Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác có thể xảy ra; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch kể cả khi xảy ra tình huống xấu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh: VGP
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 494/TB-VPCP ngày 29/11/2023 kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, biểu dương sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể; sự tin tưởng, hưởng ứng, chia sẻ và tham gia của các tầng lớp nhân dân; đặc biệt ghi nhận, biểu dương các lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, tri ân sự hy sinh, đóng góp ý nghĩa, cao cả của các lực lượng, người dân tham gia phòng, chống dịch, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã đóng góp, hỗ trợ công sức, của cải vật chất cho công tác phòng, chống dịch; chia sẻ và gửi lời thăm hỏi sâu sắc đến các gia đình, thân nhân của người đã chết do dịch bệnh COVID-19.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia trân trọng cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc chiến đấu cam go với đại dịch COVID-19.
Kết quả phòng, chống dịch tạo điều kiện quan trọng cho phục hồi và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Đến nay, đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn quốc. Nước ta đã "đi sau về trước" trong công tác phòng, chống dịch; trở thành một trong những nước mở cửa sớm các hoạt động kinh tế - xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022.
Từ một nước tiếp cận sau về vắc xin, có tỉ lệ tiêm chủng thấp, Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia trên thế giới và là quốc gia duy nhất trong nhóm có dân số đông khoảng 100 triệu người đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao nhất. Kết quả phòng, chống dịch tạo điều kiện quan trọng cho phục hồi và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường và mở rộng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục thể hiện mạnh mẽ tinh thần, bản lĩnh Việt Nam, càng khó khăn càng kiên cường, nỗ lực và giành thắng lợi.
Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn lúng túng, bị động, nhất là trong thời gian đầu; các quy định của pháp luật chưa bao quát được hết các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm như đại dịch COVID-19; hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu khi xảy ra những tình huống bất thường, khẩn cấp; quản lý hành chính còn bất cập, một số nơi chưa thực hiện đúng quy định, hướng dẫn; công tác thông tin, truyền thông, áp dụng công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội tại một số thời điểm chưa được thực hiện tốt; các thế lực thù địch lợi dụng thời điểm khó khăn chống phá quyết liệt...
Những bài học kinh nghiệm
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu:
(1) Công tác phòng, chống dịch luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mỗi người dân, doanh nghiệp; phát huy đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn dân tộc; nâng cao tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế nhưng tự lực, tự cường, tự chủ vẫn là yếu tố quyết định;
(2) Phải hết sức bình tĩnh, kiên trì, bản lĩnh, tỉnh táo trước những diễn biến phức tạp, những thời khắc khó khăn; sáng suốt, linh hoạt đưa ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình, khả thi, hiệu quả;
(3) Năng lực của hệ thống y tế, trong đó y tế dự phòng, y tế cơ sở luôn ở mức cao hơn bình thường, khi chưa có dịch bệnh; triển khai phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở;
(4) Quan tâm đến an sinh xã hội, nhanh chóng khắc phục hậu quả của đại dịch gây ra;
(5) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các lực lượng tham gia phòng, chống dịch;
(6) Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng, trúng đối tượng.
Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, các bộ ngành, địa phương:
(1) Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch COVID-19, và các dịch bệnh khác có thể xảy ra; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch kể cả khi xảy ra tình huống xấu;
(2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tập trung khắc phục các bất cập, vướng mắc trong pháp luật hiện hành và tạo lập hệ thống khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp, nhất là về mua sắm thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế; triển khai hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao hơn nữa năng lực quản lý hành chính và công nghệ đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh;
(3) Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với những đối tượng chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là trẻ em mồ côi, không để các cháu bị tổn thương về tinh thần và thiếu thốn về vật chất;
(4) Các bộ ngành, địa phương theo thẩm quyền xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý; đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 và các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn hiệu lực; thông tin, hướng dẫn, thực hiện các văn bản theo thẩm quyền khi chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B;
(5) Đẩy mạnh tổ chức thực hiện và sớm hoàn thành việc tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19;
(6) Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới và Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 04/6/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;
(7) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế, bảo đảm chính sách cho lực lượng phòng, chống dịch, nhất là đối với lực lượng tuyến đầu;
(8) Quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị tiến tới làm chủ công nghiệp dược, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là khi quy mô dân số đã lên tới hơn 100 triệu người và già hóa nhanh chóng.
Hoàn thành sớm hệ thống tài liệu, dữ liệu về quá trình phòng, chống dịch COVID-19
Bộ Y tế chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành sớm hệ thống tài liệu, dữ liệu về quá trình phòng, chống dịch COVID-19, nhất là về các bài học kinh nghiệm để nghiên cứu, tham khảo, vận dụng và phát huy trong thực tiễn quản lý nhà nước và phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tới.
Tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế trong nước để tăng cường chủ động trong công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
Tổng hợp, giải quyết các kiến nghị về phòng, chống dịch theo thẩm quyền, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp rà soát, thống kê và xây dựng, triển khai các chính sách chăm lo đời sống trẻ em mồ côi chịu hậu quả, tác động của dịch COVID-19.
Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ xây dựng bộ phim tài liệu về phòng, chống dịch COVID-19 và những bài học kinh nghiệm lưu trữ lâu dài để tham khảo lãnh đạo chỉ đạo khi có các sự cố tương tự (hoàn thành trong Quý II năm 2024).
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Ban Chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ theo các quyết định đã được cấp có thẩm quyền ban hành trong quá trình chống dịch.
1177 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác có thể xảy ra; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch kể cả khi xảy ra tình huống xấu. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 494/TB-VPCP ngày 29/11/2023 kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, biểu dương sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể; sự tin tưởng, hưởng ứng, chia sẻ và tham gia của các tầng lớp nhân dân; đặc biệt ghi nhận, biểu dương các lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, tri ân sự hy sinh, đóng góp ý nghĩa, cao cả của các lực lượng, người dân tham gia phòng, chống dịch, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã đóng góp, hỗ trợ công sức, của cải vật chất cho công tác phòng, chống dịch; chia sẻ và gửi lời thăm hỏi sâu sắc đến các gia đình, thân nhân của người đã chết do dịch bệnh COVID-19.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia trân trọng cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc chiến đấu cam go với đại dịch COVID-19.
Kết quả phòng, chống dịch tạo điều kiện quan trọng cho phục hồi và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Đến nay, đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn quốc. Nước ta đã "đi sau về trước" trong công tác phòng, chống dịch; trở thành một trong những nước mở cửa sớm các hoạt động kinh tế - xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022.
Từ một nước tiếp cận sau về vắc xin, có tỉ lệ tiêm chủng thấp, Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia trên thế giới và là quốc gia duy nhất trong nhóm có dân số đông khoảng 100 triệu người đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao nhất. Kết quả phòng, chống dịch tạo điều kiện quan trọng cho phục hồi và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường và mở rộng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục thể hiện mạnh mẽ tinh thần, bản lĩnh Việt Nam, càng khó khăn càng kiên cường, nỗ lực và giành thắng lợi.
Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn lúng túng, bị động, nhất là trong thời gian đầu; các quy định của pháp luật chưa bao quát được hết các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm như đại dịch COVID-19; hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu khi xảy ra những tình huống bất thường, khẩn cấp; quản lý hành chính còn bất cập, một số nơi chưa thực hiện đúng quy định, hướng dẫn; công tác thông tin, truyền thông, áp dụng công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội tại một số thời điểm chưa được thực hiện tốt; các thế lực thù địch lợi dụng thời điểm khó khăn chống phá quyết liệt...
Những bài học kinh nghiệm
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu:
(1) Công tác phòng, chống dịch luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mỗi người dân, doanh nghiệp; phát huy đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn dân tộc; nâng cao tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế nhưng tự lực, tự cường, tự chủ vẫn là yếu tố quyết định;
(2) Phải hết sức bình tĩnh, kiên trì, bản lĩnh, tỉnh táo trước những diễn biến phức tạp, những thời khắc khó khăn; sáng suốt, linh hoạt đưa ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình, khả thi, hiệu quả;
(3) Năng lực của hệ thống y tế, trong đó y tế dự phòng, y tế cơ sở luôn ở mức cao hơn bình thường, khi chưa có dịch bệnh; triển khai phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở;
(4) Quan tâm đến an sinh xã hội, nhanh chóng khắc phục hậu quả của đại dịch gây ra;
(5) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các lực lượng tham gia phòng, chống dịch;
(6) Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng, trúng đối tượng.
Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, các bộ ngành, địa phương:
(1) Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch COVID-19, và các dịch bệnh khác có thể xảy ra; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch kể cả khi xảy ra tình huống xấu;
(2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tập trung khắc phục các bất cập, vướng mắc trong pháp luật hiện hành và tạo lập hệ thống khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp, nhất là về mua sắm thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế; triển khai hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao hơn nữa năng lực quản lý hành chính và công nghệ đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh;
(3) Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với những đối tượng chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là trẻ em mồ côi, không để các cháu bị tổn thương về tinh thần và thiếu thốn về vật chất;
(4) Các bộ ngành, địa phương theo thẩm quyền xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý; đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 và các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn hiệu lực; thông tin, hướng dẫn, thực hiện các văn bản theo thẩm quyền khi chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B;
(5) Đẩy mạnh tổ chức thực hiện và sớm hoàn thành việc tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19;
(6) Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới và Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 04/6/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;
(7) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế, bảo đảm chính sách cho lực lượng phòng, chống dịch, nhất là đối với lực lượng tuyến đầu;
(8) Quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị tiến tới làm chủ công nghiệp dược, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là khi quy mô dân số đã lên tới hơn 100 triệu người và già hóa nhanh chóng.
Hoàn thành sớm hệ thống tài liệu, dữ liệu về quá trình phòng, chống dịch COVID-19
Bộ Y tế chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành sớm hệ thống tài liệu, dữ liệu về quá trình phòng, chống dịch COVID-19, nhất là về các bài học kinh nghiệm để nghiên cứu, tham khảo, vận dụng và phát huy trong thực tiễn quản lý nhà nước và phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tới.
Tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế trong nước để tăng cường chủ động trong công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
Tổng hợp, giải quyết các kiến nghị về phòng, chống dịch theo thẩm quyền, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp rà soát, thống kê và xây dựng, triển khai các chính sách chăm lo đời sống trẻ em mồ côi chịu hậu quả, tác động của dịch COVID-19.
Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ xây dựng bộ phim tài liệu về phòng, chống dịch COVID-19 và những bài học kinh nghiệm lưu trữ lâu dài để tham khảo lãnh đạo chỉ đạo khi có các sự cố tương tự (hoàn thành trong Quý II năm 2024).
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Ban Chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ theo các quyết định đã được cấp có thẩm quyền ban hành trong quá trình chống dịch.