Thành phố Yên Bái đang tập trung ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hỗ trợ nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…
Sản xuất rau an toàn tại xã Văn Phú, thành phố Yên Bái mang lại hiệu quả kinh tế cao (ảnh T.L).
Để tạo động lực phát triển, trước hết, thành phố Yên Bái tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng. Đến nay, hệ thống giao thông của 6 xã trên địa bàn thành phố khá thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân như: 100% đường xã, đường liên xã, đường đến trung tâm thành phố được kiên cố hóa đạt chuẩn; 100% các tuyến đường trục chính liên thôn được kiên cố hóa; 100% đường làng ngõ xóm được cứng hóa sạch sẽ...
Từ năm 2017 - 2020, các xã đã kiên cố hóa được trên 52,23 km đường trục thôn, liên thôn, giao thông nội đồng.
Ông Nguyễn Minh Hải - Chủ tịch UBND xã Âu Lâu khẳng định: "Những năm qua, nhờ chủ trương đúng đắn của cấp trên tập trung đầu tư cứng hóa hệ thống đường giao thông đã góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn, đưa xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang tiến hành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”.
Hệ thống thủy lợi của các xã trên địa bàn thành phố hiện có 8 trạm bơm, 26 hồ chứa, đập dâng thủy lợi và 81,05 km kênh mương; trong đó, có 77,2 km kênh mương đã được kiên cố hóa, đạt 95,2% và đều cơ bản đáp ứng tưới tiêu cho sản xuất và rau màu của nhân dân. Từ năm 2017 - 2020, các xã đã kiên cố hóa được 16,42 km kênh mương, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cùng với đó, ngành điện đã triển khai đầu tư nhiều dự án nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn các xã như: dự án cải tạo lưới điện nông thôn, đầu tư nâng cấp, bổ sung các trạm biến áp nên nguồn điện cung cấp cho các xã đã ổn định, đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của nhân dân như: 100% hộ dân trên địa bàn các xã được sử dụng điện; 100% số hộ được sử dụng điện an toàn từ các nguồn…
Bà Nguyễn Thị Thắm ở thôn Văn Quỳ, xã Văn Phú cho biết: "Những năm gần đây, Nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống cung cấp điện rất ổn định, nên chúng tôi thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như đầu tư các máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp”.
Khi hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao, thành phố tập trung hỗ trợ nhân dân tiến hành ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển sản xuất.
Trong đó, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu hướng tới của thành phố trong phát triển nông nghiệp và đây cũng là hướng phát triển được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là ổn định và bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chưa nhiều; thậm chí, khá nhỏ lẻ, mức độ ứng dụng không đồng đều...
Các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố trong các lĩnh vực cụ thể như đối với lĩnh vực trồng trọt, thành phố đã và đang thực hiện một số ứng dụng công nghệ cao bao gồm: áp dụng giống cây trồng mới, công nghệ lai ghép…
Theo đó, nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, có khả năng chống chịu sâu bệnh cho năng suất cao. Cụ thể là, ghép cải tạo bưởi giống cũ bằng các giống bưởi chất lượng cao, quả to, ngọt tại xã Văn Phú, Minh Bảo và phường Yên Thịnh.
Trong việc áp dụng công nghệ sản xuất sản phẩm an toàn, đã hỗ trợ 3 hợp tác xã sản xuất rau được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; duy trì và phát triển chuỗi sản xuất rau áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt với diện tích 8,21 ha…
Trong hỗ trợ chăn nuôi, thành phố đã ứng dụng thành công công nghệ sinh học với việc lai cải tạo các giống gia súc lớn, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải thiện giống lợn, bò địa phương.
Cụ thể, truyền giống nhân tạo cho trâu, bò bằng sử dụng tinh đông lạnh tạo ra trâu, bò giống tốt; sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi tại hộ để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào...; sử dụng lợn đực giống ngoại, chăn nuôi theo hướng VietGAP để tạo đàn con lai phát huy ưu thế lai tăng trưởng nhanh, có tỷ lệ nạc cao và nâng cao sức đề kháng với môi trường; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học (sử dụng chế phẩm men Balasa No1) với 350 hộ tham gia.
Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được tỉnh, thành phố quan tâm triển khai cho các hộ dân như mô hình nuôi cá lồng, mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá chiên, nheo trên lòng sông Hồng, ba ba gai, ba ba trơn...
Đây là những hướng đi mới hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng, thiết thực nâng cao đời sống của bà con nông dân thành phố về mọi mặt.
2188 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thành phố Yên Bái đang tập trung ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hỗ trợ nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…Để tạo động lực phát triển, trước hết, thành phố Yên Bái tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng. Đến nay, hệ thống giao thông của 6 xã trên địa bàn thành phố khá thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân như: 100% đường xã, đường liên xã, đường đến trung tâm thành phố được kiên cố hóa đạt chuẩn; 100% các tuyến đường trục chính liên thôn được kiên cố hóa; 100% đường làng ngõ xóm được cứng hóa sạch sẽ...
Từ năm 2017 - 2020, các xã đã kiên cố hóa được trên 52,23 km đường trục thôn, liên thôn, giao thông nội đồng.
Ông Nguyễn Minh Hải - Chủ tịch UBND xã Âu Lâu khẳng định: "Những năm qua, nhờ chủ trương đúng đắn của cấp trên tập trung đầu tư cứng hóa hệ thống đường giao thông đã góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn, đưa xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang tiến hành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”.
Hệ thống thủy lợi của các xã trên địa bàn thành phố hiện có 8 trạm bơm, 26 hồ chứa, đập dâng thủy lợi và 81,05 km kênh mương; trong đó, có 77,2 km kênh mương đã được kiên cố hóa, đạt 95,2% và đều cơ bản đáp ứng tưới tiêu cho sản xuất và rau màu của nhân dân. Từ năm 2017 - 2020, các xã đã kiên cố hóa được 16,42 km kênh mương, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cùng với đó, ngành điện đã triển khai đầu tư nhiều dự án nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn các xã như: dự án cải tạo lưới điện nông thôn, đầu tư nâng cấp, bổ sung các trạm biến áp nên nguồn điện cung cấp cho các xã đã ổn định, đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của nhân dân như: 100% hộ dân trên địa bàn các xã được sử dụng điện; 100% số hộ được sử dụng điện an toàn từ các nguồn…
Bà Nguyễn Thị Thắm ở thôn Văn Quỳ, xã Văn Phú cho biết: "Những năm gần đây, Nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống cung cấp điện rất ổn định, nên chúng tôi thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như đầu tư các máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp”.
Khi hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao, thành phố tập trung hỗ trợ nhân dân tiến hành ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển sản xuất.
Trong đó, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu hướng tới của thành phố trong phát triển nông nghiệp và đây cũng là hướng phát triển được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là ổn định và bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chưa nhiều; thậm chí, khá nhỏ lẻ, mức độ ứng dụng không đồng đều...
Các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố trong các lĩnh vực cụ thể như đối với lĩnh vực trồng trọt, thành phố đã và đang thực hiện một số ứng dụng công nghệ cao bao gồm: áp dụng giống cây trồng mới, công nghệ lai ghép…
Theo đó, nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, có khả năng chống chịu sâu bệnh cho năng suất cao. Cụ thể là, ghép cải tạo bưởi giống cũ bằng các giống bưởi chất lượng cao, quả to, ngọt tại xã Văn Phú, Minh Bảo và phường Yên Thịnh.
Trong việc áp dụng công nghệ sản xuất sản phẩm an toàn, đã hỗ trợ 3 hợp tác xã sản xuất rau được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; duy trì và phát triển chuỗi sản xuất rau áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt với diện tích 8,21 ha…
Trong hỗ trợ chăn nuôi, thành phố đã ứng dụng thành công công nghệ sinh học với việc lai cải tạo các giống gia súc lớn, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải thiện giống lợn, bò địa phương.
Cụ thể, truyền giống nhân tạo cho trâu, bò bằng sử dụng tinh đông lạnh tạo ra trâu, bò giống tốt; sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi tại hộ để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào...; sử dụng lợn đực giống ngoại, chăn nuôi theo hướng VietGAP để tạo đàn con lai phát huy ưu thế lai tăng trưởng nhanh, có tỷ lệ nạc cao và nâng cao sức đề kháng với môi trường; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học (sử dụng chế phẩm men Balasa No1) với 350 hộ tham gia.
Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được tỉnh, thành phố quan tâm triển khai cho các hộ dân như mô hình nuôi cá lồng, mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá chiên, nheo trên lòng sông Hồng, ba ba gai, ba ba trơn...
Đây là những hướng đi mới hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng, thiết thực nâng cao đời sống của bà con nông dân thành phố về mọi mặt.