CTTĐT - Với mục tiêu giúp người dân chăn nuôi theo hướng quy mô vừa và nhỏ, trong nhiều năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân tập trung đầu tư tái đàn mở rộng phát triển chăn nuôi như: hỗ trợ người dân về con giống, vốn vay ưu đãi, hoa học kỹ thuật... góp phần giúp người dân thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.
Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi tại nhà
Gia đình chị Đỗ Thị Hương, thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La là hộ chăn nuôi lợn tập trung với quy mô 40 - 50 con. Trước tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi bùng phát và giá lợn giống tăng cao, gia đình chị Hương còn e dè trong việc tái đàn. Đầu tháng 4, gia đình chị đã được huyện Văn Chấn hỗ trợ 18 triệu đồng theo Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông, lâm, nghiệp sau dịch bệnh Covid-19, cùng với số tiền tích lũy được gia đình chị đã mạnh dạn tái đàn với số lượng 50 con. Sau hơn 3 tháng tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đến nay gia đình chị đã có đàn lợn trên 4 tấn. Với giá như hiện nay 80 nghìn đồng/1kg gia đình chị sẽ thu lãi khoảng 75 triệu đồng. Chị Hương cho biết: Sau dịch bệnh, việc tái đàn lợn của gia đình gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ theo Đề án, gia đình tôi tiếp tục vay mượn, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, trong đó chú trọng công tác vệ sinh, qua đó đàn lợn đang phát triển khỏe mạnh, với giá lợn hơi cao và ổn định như hiện nay, gia đình hứa hẹn sẽ thu về một khoản lợi nhuận khá để tiếp tục đầu tư quay vòng.
Cùng với gia đình chị Hương thì từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã Thượng Bằng La đã có 34 hộ dân được hỗ trợ chăn nuôi theo Nghị quyết 13 và Nghị quyết 15 của HĐND tỉnh. Trong đó có 32 mô hình chăn nuôi lợn thịt từ 50 con trở lên, 1 mô hình chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 500 con trở lên và 1 mô hình chăn nuôi dê 30 con trở lên. Ông Hà Ngọc Đặng - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: Thông qua các chương trình dự án của Tỉnh, của Huyện và chủ trương của địa phương, đã làm thay đổi tư duy chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng tập trung. Trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển chăn nuôi đã góp phần giải quyết việc làm. nâng cao thu nhập cho nhân dân và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Cũng chọn phát triển chăn nuôi nhưng anh Đặng Văn Toàn, Tổ dân phố Văn Thi 4, Thị tấn Sơn Thịnh lại chọn mô hình chăn nuôi dê lai. Không lựa chọn con đường đi làm ăn xa mà anh nhận thấy điều kiện đất đai quê hương rộng, phù hợp với chăn nuôi dê bán chăn thả. Đầu năm 2019, anh Toàn đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cùng với số tiền tích lũy, gia đình anh đã đầu tư gần 150 triệu đồng mua gần 30 dê sinh sản về nuôi. Với bản tính cần cù, chịu khó ham học hỏi, chỉ sau một năm đàn dê của gia đình anh Toàn đã sinh sản và phát triển mạnh đã tăng lên gần 40 con. Anh Đặng Văn Toàn cho biết: Với khả năng lớn nhanh, sinh sản năm 2 lứa và mỗi lứa từ 1 - 2 con, cùng với đó thì giá thương phẩm cao hơn từ 10 - 20 nghìn đồng/1kg, đã tạo lợi thế cho gia đình anh đẩy mạnh phát triển nuôi dê.
Với mục tiêu ổn định quy mô chăn nuôi và nâng cao giá trị kinh tế cho người chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ thịt lợn không mấy ổn định, huyện Văn Chấn đã tích cực tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng bán chăn thả. Trong 8 tháng đầu năm đã có gần 60 hộ dân được hỗ trợ kinh phí để tái đàn theo Nghị quyết 13, 15 của HĐND tỉnh với số tiền trên 900 triệu đồng. Trong đó có trên 40 mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 50 con trở lên và 9 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô từ 200 con trở lên và 1 mô hình chăn nuôi dê từ 30 con trở lên. Ông Phùng Thế Hanh- Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Cùng với hỗ trợ con giống huyện còn có nhiều chính sách hỗ trợ người dân chăn nuôi theo quy mô hớn như tạo điều kiện cho người dân vay vốn Ngân hàng chính sách với chính sách, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng theo đúng định kỳ quy định. Đến nay toàn huyện đã có trên 130 mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn nái với quy mô vừa, 50 mô hình chăn nuôi gia cầm, 70 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 20 mô hình chăn nuôi dê, bình quân các mô hình cho thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên.
Có thể khẳng định chủ trương ổn định quy mô chăn nuôi và phát triển chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa lâu dài, phù hợp với điều kiện ở địa phương. Việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung của huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện làm thay đổi tư duy, nhận thức của người chăn nuôi trong việc người dân chủ động phòng chống dịch bệnh, tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
1886 lượt xem
CTV: Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mục tiêu giúp người dân chăn nuôi theo hướng quy mô vừa và nhỏ, trong nhiều năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân tập trung đầu tư tái đàn mở rộng phát triển chăn nuôi như: hỗ trợ người dân về con giống, vốn vay ưu đãi, hoa học kỹ thuật... góp phần giúp người dân thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.Gia đình chị Đỗ Thị Hương, thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La là hộ chăn nuôi lợn tập trung với quy mô 40 - 50 con. Trước tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi bùng phát và giá lợn giống tăng cao, gia đình chị Hương còn e dè trong việc tái đàn. Đầu tháng 4, gia đình chị đã được huyện Văn Chấn hỗ trợ 18 triệu đồng theo Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông, lâm, nghiệp sau dịch bệnh Covid-19, cùng với số tiền tích lũy được gia đình chị đã mạnh dạn tái đàn với số lượng 50 con. Sau hơn 3 tháng tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đến nay gia đình chị đã có đàn lợn trên 4 tấn. Với giá như hiện nay 80 nghìn đồng/1kg gia đình chị sẽ thu lãi khoảng 75 triệu đồng. Chị Hương cho biết: Sau dịch bệnh, việc tái đàn lợn của gia đình gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ theo Đề án, gia đình tôi tiếp tục vay mượn, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, trong đó chú trọng công tác vệ sinh, qua đó đàn lợn đang phát triển khỏe mạnh, với giá lợn hơi cao và ổn định như hiện nay, gia đình hứa hẹn sẽ thu về một khoản lợi nhuận khá để tiếp tục đầu tư quay vòng.
Cùng với gia đình chị Hương thì từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã Thượng Bằng La đã có 34 hộ dân được hỗ trợ chăn nuôi theo Nghị quyết 13 và Nghị quyết 15 của HĐND tỉnh. Trong đó có 32 mô hình chăn nuôi lợn thịt từ 50 con trở lên, 1 mô hình chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 500 con trở lên và 1 mô hình chăn nuôi dê 30 con trở lên. Ông Hà Ngọc Đặng - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: Thông qua các chương trình dự án của Tỉnh, của Huyện và chủ trương của địa phương, đã làm thay đổi tư duy chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng tập trung. Trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển chăn nuôi đã góp phần giải quyết việc làm. nâng cao thu nhập cho nhân dân và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Cũng chọn phát triển chăn nuôi nhưng anh Đặng Văn Toàn, Tổ dân phố Văn Thi 4, Thị tấn Sơn Thịnh lại chọn mô hình chăn nuôi dê lai. Không lựa chọn con đường đi làm ăn xa mà anh nhận thấy điều kiện đất đai quê hương rộng, phù hợp với chăn nuôi dê bán chăn thả. Đầu năm 2019, anh Toàn đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cùng với số tiền tích lũy, gia đình anh đã đầu tư gần 150 triệu đồng mua gần 30 dê sinh sản về nuôi. Với bản tính cần cù, chịu khó ham học hỏi, chỉ sau một năm đàn dê của gia đình anh Toàn đã sinh sản và phát triển mạnh đã tăng lên gần 40 con. Anh Đặng Văn Toàn cho biết: Với khả năng lớn nhanh, sinh sản năm 2 lứa và mỗi lứa từ 1 - 2 con, cùng với đó thì giá thương phẩm cao hơn từ 10 - 20 nghìn đồng/1kg, đã tạo lợi thế cho gia đình anh đẩy mạnh phát triển nuôi dê.
Với mục tiêu ổn định quy mô chăn nuôi và nâng cao giá trị kinh tế cho người chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ thịt lợn không mấy ổn định, huyện Văn Chấn đã tích cực tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng bán chăn thả. Trong 8 tháng đầu năm đã có gần 60 hộ dân được hỗ trợ kinh phí để tái đàn theo Nghị quyết 13, 15 của HĐND tỉnh với số tiền trên 900 triệu đồng. Trong đó có trên 40 mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 50 con trở lên và 9 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô từ 200 con trở lên và 1 mô hình chăn nuôi dê từ 30 con trở lên. Ông Phùng Thế Hanh- Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Cùng với hỗ trợ con giống huyện còn có nhiều chính sách hỗ trợ người dân chăn nuôi theo quy mô hớn như tạo điều kiện cho người dân vay vốn Ngân hàng chính sách với chính sách, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng theo đúng định kỳ quy định. Đến nay toàn huyện đã có trên 130 mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn nái với quy mô vừa, 50 mô hình chăn nuôi gia cầm, 70 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 20 mô hình chăn nuôi dê, bình quân các mô hình cho thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên.
Có thể khẳng định chủ trương ổn định quy mô chăn nuôi và phát triển chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa lâu dài, phù hợp với điều kiện ở địa phương. Việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung của huyện Văn Chấn đã tạo điều kiện làm thay đổi tư duy, nhận thức của người chăn nuôi trong việc người dân chủ động phòng chống dịch bệnh, tích lũy kinh nghiệm chăn nuôi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.