CTTĐT - Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái tăng cường công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua mặc dù điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn hạn chế; song Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương và các ngành, địa phương liên quan đã có sự phối hợp tốt, tích cực tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư xây dựng, ban hành văn bản quản lý về quy hoạch và các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, nhìn chung kết quả đạt được trong việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn còn khiêm tốn. Theo quy hoạch tỷ lệ lấp đầy còn thấp; mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn những bất cập đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, đầu tư và thu hút đầu tư; hiệu quả đầu tư trong ngắn hạn chưa cao ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả đầu tư chung của tỉnh; công tác phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với các ngành trong các lĩnh vực về môi trường, xây dựng, quản lý các hoạt động... còn nhiều hạn chế, lúng túng trong xử lý, giải quyết những vấn đề liên quan; việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ chế chính sách, quản lý đất, đơn giá thuê đất, phí dịch vụ chưa kịp thời, ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư các dự án vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan tiến hành rà soát, lập báo cáo đề xuất điều chỉnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan của Trung ương, quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái; bám sát chỉ tiêu phân khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020; đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó xác định cụ thể, rõ quy hoạch các khu công nghiệp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (03 khu) về địa điểm, phạm vi, quy mô; phân tích, làm rõ căn cứ pháp lý các quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh từ đó tham mưu, đề xuất điều chỉnh bổ sung đảm bảo theo đúng quy định. Lưu ý bổ sung phần diện tích đất bị ảnh hưởng đã được đền bù giải phóng mặt bằng (11ha) để đưa vào sử dụng nâng cao hiệu quả đầu tư.
Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất vị trí phù hợp để thực hiện việc di rời cụm công nghiệp Đầm Hồng trong giai đoạn tới.
Hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên trong việc xác định vị trí, quy mô và thực hiện các thủ tục bổ sung 02 cụm công nghiệp tại nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tại xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan phân tích làm rõ về cơ chế chính sách trong đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động đầu tư hạ tầng tính đến hết tháng 6 năm 2017, về khối lượng các loại hạ tầng đã đầu tư (giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà cửa, vật kiến trúc…) và giá trị đầu tư tương ứng; các nguồn lực đầu tư (ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiêp, nguồn lực thu từ đất…); quản lý hạ tầng sau đầu tư, việc duy tu, thu phí dịch vụ hạ tầng; Xác định nhu cầu đầu tư cho giải phóng mặt bằng và hạ tầng các loại của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn đến 2020, từ đó đề xuất về thời gian phân kỳ đầu tư và dự kiến nguồn lực đầu tư theo hướng ngân sách chỉ đầu tư các công trình thiết yếu, bắt buộc như xử lý nước thải, chất thải rắn…; xác định các phân khu lớn, liền thửa để mời gọi các nhà đầu tư hạ tầng, đồng thời tranh thủ đầu tư từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp; Đề xuất, kiến nghị các cơ chế chính sách cần được điều chỉnh, bổ sung.
Phân tích làm rõ về công tác thu hút đầu tư và thực trạng đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó các chính sách thu hút đầu tư; các hoạt động thu hút đầu tư đã làm; mô hình, các tổ chức, đơn vị có hoạt động thu hút đầu tư, đánh giá so sánh hiệu quả; Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư: số lượng dự án, vốn đầu tư; cơ cấu đầu tư (vốn trong nước - nước ngoài); các thành phần kinh tế; ngành nghề đầu tư; quy mô các dự án đầu tư; phân kỳ đầu tư của các nhà đầu tư. Phân tích về các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; cụ thể về: tiền thuê đất, phí dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận, các khoản đóng góp ngân sách, đóng góp cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động; xác định tỷ lệ doanh thu bình quân/ha đất công nghiệp hiện tại và dự kiến trong giai đoạn tiếp theo. Đánh giá tổng thể về tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường. Tham mưu, đề xuất thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan rà soát, tổng hợp hiện trạng và định hướng về nhu cầu sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó đánh giá cụ thể về diện tích theo quy hoạch được duyệt, diện tích đã giải phóng mặt bằng, diện tích đã san gạt mặt bằng, diện tích đã giao nhà đầu tư (nhà đầu tư đã sử dụng và còn lại); diện tích đã có đủ hạ tầng; diện tích thực tế đưa vào sản xuất kinh doanh; Phân tích làm rõ về cơ cấu xây dựng giá thuê đất hiện tại: giá cho thuê trả tiền 1 lần, trả tiền hàng năm; giá thuê đất thô, giá thuê đất đã xây dựng 1 phần hạ tầng, giá thuê đất đã xây dựng đầy đủ hạ tầng; phí sử dụng dịch vụ; tình hình thu tiền thuê đất, phí dịch vụ; phương án bồi thường tái định cư…
Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua, dự báo nhu cầu cần sử dụng đất trong giai đoạn tới (quỹ đất đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa sử dụng; diện tích cần mở rộng, giải phóng mặt bằng). Rà soát, đề xuất thu hồi các diện tích đất đã giao nhưng nhà đầu tư không xây dựng, vi phạm các quy định. Đề xuất nhu cầu về vốn và định hướng phân kỳ đầu tư.
Tổng hợp đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đề xuất phương án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong thời gian tới, phương án xử lý nước thải tập trung và chất thải rắn.
Tham mưu, đề xuất và thực hiện các thủ tục thu hồi đất đối với các dự án chấm dứt hoạt động đầu tư, diện tích đất dự phòng nhà đầu tư không thực hiện theo tiến độ cam kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất, bổ sung hoàn thiện mô hình quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc tuân thủ các quy định và tình hình thực tế tại địa phương để thống nhất, triển khai đồng bộ; trong đó đánh giá và làm rõ nội dung quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trong khu công nghiệp: về quản lý đầu tư, xây dựng, vận hành …; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ đề xuất cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị trực thuộc; mô hình quản lý đối với các cụm công nghiệp.
Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường trên cơ sở nhiệm vụ thực hiện của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh về lĩnh vực môi trường và các quy định hiện hành. Kiểm tra cụ thể, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc Ban quản lý các Khu công nghiệp, trong đó gắn với phương án kiện toàn bộ máy, vị trí việc làm.
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổng hợp báo cáo trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, đề xuất của các ngành liên quan. Phối hợp với các ngành và địa phương liên quan rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy chế quản lý khu công nghiệp đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước và thực tiễn tại địa phương.
1756 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua mặc dù điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn hạn chế; song Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương và các ngành, địa phương liên quan đã có sự phối hợp tốt, tích cực tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư xây dựng, ban hành văn bản quản lý về quy hoạch và các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, nhìn chung kết quả đạt được trong việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn còn khiêm tốn. Theo quy hoạch tỷ lệ lấp đầy còn thấp; mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn những bất cập đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, đầu tư và thu hút đầu tư; hiệu quả đầu tư trong ngắn hạn chưa cao ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả đầu tư chung của tỉnh; công tác phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với các ngành trong các lĩnh vực về môi trường, xây dựng, quản lý các hoạt động... còn nhiều hạn chế, lúng túng trong xử lý, giải quyết những vấn đề liên quan; việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ chế chính sách, quản lý đất, đơn giá thuê đất, phí dịch vụ chưa kịp thời, ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư các dự án vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp...
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan tiến hành rà soát, lập báo cáo đề xuất điều chỉnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan của Trung ương, quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái; bám sát chỉ tiêu phân khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020; đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó xác định cụ thể, rõ quy hoạch các khu công nghiệp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (03 khu) về địa điểm, phạm vi, quy mô; phân tích, làm rõ căn cứ pháp lý các quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh từ đó tham mưu, đề xuất điều chỉnh bổ sung đảm bảo theo đúng quy định. Lưu ý bổ sung phần diện tích đất bị ảnh hưởng đã được đền bù giải phóng mặt bằng (11ha) để đưa vào sử dụng nâng cao hiệu quả đầu tư.
Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất vị trí phù hợp để thực hiện việc di rời cụm công nghiệp Đầm Hồng trong giai đoạn tới.
Hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên trong việc xác định vị trí, quy mô và thực hiện các thủ tục bổ sung 02 cụm công nghiệp tại nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tại xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan phân tích làm rõ về cơ chế chính sách trong đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động đầu tư hạ tầng tính đến hết tháng 6 năm 2017, về khối lượng các loại hạ tầng đã đầu tư (giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà cửa, vật kiến trúc…) và giá trị đầu tư tương ứng; các nguồn lực đầu tư (ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiêp, nguồn lực thu từ đất…); quản lý hạ tầng sau đầu tư, việc duy tu, thu phí dịch vụ hạ tầng; Xác định nhu cầu đầu tư cho giải phóng mặt bằng và hạ tầng các loại của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn đến 2020, từ đó đề xuất về thời gian phân kỳ đầu tư và dự kiến nguồn lực đầu tư theo hướng ngân sách chỉ đầu tư các công trình thiết yếu, bắt buộc như xử lý nước thải, chất thải rắn…; xác định các phân khu lớn, liền thửa để mời gọi các nhà đầu tư hạ tầng, đồng thời tranh thủ đầu tư từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp; Đề xuất, kiến nghị các cơ chế chính sách cần được điều chỉnh, bổ sung.
Phân tích làm rõ về công tác thu hút đầu tư và thực trạng đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó các chính sách thu hút đầu tư; các hoạt động thu hút đầu tư đã làm; mô hình, các tổ chức, đơn vị có hoạt động thu hút đầu tư, đánh giá so sánh hiệu quả; Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư: số lượng dự án, vốn đầu tư; cơ cấu đầu tư (vốn trong nước - nước ngoài); các thành phần kinh tế; ngành nghề đầu tư; quy mô các dự án đầu tư; phân kỳ đầu tư của các nhà đầu tư. Phân tích về các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; cụ thể về: tiền thuê đất, phí dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận, các khoản đóng góp ngân sách, đóng góp cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động; xác định tỷ lệ doanh thu bình quân/ha đất công nghiệp hiện tại và dự kiến trong giai đoạn tiếp theo. Đánh giá tổng thể về tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường. Tham mưu, đề xuất thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan rà soát, tổng hợp hiện trạng và định hướng về nhu cầu sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trong đó đánh giá cụ thể về diện tích theo quy hoạch được duyệt, diện tích đã giải phóng mặt bằng, diện tích đã san gạt mặt bằng, diện tích đã giao nhà đầu tư (nhà đầu tư đã sử dụng và còn lại); diện tích đã có đủ hạ tầng; diện tích thực tế đưa vào sản xuất kinh doanh; Phân tích làm rõ về cơ cấu xây dựng giá thuê đất hiện tại: giá cho thuê trả tiền 1 lần, trả tiền hàng năm; giá thuê đất thô, giá thuê đất đã xây dựng 1 phần hạ tầng, giá thuê đất đã xây dựng đầy đủ hạ tầng; phí sử dụng dịch vụ; tình hình thu tiền thuê đất, phí dịch vụ; phương án bồi thường tái định cư…
Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua, dự báo nhu cầu cần sử dụng đất trong giai đoạn tới (quỹ đất đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa sử dụng; diện tích cần mở rộng, giải phóng mặt bằng). Rà soát, đề xuất thu hồi các diện tích đất đã giao nhưng nhà đầu tư không xây dựng, vi phạm các quy định. Đề xuất nhu cầu về vốn và định hướng phân kỳ đầu tư.
Tổng hợp đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đề xuất phương án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong thời gian tới, phương án xử lý nước thải tập trung và chất thải rắn.
Tham mưu, đề xuất và thực hiện các thủ tục thu hồi đất đối với các dự án chấm dứt hoạt động đầu tư, diện tích đất dự phòng nhà đầu tư không thực hiện theo tiến độ cam kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất, bổ sung hoàn thiện mô hình quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc tuân thủ các quy định và tình hình thực tế tại địa phương để thống nhất, triển khai đồng bộ; trong đó đánh giá và làm rõ nội dung quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trong khu công nghiệp: về quản lý đầu tư, xây dựng, vận hành …; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ đề xuất cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị trực thuộc; mô hình quản lý đối với các cụm công nghiệp.
Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường trên cơ sở nhiệm vụ thực hiện của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh về lĩnh vực môi trường và các quy định hiện hành. Kiểm tra cụ thể, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc Ban quản lý các Khu công nghiệp, trong đó gắn với phương án kiện toàn bộ máy, vị trí việc làm.
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổng hợp báo cáo trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, đề xuất của các ngành liên quan. Phối hợp với các ngành và địa phương liên quan rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy chế quản lý khu công nghiệp đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước và thực tiễn tại địa phương.