CTTĐT - Tài liệu lưu trữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương, mỗi đơn vị. Việc khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi số liệu được cung cấp phải chính xác, cụ thể, trung thực và có tính logic.
Đơn vị thi công thực hiện quét chụp hồ sơ, tài liệu.
Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ chuyên môn về đất đai là căn cứ giúp các cơ quan chức năng xây dựng, hoạch định kế hoạch sử dụng đất, cũng là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Đây cũng là căn cứ quan trọng cho các cơ quan quản lý tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp về đất đai. Bởi vậy, yêu cầu về quản lý, lưu trữ khoa học khối hồ sơ, tài liệu này là nhiệm vụ tất yếu. Trong khi đó, hồ sơ, tài liệu chuyên môn về đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện là một thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống thông tin quản lý đất đai của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Những năm trước đây, kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện còn lộn xộn, tồn đọng nhiều năm chưa được phân loại, chỉnh lý, sắp xếp theo quy định gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng tài liệu. Sau khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai về một cấp, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh - đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ quản lý hệ thống tài liệu của ngành, đồng thời cũng là đơn vị được giao thực hiện một số hạng mục công việc đặc thù thuộc Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Yên Bái” như thu thập; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng...
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đơn vị đã tập trung nhân lực là những cán bộ của đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác quản lý, lưu trữ tài liệu, dữ liệu về đất đai để triển khai công tác thu thập, đánh giá tài liệu, lập phương án tổ chức thi công sát đúng với tình hình thực tế, đồng thời phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Bình và huyện Lục Yên tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án.
Đến nay kho lưu trữ hồ sơ tài liệu, dữ liệu về tài nguyên và môi trường tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký huyện Yên Bình và Lục Yên đã được phân loại, sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng, khoa học...phục vụ kịp thời các nhu cầu khai thác thông tin về tài nguyên và môi trường của cơ quan, đơn vị cũng như của các tổ chức và cá nhân. Đồng thời đảm bảo tính đầy đủ, tính pháp lý, tính chính xác của thông tin, tài liệu, dữ liệu đầu vào, tuân thủ đúng quy trình thu thập, phân loại, lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tại tỉnh Yên Bái.
Trong thời gian tới, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo và bố trí cán bộ phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện triển khai việc phân loại, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ tài liệu tại các Chi nhánh còn lại đảm bảo việc khai thác, cung cấp thông tin khi các tổ chức cá nhân có nhu cầu được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Đồng thời là tiền đề cho công tác bảo quản hồ sơ tài liệu lưu trữ đất đai được khoa học, kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ./.
(Theo Sở Tài nguyên và Môi trường)
1986 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tài liệu lưu trữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương, mỗi đơn vị. Việc khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi số liệu được cung cấp phải chính xác, cụ thể, trung thực và có tính logic.Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ chuyên môn về đất đai là căn cứ giúp các cơ quan chức năng xây dựng, hoạch định kế hoạch sử dụng đất, cũng là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Đây cũng là căn cứ quan trọng cho các cơ quan quản lý tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp về đất đai. Bởi vậy, yêu cầu về quản lý, lưu trữ khoa học khối hồ sơ, tài liệu này là nhiệm vụ tất yếu. Trong khi đó, hồ sơ, tài liệu chuyên môn về đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện là một thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống thông tin quản lý đất đai của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Những năm trước đây, kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện còn lộn xộn, tồn đọng nhiều năm chưa được phân loại, chỉnh lý, sắp xếp theo quy định gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng tài liệu. Sau khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai về một cấp, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh - đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ quản lý hệ thống tài liệu của ngành, đồng thời cũng là đơn vị được giao thực hiện một số hạng mục công việc đặc thù thuộc Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Yên Bái” như thu thập; rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu; tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng...
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đơn vị đã tập trung nhân lực là những cán bộ của đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác quản lý, lưu trữ tài liệu, dữ liệu về đất đai để triển khai công tác thu thập, đánh giá tài liệu, lập phương án tổ chức thi công sát đúng với tình hình thực tế, đồng thời phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Bình và huyện Lục Yên tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án.
Đến nay kho lưu trữ hồ sơ tài liệu, dữ liệu về tài nguyên và môi trường tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký huyện Yên Bình và Lục Yên đã được phân loại, sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng, khoa học...phục vụ kịp thời các nhu cầu khai thác thông tin về tài nguyên và môi trường của cơ quan, đơn vị cũng như của các tổ chức và cá nhân. Đồng thời đảm bảo tính đầy đủ, tính pháp lý, tính chính xác của thông tin, tài liệu, dữ liệu đầu vào, tuân thủ đúng quy trình thu thập, phân loại, lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tại tỉnh Yên Bái.
Trong thời gian tới, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo và bố trí cán bộ phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện triển khai việc phân loại, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ tài liệu tại các Chi nhánh còn lại đảm bảo việc khai thác, cung cấp thông tin khi các tổ chức cá nhân có nhu cầu được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Đồng thời là tiền đề cho công tác bảo quản hồ sơ tài liệu lưu trữ đất đai được khoa học, kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ./.
(Theo Sở Tài nguyên và Môi trường)