ tịch UBND xã, những năm qua, từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đàn trâu, bò đã tăng lên đáng kể, ý thức bảo vệ đàn vật nuôi của người dân, nhất là việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông có nhiều chuyển biến.
Theo thống kê, Mù Cang Chải hiện có trên 14.700 con trâu, trên 7.700 con bò. Trước dự báo về các đợt rét đậm, rét hại có thể kéo dài trong mùa đông năm nay, huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, các xã, thị trấn triển khai các giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi trên địa bàn huyện.
Với những địa phương có đàn trâu, bò lớn thả rông trên rừng đã triển khai vận động nhân dân đưa gia súc về các khe núi, vùng thấp và làm chuồng trại dã chiến, tạm thời để nuôi nhốt trong những ngày mưa gió, rét đậm, rét hại kéo dài.
Ông Nguyễn Cao Thắng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cho biết: "Ngoài việc chuẩn bị các loại vắc xin để tiêm phòng theo kế hoạch, những ngày này, Trung tâm cử cán bộ xuống từng địa bàn phụ trách để rà soát các hộ chăn nuôi trâu, bò thả rông và các hộ có chuồng trại tạm bợ, sơ sài, yêu cầu phải tiến hành che chắn, sửa chữa hoặc làm mới chuồng trại bảo đảm nơi nuôi nhốt gia súc kín gió để phòng, chống rét. Ngoài ra, hướng dẫn người dân dự trữ thức ăn từ các nguồn rơm rạ, thân cây ngô và các loại cám ngô, cám gạo”.
1096 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mùa đông năm nay, theo dự báo sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, vùng núi cao có thể xuất hiện băng giá, sương muối. Vì vậy, huyện Mù Cang Chải đang tích cực chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.Nhờ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đến nay, gia đình anh Lý A Lù, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã có 2 con trâu, trong đó 1 con đang sắp đẻ. Để phòng chống đói, rét cho vật nuôi, anh tận dụng những bãi đất trống quanh nhà để trồng cỏ voi. Sau khi thu hoạch lúa, anh phơi khô rơm rạ, buộc thành bó, cất ở lều rơm ngoài đồng.
Anh Lù cho biết: "Trời nắng ấm, tôi mới thả trâu ra chứ khi trời lạnh thì chỉ nhốt ở chuồng. Trời rét là phải quây bạt, vệ sinh chuồng trại khô ráo rồi cắt cỏ, lấy rơm rạ cho trâu ăn, tránh để chúng đói, rét rồi phát sinh dịch bệnh”.
Hiện nay, xã Chế Cu Nha có khoảng 824 con trâu, 277 con bò. Xã đã chỉ đạo các hội đoàn thể, thôn, bản hướng dẫn người dân sửa chữa, che chắn chuồng trại đảm bảo phòng, chống rét và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; thực hiện dự trữ, bảo quản rơm rạ làm nguồn thức ăn cho trâu, bò; đồng thời, chăm sóc diện tích cỏ trồng và trồng thêm khoai lang, ngô để làm thức ăn thô; nhắc nhở người dân không chăn thả hoặc bắt trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ thấp, bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin và cho uống nước ấm để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Theo ông Khang A Hù - Phó Chủ tịch UBND xã, những năm qua, từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đàn trâu, bò đã tăng lên đáng kể, ý thức bảo vệ đàn vật nuôi của người dân, nhất là việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông có nhiều chuyển biến.
Theo thống kê, Mù Cang Chải hiện có trên 14.700 con trâu, trên 7.700 con bò. Trước dự báo về các đợt rét đậm, rét hại có thể kéo dài trong mùa đông năm nay, huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, các xã, thị trấn triển khai các giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi trên địa bàn huyện.
Với những địa phương có đàn trâu, bò lớn thả rông trên rừng đã triển khai vận động nhân dân đưa gia súc về các khe núi, vùng thấp và làm chuồng trại dã chiến, tạm thời để nuôi nhốt trong những ngày mưa gió, rét đậm, rét hại kéo dài.
Ông Nguyễn Cao Thắng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cho biết: "Ngoài việc chuẩn bị các loại vắc xin để tiêm phòng theo kế hoạch, những ngày này, Trung tâm cử cán bộ xuống từng địa bàn phụ trách để rà soát các hộ chăn nuôi trâu, bò thả rông và các hộ có chuồng trại tạm bợ, sơ sài, yêu cầu phải tiến hành che chắn, sửa chữa hoặc làm mới chuồng trại bảo đảm nơi nuôi nhốt gia súc kín gió để phòng, chống rét. Ngoài ra, hướng dẫn người dân dự trữ thức ăn từ các nguồn rơm rạ, thân cây ngô và các loại cám ngô, cám gạo”.