Múa Mỡi là điệu múa truyền thống mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mường ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, thể hiện khát vọng và ước mơ về cuộc sống tự do vươn tới ấm no, hạnh phúc và ca ngợi tình yêu đôi lứa được người Mường gửi gắm qua các lễ hội.
Ảnh minh họa
Người Mường xã Quy Mông, huyện Trấn Yên hiện vẫn còn lưu giữ được một số nét đặc trưng về văn hóa truyền thống của dân tộc như: dựng cây đu đầu xuân, trồng cây nêu vào ngày tết,… đặc biệt điệu múa “Mỡi” rộn ràng, sôi động vẫn đang được người dân gìn giữ và lưu truyền.
Điệu múa Mỡi đã có từ xa xưa, trải qua bao đời trên mảnh đất này nhưng từ thời kỳ kháng chiến Pháp, chống Mỹ, do điều kiện chiến tranh mà điệu múa Mỡi đã ít nhiều bị mai một, kể cả những người biết múa, biết hát điệu Mỡi cũng ngày càng ít dần đi. Để giữ gìn điệu múa truyền thống độc đáo này, thôn Lập Thành, xã Quy Mông đã thành lập được một đội múa Mỡi dưới sự hướng dẫn truyền dạy của nghệ nhân trong xã, vì thế mà điệu múa này đang dần sống lại một cách sinh động.
Điệu múa Mỡi đang dần được khôi phục và đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Mường ở Quy Mông. Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp đầu năm mới (từ mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng Âm lịch), mọi người lại tụ tập nhau lại để múa mời tổ tiên xuống trần gian vui chơi, nhảy múa cùng con cháu. Thêm nữa, điệu múa này cũng chính là để cảm ơn tổ tiên một năm qua đã phù hộ, che chở cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Bên cạnh đó còn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy bồ, con cháu mạnh khỏe…
Đến với lễ hội, trai gái trong làng đều mặc những trang phục truyền thống, đặc biệt trang phục của người phụ nữ Mường còn giữ được nét độc đáo, áo ngắn thường xẻ ở ngực, váy dài đến mắt cá chân, cạp váy nổi bật bởi các hoa văn được trang trí rất đẹp; đầu đội khăn màu trắng hình chữ nhật.
Có thể nói, văn hóa người Mường rất đặc sắc, phong phú và múa Mỡi là một đặc trưng, điệu múa truyền thống này mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mường nơi đây. Những khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ca ngợi tình yêu đôi lứa đã được người Mường gửi gắm vào điệu múa và những nét tinh tế, đặc sắc này. Mỗi người cần biết trân trọng và có ý thức trong việc gìn giữ, phát triển để lưu truyền cho thế hệ sau.
2067 lượt xem
Ban Biên tập
Múa Mỡi là điệu múa truyền thống mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mường ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, thể hiện khát vọng và ước mơ về cuộc sống tự do vươn tới ấm no, hạnh phúc và ca ngợi tình yêu đôi lứa được người Mường gửi gắm qua các lễ hội.Người Mường xã Quy Mông, huyện Trấn Yên hiện vẫn còn lưu giữ được một số nét đặc trưng về văn hóa truyền thống của dân tộc như: dựng cây đu đầu xuân, trồng cây nêu vào ngày tết,… đặc biệt điệu múa “Mỡi” rộn ràng, sôi động vẫn đang được người dân gìn giữ và lưu truyền.
Điệu múa Mỡi đã có từ xa xưa, trải qua bao đời trên mảnh đất này nhưng từ thời kỳ kháng chiến Pháp, chống Mỹ, do điều kiện chiến tranh mà điệu múa Mỡi đã ít nhiều bị mai một, kể cả những người biết múa, biết hát điệu Mỡi cũng ngày càng ít dần đi. Để giữ gìn điệu múa truyền thống độc đáo này, thôn Lập Thành, xã Quy Mông đã thành lập được một đội múa Mỡi dưới sự hướng dẫn truyền dạy của nghệ nhân trong xã, vì thế mà điệu múa này đang dần sống lại một cách sinh động.
Điệu múa Mỡi đang dần được khôi phục và đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Mường ở Quy Mông. Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp đầu năm mới (từ mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng Âm lịch), mọi người lại tụ tập nhau lại để múa mời tổ tiên xuống trần gian vui chơi, nhảy múa cùng con cháu. Thêm nữa, điệu múa này cũng chính là để cảm ơn tổ tiên một năm qua đã phù hộ, che chở cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Bên cạnh đó còn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy bồ, con cháu mạnh khỏe…
Đến với lễ hội, trai gái trong làng đều mặc những trang phục truyền thống, đặc biệt trang phục của người phụ nữ Mường còn giữ được nét độc đáo, áo ngắn thường xẻ ở ngực, váy dài đến mắt cá chân, cạp váy nổi bật bởi các hoa văn được trang trí rất đẹp; đầu đội khăn màu trắng hình chữ nhật.
Có thể nói, văn hóa người Mường rất đặc sắc, phong phú và múa Mỡi là một đặc trưng, điệu múa truyền thống này mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mường nơi đây. Những khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ca ngợi tình yêu đôi lứa đã được người Mường gửi gắm vào điệu múa và những nét tinh tế, đặc sắc này. Mỗi người cần biết trân trọng và có ý thức trong việc gìn giữ, phát triển để lưu truyền cho thế hệ sau.