Mù Cang Chải đã hình thành một số mô hình, vùng sản xuất chuyên canh, được đầu tư quy mô, hiện đại với các loại cây trồng mới.
Gần 20 ha đất nông nghiệp ở xã Nậm Khắt, huyện chuyển sang trồng hoa hồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Những năm gần đây, chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao đời sống nhân dân đã được cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, huyện đã hình thành một số mô hình, vùng sản xuất chuyên canh, được đầu tư quy mô, hiện đại với các loại cây trồng mới.
Cùng với công tác quy hoạch, kế hoạch, tham quan, học hỏi kinh nghiệm, trồng thử nghiệm... huyện đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi hàng năm của tỉnh, huyện và một số chương trình liên kết sản xuất của các tổ chức cá nhân...
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, khóa học chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về phát triển cây trồng mới như: kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả như: lê, đào, hồng giòn không hạt; trồng chăm sóc các loại rau, su su, bí đỏ, tỏi đảm bảo an toàn; quy trình trồng sản xuất cây nghệ tây, hoa hồng Pháp 10 màu...
Với các phương pháp chăm sóc khép kín, an toàn và kết hợp đưa cơ giới hóa, công nghệ hiện đại vào thay thế sức người, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân, năm 2020 huyện trồng được 60 ha cải dầu, năng suất trung bình 8,6 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 5,2 tấn, phân bố chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Púng Luông.
Đối với cây ăn quả, ngoài hàng nghìn héc - ta sơn tra, đào, mận bản địa, huyện đưa nhiều loại giống mới như: hồng giòn không hạt, lê, táo, xoài lai... vào phát triển.
Ở xã Púng Luông, hiện có nhiều hộ bắt đầu có thu nhập từ cây ăn quả mới, điển hình như hộ ông Thào Khua Kỷ ở bản Nả Háng Tâu với diện tích hơn 1 ha táo; ông Mùa A Tồng, bản Nả Háng Tủa Chử có gần 2 ha lê, hồng giòn không hạt và có hơn 1 ha cho thu hoạch; ông Hảng A Cớ ở bản Mí Háng Tâu cũng có gần 2 ha lê, táo và đã có 1 ha cho thu hoạch...
Còn nhiều hộ khác ở các xã: Lao Chải, Khao Mang, Chế Cu Nha phát triển cây xoài lai, cây mắc cọp... cho chất lượng, hiệu quả khá tốt. Về cây rau màu, cùng với hàng 100 ha nhân dân trồng tự cung tự cấp, vài năm gần đây đã có nhiều hộ ở các xã: Chế Cu Nha, thị trấn Mù Cang Chải, Khao Mang phát triển các mô hình trồng rau, củ quả để cung cấp ra thị trường.
Điển hình như mô hình của hộ anh Phạm Quang Thọ ở Bản Thái, xã Khao Mang đã mạnh dạn đầu tư vài trăm triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất làm mô hình với 2 địa điểm ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải và ở thị trấn Mù Cang Chải có tổng diện tích hơn 10 ha để trồng su su, bí đỏ và rau xanh các loại.
Hiện, bình quân mỗi ngày anh Thọ xuất ra thị trường 500 - 600 kg su su, bí đỏ và 200 kg rau các loại, chủ yếu là cung cấp cho các trường bán trú trên địa bàn huyện và một số nhà hàng lớn ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Đối với Nậm Khắt, sau nhiều năm chuyển đổi cây trồng, xã đã đưa cây hoa hồng Pháp 10 màu vào phát triển khai thác được tối ưu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cho hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng cây truyền thống.
Hiện, toàn xã đã phát triển được trên 19 ha hoa, trồng thử nghiệm hơn 1 ha tỏi và chuẩn bị giống trồng thêm trên 30 ha hồng giòn.
Huyện cũng đã có hàng chục mô hình chăn nuôi gà cầm, đặc biệt là giống gà cầm thuần chủng, điển hình như: mô hình của anh Thào A Hồng ở xã Nậm Khắt, Sùng Thị Vùa, Sùng A Páo ở Lao Chải cùng nhiều mô hình chăn nuôi lợn, dê, trâu, bò và nuôi ong lấy mật.
Nhờ đó, năm 2020, huyện đã có 2 sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là mật ong Mù Cang Chải, chè Shan tuyết Púng Luông và tiếp tục xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm khác trong năm tới.
2032 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mù Cang Chải đã hình thành một số mô hình, vùng sản xuất chuyên canh, được đầu tư quy mô, hiện đại với các loại cây trồng mới. Những năm gần đây, chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao đời sống nhân dân đã được cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, huyện đã hình thành một số mô hình, vùng sản xuất chuyên canh, được đầu tư quy mô, hiện đại với các loại cây trồng mới.
Cùng với công tác quy hoạch, kế hoạch, tham quan, học hỏi kinh nghiệm, trồng thử nghiệm... huyện đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi hàng năm của tỉnh, huyện và một số chương trình liên kết sản xuất của các tổ chức cá nhân...
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, khóa học chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về phát triển cây trồng mới như: kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả như: lê, đào, hồng giòn không hạt; trồng chăm sóc các loại rau, su su, bí đỏ, tỏi đảm bảo an toàn; quy trình trồng sản xuất cây nghệ tây, hoa hồng Pháp 10 màu...
Với các phương pháp chăm sóc khép kín, an toàn và kết hợp đưa cơ giới hóa, công nghệ hiện đại vào thay thế sức người, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân, năm 2020 huyện trồng được 60 ha cải dầu, năng suất trung bình 8,6 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 5,2 tấn, phân bố chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Púng Luông.
Đối với cây ăn quả, ngoài hàng nghìn héc - ta sơn tra, đào, mận bản địa, huyện đưa nhiều loại giống mới như: hồng giòn không hạt, lê, táo, xoài lai... vào phát triển.
Ở xã Púng Luông, hiện có nhiều hộ bắt đầu có thu nhập từ cây ăn quả mới, điển hình như hộ ông Thào Khua Kỷ ở bản Nả Háng Tâu với diện tích hơn 1 ha táo; ông Mùa A Tồng, bản Nả Háng Tủa Chử có gần 2 ha lê, hồng giòn không hạt và có hơn 1 ha cho thu hoạch; ông Hảng A Cớ ở bản Mí Háng Tâu cũng có gần 2 ha lê, táo và đã có 1 ha cho thu hoạch...
Còn nhiều hộ khác ở các xã: Lao Chải, Khao Mang, Chế Cu Nha phát triển cây xoài lai, cây mắc cọp... cho chất lượng, hiệu quả khá tốt. Về cây rau màu, cùng với hàng 100 ha nhân dân trồng tự cung tự cấp, vài năm gần đây đã có nhiều hộ ở các xã: Chế Cu Nha, thị trấn Mù Cang Chải, Khao Mang phát triển các mô hình trồng rau, củ quả để cung cấp ra thị trường.
Điển hình như mô hình của hộ anh Phạm Quang Thọ ở Bản Thái, xã Khao Mang đã mạnh dạn đầu tư vài trăm triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất làm mô hình với 2 địa điểm ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải và ở thị trấn Mù Cang Chải có tổng diện tích hơn 10 ha để trồng su su, bí đỏ và rau xanh các loại.
Hiện, bình quân mỗi ngày anh Thọ xuất ra thị trường 500 - 600 kg su su, bí đỏ và 200 kg rau các loại, chủ yếu là cung cấp cho các trường bán trú trên địa bàn huyện và một số nhà hàng lớn ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Đối với Nậm Khắt, sau nhiều năm chuyển đổi cây trồng, xã đã đưa cây hoa hồng Pháp 10 màu vào phát triển khai thác được tối ưu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cho hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng cây truyền thống.
Hiện, toàn xã đã phát triển được trên 19 ha hoa, trồng thử nghiệm hơn 1 ha tỏi và chuẩn bị giống trồng thêm trên 30 ha hồng giòn.
Huyện cũng đã có hàng chục mô hình chăn nuôi gà cầm, đặc biệt là giống gà cầm thuần chủng, điển hình như: mô hình của anh Thào A Hồng ở xã Nậm Khắt, Sùng Thị Vùa, Sùng A Páo ở Lao Chải cùng nhiều mô hình chăn nuôi lợn, dê, trâu, bò và nuôi ong lấy mật.
Nhờ đó, năm 2020, huyện đã có 2 sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là mật ong Mù Cang Chải, chè Shan tuyết Púng Luông và tiếp tục xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm khác trong năm tới.