CTTĐT - Mùa Xuân năm nay đồng bào dân tộc Mông ở thôn Khe Ron xã Hồng Ca rất vui mừng, phấn khởi hơn khi đoạn đường 12km từ trung tâm xã về thôn đã được cứng hóa hoàn toàn. Từ việc hăng say lao động sản xuất đã giúp bà con có cuộc sống mới đầy đủ hơn, bộ mặt nông thôn dần đổi thay. Không khí của ngày Tết đã tràn ngập trên khắp bản làng và trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Mông nơi đây.
Người dân thôn Khe Ron tích cực tham gia cứng hóa đường giao thông nông thôn
Xuân Tân Sửu đang đến gần, gia đình anh Hờ A Thái, thôn Khe Ron xã Hồng Ca huyện Trấn Yên cũng đang khẩn trương hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của ngôi nhà xây kiên cố để kịp dọn về ở trước Tết Nguyên đán. Mặc dù không phải là ngôi nhà gỗ truyền thống, nhưng anh Thái rất vui không chỉ bởi ngôi nhà mới vẫn giữ được kiến trúc của người Mông, mà đây còn là thành quả của lao động, sản xuất của gia đình anh chứ không phải từ nguồn hỗ trợ nào của Nhà nước. Anh Hờ A Thái vui vẻ cho biết: “Những năm trước gia đình tôi chỉ ở ngôi nhà gỗ, nhà tạm, nhưng năm nay nhờ bán quế và bồ đề nên 2 vợ chồng tôi xây dựng được ngôi nhà kiên cố. Ngôi nhà này chỉ thay đổi về kết cấu, nhưng mọi bản sắc truyền thống gia đình tôi vẫn giữ được, chúng tôi rất vui khi được ở trong ngôi nhà khang trang, sạch đẹp, kiên cố hơn đúng vào dịp Tết đến, Xuân về”.
Mỗi mùa Xuân về là thời gian dành cho sum vầy gia đình, thăm hỏi người thân, hàng xóm láng giềng, tham gia các lễ hội truyền thống. Đối với người Mông thôn Khe Ron, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ngày đầu Xuân là không thể thiếu được, bởi đây là món ăn tinh thần sau 1 năm lao động, sản xuất vất vả. Chính vì vậy, những ngày giáp Tết, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, các nam thanh nữ tú tổ chức luyện tập các trò chơi dân gian nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi trong những ngày đầu xuân mới. Chị Vàng Thị Xua cho rằng: “Những năm gần đây mặc dù các giá trị văn hóa truyền thống có nhiều thay đổi, nhưng những trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống của người Mông chúng tôi vẫn bảo tồn được, những ngày Lễ, Tết, ngày hội thu hút được rất nhiều nam thanh nữ tú tham gia, tạo không khí vui tươi phấn khởi sau những ngày lao động, sản xuất mệt nhọc”.
Thôn Khe Ron là nơi sinh sống của 115 hộ với 560 khẩu đều là đồng bào Mông. Những năm trước, người dân trong thôn chủ yếu trồng lúa, trồng ngô trên nương, năng suất thấp nên đời sống còn nhiều khó khăn, bởi vậy, nhiều hộ thường xuyên hết gạo những tháng giáp hạt. Nhưng nay, bức tranh nông thôn vùng cao nơi đây đã khởi sắc nhanh chóng, bà con chuyển đổi tư duy chăn nuôi, trồng trọt manh mún sang hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, thôn đã hình thành được vùng trồng quế với 265ha, vùng tre Bát Độ 65ha... mỗi năm bà con cũng thu nhập trên 7 tỷ đồng từ rừng, nhiều hộ có nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng từ kinh tế rừng, như hộ gia đình ông Sùng A Câu, Sùng Giả Po, Thào Chờ Tủa.... góp phần đưa thu nhập bình quân của thôn đạt gần 34 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,6%. Ông Sùng Giả Po - thôn Khe Ron xã Hồng Ca cho rằng: “Trước đây chúng tôi được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cây quế, cây tre Bát Độ giống để đồng bào Mông chúng tôi sinh sống, phát triển kinh tế. Nhưng những năm gần đây, bà con đã chủ động ươm cây giống để trồng thay thế, lợi thế từ kinh tế rừng trồng đã giúp đời sống bà con nâng lên, nhà nào cũng có xe máy để đi, gần 10 hộ đã mua được ô tô, nhiều nhà đã mua được máy móc, công cụ hỗ trợ nông nghiệp, xây được nhà khang trang, từ đầu bản đến cuối bản đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp, chúng tôi rất cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước đã tạo cho chúng tôi có cuộc sống như ngày hôm nay”.
Kinh tế phát triển tạo đà cho văn hóa xã hội phát triển, đến nay 100% số trẻ em đến tuổi đều được ra lớp, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, các giá trị văn hóa tốt đẹp cổ truyền được bảo tồn và phát triển, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt hơn, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Qua bình xét năm 2020, có 74% số hộ đạt gia đình văn hóa.
Đặc biệt, hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đến nay thôn Khe Ron đã đạt 8/10 tiêu chí, trong đó 100% đường trục thôn, trục xóm được bê tông hóa, trên 500m đường từ nhà ra đường trục thôn cũng được cứng hóa khang trang sạch đẹp, trong đó, có nhiều tuyến đường được bà con thực hiện theo phương châm huyện hỗ trợ xi xăng, bà con tự đóng góp tiền, vật liệu, công lao động để thi công; 100% số hộ trong thôn được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 97,4%; số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, có đủ 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, téc nước sinh hoạt đạt 95%...
Xuân đã về trên mọi miền quê, với hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, sự năng động, sáng tạo của đồng bào Mông nơi đây là động lực để thôn Khe Ron đạt được nhiều thành quả hơn nữa trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Anh Vàng A Sò, Trưởng thôn Khe Ron khẳng định: “Thời gian tới thôn tiếp tục vận động bà con đầu tư vào cây quế, cây tre Bát Độ. Tuyên truyền vận động bà con thực hiện tốt nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không sinh con thứ 3, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống. Chúng tôi phấn đấu được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu trong năm 2021”.
Cứ mỗi độ xuân về, khi những cơn mưa phùn lất phất bay trong tiết trời se lạnh cũng là lúc nhà nhà trong cộng đồng người Việt Nam rộn ràng đón tết, vui xuân, sum vầy bên người thân và gia đình. Đồng bào Mông thôn Khe Ron xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên đang phấn khởi đón xuân trong niềm tin vào một năm mới no ấm./.
883 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mùa Xuân năm nay đồng bào dân tộc Mông ở thôn Khe Ron xã Hồng Ca rất vui mừng, phấn khởi hơn khi đoạn đường 12km từ trung tâm xã về thôn đã được cứng hóa hoàn toàn. Từ việc hăng say lao động sản xuất đã giúp bà con có cuộc sống mới đầy đủ hơn, bộ mặt nông thôn dần đổi thay. Không khí của ngày Tết đã tràn ngập trên khắp bản làng và trong mỗi ngôi nhà của đồng bào Mông nơi đây.Xuân Tân Sửu đang đến gần, gia đình anh Hờ A Thái, thôn Khe Ron xã Hồng Ca huyện Trấn Yên cũng đang khẩn trương hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của ngôi nhà xây kiên cố để kịp dọn về ở trước Tết Nguyên đán. Mặc dù không phải là ngôi nhà gỗ truyền thống, nhưng anh Thái rất vui không chỉ bởi ngôi nhà mới vẫn giữ được kiến trúc của người Mông, mà đây còn là thành quả của lao động, sản xuất của gia đình anh chứ không phải từ nguồn hỗ trợ nào của Nhà nước. Anh Hờ A Thái vui vẻ cho biết: “Những năm trước gia đình tôi chỉ ở ngôi nhà gỗ, nhà tạm, nhưng năm nay nhờ bán quế và bồ đề nên 2 vợ chồng tôi xây dựng được ngôi nhà kiên cố. Ngôi nhà này chỉ thay đổi về kết cấu, nhưng mọi bản sắc truyền thống gia đình tôi vẫn giữ được, chúng tôi rất vui khi được ở trong ngôi nhà khang trang, sạch đẹp, kiên cố hơn đúng vào dịp Tết đến, Xuân về”.
Mỗi mùa Xuân về là thời gian dành cho sum vầy gia đình, thăm hỏi người thân, hàng xóm láng giềng, tham gia các lễ hội truyền thống. Đối với người Mông thôn Khe Ron, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ngày đầu Xuân là không thể thiếu được, bởi đây là món ăn tinh thần sau 1 năm lao động, sản xuất vất vả. Chính vì vậy, những ngày giáp Tết, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, các nam thanh nữ tú tổ chức luyện tập các trò chơi dân gian nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi trong những ngày đầu xuân mới. Chị Vàng Thị Xua cho rằng: “Những năm gần đây mặc dù các giá trị văn hóa truyền thống có nhiều thay đổi, nhưng những trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống của người Mông chúng tôi vẫn bảo tồn được, những ngày Lễ, Tết, ngày hội thu hút được rất nhiều nam thanh nữ tú tham gia, tạo không khí vui tươi phấn khởi sau những ngày lao động, sản xuất mệt nhọc”.
Thôn Khe Ron là nơi sinh sống của 115 hộ với 560 khẩu đều là đồng bào Mông. Những năm trước, người dân trong thôn chủ yếu trồng lúa, trồng ngô trên nương, năng suất thấp nên đời sống còn nhiều khó khăn, bởi vậy, nhiều hộ thường xuyên hết gạo những tháng giáp hạt. Nhưng nay, bức tranh nông thôn vùng cao nơi đây đã khởi sắc nhanh chóng, bà con chuyển đổi tư duy chăn nuôi, trồng trọt manh mún sang hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, thôn đã hình thành được vùng trồng quế với 265ha, vùng tre Bát Độ 65ha... mỗi năm bà con cũng thu nhập trên 7 tỷ đồng từ rừng, nhiều hộ có nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng từ kinh tế rừng, như hộ gia đình ông Sùng A Câu, Sùng Giả Po, Thào Chờ Tủa.... góp phần đưa thu nhập bình quân của thôn đạt gần 34 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,6%. Ông Sùng Giả Po - thôn Khe Ron xã Hồng Ca cho rằng: “Trước đây chúng tôi được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cây quế, cây tre Bát Độ giống để đồng bào Mông chúng tôi sinh sống, phát triển kinh tế. Nhưng những năm gần đây, bà con đã chủ động ươm cây giống để trồng thay thế, lợi thế từ kinh tế rừng trồng đã giúp đời sống bà con nâng lên, nhà nào cũng có xe máy để đi, gần 10 hộ đã mua được ô tô, nhiều nhà đã mua được máy móc, công cụ hỗ trợ nông nghiệp, xây được nhà khang trang, từ đầu bản đến cuối bản đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp, chúng tôi rất cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước đã tạo cho chúng tôi có cuộc sống như ngày hôm nay”.
Kinh tế phát triển tạo đà cho văn hóa xã hội phát triển, đến nay 100% số trẻ em đến tuổi đều được ra lớp, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, các giá trị văn hóa tốt đẹp cổ truyền được bảo tồn và phát triển, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt hơn, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Qua bình xét năm 2020, có 74% số hộ đạt gia đình văn hóa.
Đặc biệt, hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đến nay thôn Khe Ron đã đạt 8/10 tiêu chí, trong đó 100% đường trục thôn, trục xóm được bê tông hóa, trên 500m đường từ nhà ra đường trục thôn cũng được cứng hóa khang trang sạch đẹp, trong đó, có nhiều tuyến đường được bà con thực hiện theo phương châm huyện hỗ trợ xi xăng, bà con tự đóng góp tiền, vật liệu, công lao động để thi công; 100% số hộ trong thôn được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 97,4%; số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, có đủ 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, téc nước sinh hoạt đạt 95%...
Xuân đã về trên mọi miền quê, với hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, sự năng động, sáng tạo của đồng bào Mông nơi đây là động lực để thôn Khe Ron đạt được nhiều thành quả hơn nữa trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Anh Vàng A Sò, Trưởng thôn Khe Ron khẳng định: “Thời gian tới thôn tiếp tục vận động bà con đầu tư vào cây quế, cây tre Bát Độ. Tuyên truyền vận động bà con thực hiện tốt nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không sinh con thứ 3, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống. Chúng tôi phấn đấu được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu trong năm 2021”.
Cứ mỗi độ xuân về, khi những cơn mưa phùn lất phất bay trong tiết trời se lạnh cũng là lúc nhà nhà trong cộng đồng người Việt Nam rộn ràng đón tết, vui xuân, sum vầy bên người thân và gia đình. Đồng bào Mông thôn Khe Ron xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên đang phấn khởi đón xuân trong niềm tin vào một năm mới no ấm./.