Chính phủ giao các Bộ ngành chủ động xây dựng các văn bản quy định và chuẩn bị các công việc cụ thể để triển khai kịp thời chế độ tiền lương mới khi được Trung ương và Quốc hội thông qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cụ thể tại Nghị quyết 164/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương vừa được Chính phủ ban hành, Chính phủ giao các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng các văn bản quy định và chuẩn bị các công việc cụ thể để triển khai kịp thời chế độ tiền lương mới khi được Trung ương và Quốc hội thông qua.
Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương hoàn thiện chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; tập trung phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc địa phương đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Tích cực đôn đốc một số bộ chưa ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng vị trí việc làm công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ phải khẩn trương hoàn thành trước ngày 15/10/2023 để triển khai đồng bộ tại các bộ, cơ quan, địa phương.
Bảo đảm thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất, nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Tháng hành động vì người nghèo và Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì người nghèo năm 2023. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tốt kế hoạch rà soát hộ nghèo năm 2023 theo quy định.
Tăng cường kết nối cung cầu lao động, tạo việc làm bền vững gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất, nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và giảm nghèo. Nghiên cứu, xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu và lập danh sách các cơ sở cai nghiện cần sửa chữa, nâng cấp, xây mới, trong đó ưu tiên đối với các địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập và các địa phương có cơ sở cai nghiện ma túy xuống cấp, quá tải để chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo cấp Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Tăng cường các biện pháp phòng, chống mại dâm và hỗ trợ kịp thời nạn nhân bị mua bán người.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2023 việc đề xuất Chương trình đầu tư, nâng cao hiệu quả phòng, chống và cai nghiện ma túy, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, vùng khó khăn.
Xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương
Liên quan đến vấn đề cải cách chính sách tiền lương, thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 cho biết, những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19, vừa phải bảo đảm an sinh xã hội, chúng ta vẫn tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.
Đánh giá đây là nỗ lực rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.
Vào ngày 3/10 (ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 8), Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.
Thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024
Trước đó, phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ nêu rõ: Sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
Lần này chúng ta tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường.
Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.
Tại kỳ họp thứ 27 tới (trong tháng 10) Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và lộ trình cải cách tiền lương sau khi được Trung ương xem xét, có kết luận./.
2815 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ giao các Bộ ngành chủ động xây dựng các văn bản quy định và chuẩn bị các công việc cụ thể để triển khai kịp thời chế độ tiền lương mới khi được Trung ương và Quốc hội thông qua. Cụ thể tại Nghị quyết 164/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương vừa được Chính phủ ban hành, Chính phủ giao các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng các văn bản quy định và chuẩn bị các công việc cụ thể để triển khai kịp thời chế độ tiền lương mới khi được Trung ương và Quốc hội thông qua.
Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương hoàn thiện chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; tập trung phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc địa phương đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Tích cực đôn đốc một số bộ chưa ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng vị trí việc làm công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ phải khẩn trương hoàn thành trước ngày 15/10/2023 để triển khai đồng bộ tại các bộ, cơ quan, địa phương.
Bảo đảm thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất, nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Tháng hành động vì người nghèo và Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì người nghèo năm 2023. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tốt kế hoạch rà soát hộ nghèo năm 2023 theo quy định.
Tăng cường kết nối cung cầu lao động, tạo việc làm bền vững gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất, nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và giảm nghèo. Nghiên cứu, xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu và lập danh sách các cơ sở cai nghiện cần sửa chữa, nâng cấp, xây mới, trong đó ưu tiên đối với các địa phương chưa có cơ sở cai nghiện ma túy công lập và các địa phương có cơ sở cai nghiện ma túy xuống cấp, quá tải để chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo cấp Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Tăng cường các biện pháp phòng, chống mại dâm và hỗ trợ kịp thời nạn nhân bị mua bán người.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2023 việc đề xuất Chương trình đầu tư, nâng cao hiệu quả phòng, chống và cai nghiện ma túy, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, vùng khó khăn.
Xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương
Liên quan đến vấn đề cải cách chính sách tiền lương, thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 cho biết, những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19, vừa phải bảo đảm an sinh xã hội, chúng ta vẫn tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.
Đánh giá đây là nỗ lực rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.
Vào ngày 3/10 (ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 8), Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.
Thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024
Trước đó, phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ nêu rõ: Sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
Lần này chúng ta tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường.
Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.
Tại kỳ họp thứ 27 tới (trong tháng 10) Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và lộ trình cải cách tiền lương sau khi được Trung ương xem xét, có kết luận./.