CTTĐT - Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp của Ðề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020”. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người dân và đạt được những kết quả bước đầu.
Trường PTDTBT THCS xã Lang Thíp tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về hệ luỵ của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Huyện Văn Yên có gần 35.300 hộ, dân số gần 129 nghìn người, gồm 12 dân tộc sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 50% dân số toàn huyện, đồng bào các dân tộc thiểu số sống xen kẽ với nhau ở 25 xã, thị trấn. Do đặc thù là huyện miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, cuộc sống còn khó khăn nên trước đây, trên địa bàn huyện vẫn còn một vài trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tình trạng tảo vẫn còn tiếp diễn, nhất là ở những nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay nhờ triển khai quyết liệt Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ, các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã chấm dứt được tình trạng hôn nhân cận huyết thống và giảm số vụ tảo hôn qua các năm.
Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn xuất phát từ khá nhiều lý do khác nhau. Trước hết, đó là do xuất phát từ cách suy nghĩ, thói quen của đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Đối với họ, việc bỏ tiền ra cưới vợ cho con cái cũng đồng nghĩa với việc trong nhà sẽ có thêm người làm nương, làm rẫy, có thêm người cáng đáng việc gia đình. Do đó, việc cưới con dâu về nhà được diễn ra càng sớm lại càng tốt. Mặt khác, Văn Yên là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng, dân cư sống phân tán, đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; phong tục tập quán của mỗi dân tộc cũng khác nhau và còn tồn tại phong tục lạc hậu, dân trí còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, từ đó đã làm ảnh hưởng đến việc kết hôn trước tuổi quy định.
Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu quan trọng được huyện Văn Yên xác định rất rõ tại Đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2020”. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm của Ban dân tộc tỉnh Yên Bái, UBND huyện Văn Yên đã chọn xã Lâm Giang xây dựng mô hình điểm thực hiện đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan của huyện, UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phát trên 4 nghìn tờ rơi nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện huy động mạng lưới cán bộ, cộng tác viên y tế, kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết; kết hợp lồng ghép với thực hiện các biện pháp dân số, kế hoạch hóa gia đình trong các chương trình, đề án, các Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình...
Tại xã Lâm Giang, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 5 thành viên và tổ giúp việc Ban chỉ đạo gồm 19 thành viên là cán bộ Phòng chính sách dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Bí thư chi bộ, trưởng thôn của 08 thôn thực hiện mô hình đó là: thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn 10, thôn 14, thôn 15, thôn 16, thôn 17 nay được sáp nhập thành các thôn là Trục trong, Trục ngoài, Khay dạo, Ngòi Cài, Khe bút và Hợp Lâm. Đây là những thôn có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Cùng với phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng lĩnh vực, UBND xã Lâm Giang đã tổ chức các Hội nghị tập huấn và các buổi tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các cuộc họp thôn bản, lắp đặt các cụm Pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi; biên soạn và phát trên 350 lượt tin bài về Luật hôn nhân và gia đình, các nội dung tuyên truyền liên quan tới thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trên hệ thống loa truyền thanh xã; Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh Yên Bái đã tổ chức mở 05 Hội nghị trợ giúp pháp lý, lồng ghép tuyên truyền đi sâu về các nội dung thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tiến hành hỏi, đáp những ý kiến quan tâm của người dân tại các thôn thuộc vùng 135 trên địa bàn xã. Từ đó đã tạo điều kiện cho người dân được học tập, tiếp thu các kiến thức mới về chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của nhà nước, có dịp tiếp cận sâu hơn Luật hôn nhân và gia đình. Cùng với đó, xã Lâm Giang tổ chức 14 Hội nghị bàn bạc, thống nhất thông qua quy ước thôn và tổ chức ký cam kết không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với đại diện các hộ gia đình tại các thôn thực hiện đề án.
Nhờ nỗ lực tuyên truyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo và chính quyền địa phương đã từng bước làm thay đổi, nâng cao nhận thức và hành vi của người dân xã Lâm Giang, tình trạng tảo hôn đã giảm hẳn. Đặc biệt xã Lâm Giang đã vận động thành công 2 trường hợp. Đó là gia đình ông Trần Văn Minh và bà Bàn Thị Nước ở thôn 9 xã Lâm Giang, có con trai tên là Trần Văn Sinh, sinh ngày 14/01/1999 có dự định kế hôn với chị Bàn Thị Quyến sinh năm 2002, hộ khẩu tại xã Tân An, huyện Văn Bàn - Lào Cai; Trường hợp thứ hai là Gia đình ông Đặng Văn Chăn và bà Đặng Thị Thích - thôn 8 xã Lâm Giang, có con gái tên là Đặng Thị Viện, sinh năm 2001 có dự định ăn hỏi vào cuối năm 2016 và tổ chức lễ cưới vào đầu năm 2017. Cả hai trường hợp nêu trên, sau khi thôn bản nắm bắt được tình hình, báo cáo với UBND xã đã phối hợp với Ban công tác mặt trận thôn đến gia đình tuyên truyền, vận động. Qua đó gia đình đã từ bỏ ý định cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Bà Đặng Thị Mai Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Giang cho biết: Sau 05 năm triển khai thực hiện các hoạt động Mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xã Lâm Giang, nhận thức của cấp Ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là người dân trong các thôn thực hiện Mô hình đã được nâng lên đáng kể. Đến nay, số lượng các cặp tảo hôn đã giảm từ 5 trường hợp năm 2015 xuống còn 0 trường hợp năm 2017, từ năm 2017 đến nay, xã Lâm Giang không có trường hợp nào cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Qua triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn huyện và thực hiện Mô hình điểm tại xã Lâm Giang từ năm 2016 đến nay cho thấy, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện những năm qua có chiều hướng giảm dần về số lượng. Cụ thể năm 2015 toàn huyện có có 100 trường hợp tảo hôn, năm 2016 giảm xuống còn 76 trường hợp, năm 2017 có 67 trường hợp, năm 2018 có 66 trường hợp, năm 2019 có 40 trường hợp tảo hôn, năm 2020 có 14 trường hợp tảo hôn, giảm 26 trường hợp so với năm 2019. Các trường hợp tảo hôn chủ yếu thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (06 trường hợp dân tộc Dao, 03 trường hợp dân tộc Mông, 02 trường hợp dân tộc Tày, 03 trường hợp dân tộc Kinh). Trên địa bàn huyện hiện không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Mặc dù, hiện nay tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Văn Yên đã và đang từng bước được kiềm chế và đẩy lùi. Tuy nhiên, để tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn trong cộng đồng thì rất cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội hãy cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để mọi trẻ em được vui bước đến trường và có một tương lai tốt đẹp hơn./.
1009 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp của Ðề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020”. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người dân và đạt được những kết quả bước đầu.Huyện Văn Yên có gần 35.300 hộ, dân số gần 129 nghìn người, gồm 12 dân tộc sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 50% dân số toàn huyện, đồng bào các dân tộc thiểu số sống xen kẽ với nhau ở 25 xã, thị trấn. Do đặc thù là huyện miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, cuộc sống còn khó khăn nên trước đây, trên địa bàn huyện vẫn còn một vài trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tình trạng tảo vẫn còn tiếp diễn, nhất là ở những nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay nhờ triển khai quyết liệt Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ, các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã chấm dứt được tình trạng hôn nhân cận huyết thống và giảm số vụ tảo hôn qua các năm.
Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn xuất phát từ khá nhiều lý do khác nhau. Trước hết, đó là do xuất phát từ cách suy nghĩ, thói quen của đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Đối với họ, việc bỏ tiền ra cưới vợ cho con cái cũng đồng nghĩa với việc trong nhà sẽ có thêm người làm nương, làm rẫy, có thêm người cáng đáng việc gia đình. Do đó, việc cưới con dâu về nhà được diễn ra càng sớm lại càng tốt. Mặt khác, Văn Yên là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng, dân cư sống phân tán, đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; phong tục tập quán của mỗi dân tộc cũng khác nhau và còn tồn tại phong tục lạc hậu, dân trí còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, từ đó đã làm ảnh hưởng đến việc kết hôn trước tuổi quy định.
Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu quan trọng được huyện Văn Yên xác định rất rõ tại Đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2020”. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm của Ban dân tộc tỉnh Yên Bái, UBND huyện Văn Yên đã chọn xã Lâm Giang xây dựng mô hình điểm thực hiện đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan của huyện, UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phát trên 4 nghìn tờ rơi nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện huy động mạng lưới cán bộ, cộng tác viên y tế, kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết; kết hợp lồng ghép với thực hiện các biện pháp dân số, kế hoạch hóa gia đình trong các chương trình, đề án, các Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình...
Tại xã Lâm Giang, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 5 thành viên và tổ giúp việc Ban chỉ đạo gồm 19 thành viên là cán bộ Phòng chính sách dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Bí thư chi bộ, trưởng thôn của 08 thôn thực hiện mô hình đó là: thôn 7, thôn 8, thôn 9, thôn 10, thôn 14, thôn 15, thôn 16, thôn 17 nay được sáp nhập thành các thôn là Trục trong, Trục ngoài, Khay dạo, Ngòi Cài, Khe bút và Hợp Lâm. Đây là những thôn có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Cùng với phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng lĩnh vực, UBND xã Lâm Giang đã tổ chức các Hội nghị tập huấn và các buổi tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các cuộc họp thôn bản, lắp đặt các cụm Pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi; biên soạn và phát trên 350 lượt tin bài về Luật hôn nhân và gia đình, các nội dung tuyên truyền liên quan tới thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trên hệ thống loa truyền thanh xã; Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh Yên Bái đã tổ chức mở 05 Hội nghị trợ giúp pháp lý, lồng ghép tuyên truyền đi sâu về các nội dung thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tiến hành hỏi, đáp những ý kiến quan tâm của người dân tại các thôn thuộc vùng 135 trên địa bàn xã. Từ đó đã tạo điều kiện cho người dân được học tập, tiếp thu các kiến thức mới về chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của nhà nước, có dịp tiếp cận sâu hơn Luật hôn nhân và gia đình. Cùng với đó, xã Lâm Giang tổ chức 14 Hội nghị bàn bạc, thống nhất thông qua quy ước thôn và tổ chức ký cam kết không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với đại diện các hộ gia đình tại các thôn thực hiện đề án.
Nhờ nỗ lực tuyên truyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo và chính quyền địa phương đã từng bước làm thay đổi, nâng cao nhận thức và hành vi của người dân xã Lâm Giang, tình trạng tảo hôn đã giảm hẳn. Đặc biệt xã Lâm Giang đã vận động thành công 2 trường hợp. Đó là gia đình ông Trần Văn Minh và bà Bàn Thị Nước ở thôn 9 xã Lâm Giang, có con trai tên là Trần Văn Sinh, sinh ngày 14/01/1999 có dự định kế hôn với chị Bàn Thị Quyến sinh năm 2002, hộ khẩu tại xã Tân An, huyện Văn Bàn - Lào Cai; Trường hợp thứ hai là Gia đình ông Đặng Văn Chăn và bà Đặng Thị Thích - thôn 8 xã Lâm Giang, có con gái tên là Đặng Thị Viện, sinh năm 2001 có dự định ăn hỏi vào cuối năm 2016 và tổ chức lễ cưới vào đầu năm 2017. Cả hai trường hợp nêu trên, sau khi thôn bản nắm bắt được tình hình, báo cáo với UBND xã đã phối hợp với Ban công tác mặt trận thôn đến gia đình tuyên truyền, vận động. Qua đó gia đình đã từ bỏ ý định cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Bà Đặng Thị Mai Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Giang cho biết: Sau 05 năm triển khai thực hiện các hoạt động Mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xã Lâm Giang, nhận thức của cấp Ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là người dân trong các thôn thực hiện Mô hình đã được nâng lên đáng kể. Đến nay, số lượng các cặp tảo hôn đã giảm từ 5 trường hợp năm 2015 xuống còn 0 trường hợp năm 2017, từ năm 2017 đến nay, xã Lâm Giang không có trường hợp nào cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Qua triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn huyện và thực hiện Mô hình điểm tại xã Lâm Giang từ năm 2016 đến nay cho thấy, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện những năm qua có chiều hướng giảm dần về số lượng. Cụ thể năm 2015 toàn huyện có có 100 trường hợp tảo hôn, năm 2016 giảm xuống còn 76 trường hợp, năm 2017 có 67 trường hợp, năm 2018 có 66 trường hợp, năm 2019 có 40 trường hợp tảo hôn, năm 2020 có 14 trường hợp tảo hôn, giảm 26 trường hợp so với năm 2019. Các trường hợp tảo hôn chủ yếu thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (06 trường hợp dân tộc Dao, 03 trường hợp dân tộc Mông, 02 trường hợp dân tộc Tày, 03 trường hợp dân tộc Kinh). Trên địa bàn huyện hiện không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Mặc dù, hiện nay tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Văn Yên đã và đang từng bước được kiềm chế và đẩy lùi. Tuy nhiên, để tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn trong cộng đồng thì rất cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội hãy cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, để mọi trẻ em được vui bước đến trường và có một tương lai tốt đẹp hơn./.