Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 31/8/2023 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
.
Nghị quyết nêu rõ: Theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội, Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung trong trường hợp cần thiết cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
Trước khi Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành (01/01/2019), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó quy định về việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008) về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên.
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chặt chẽ, đúng quy định pháp luật; chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng để hợp thức hóa sai phạm, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, cụ thể như sau:
Đối với các địa phương chưa có quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tinh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được lập, phê duyệt theo quy định về trình tự, thủ tục của văn bản quy phạm pháp luật nào thì khi điều chỉnh nội dung và kéo dài thời kỳ áp dụng trình tự, thủ tục điều chỉnh quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung được cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc điều chỉnh nội dung và kéo dài thời kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh theo quy định nêu trên, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được phân bổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, đảm bảo quản lý chặt chẽ, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có các công cụ kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (31/8/2023), được thực hiện cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt./.
1015 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 31/8/2023 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.Nghị quyết nêu rõ: Theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội, Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung trong trường hợp cần thiết cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
Trước khi Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành (01/01/2019), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó quy định về việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008) về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên.
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chặt chẽ, đúng quy định pháp luật; chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng để hợp thức hóa sai phạm, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, cụ thể như sau:
Đối với các địa phương chưa có quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tinh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được lập, phê duyệt theo quy định về trình tự, thủ tục của văn bản quy phạm pháp luật nào thì khi điều chỉnh nội dung và kéo dài thời kỳ áp dụng trình tự, thủ tục điều chỉnh quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung được cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc điều chỉnh nội dung và kéo dài thời kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh theo quy định nêu trên, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được phân bổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, đảm bảo quản lý chặt chẽ, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có các công cụ kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (31/8/2023), được thực hiện cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt./.