Chính phủ chỉ đạo xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024; khẩn trương sắp xếp đơn vị hành chính; hoàn thiện vị trí việc làm để cải cách tiền lương.
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2023. Ảnh VGP
Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.
Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, không đều, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Trước tình hình đó, trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực.
Phát huy sự linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành; kịp thời, bình tĩnh, sáng suốt trong phản ứng chính sách; nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2023, nhất là những chỉ tiêu ước chưa đạt kế hoạch và tạo đà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó chú trọng các nội dung sau: Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 8; tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các Luật, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2024... đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Tích cực chuẩn bị và bảo đảm chất lượng tốt nhất các Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sắp tới, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Quy hoạch Không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm phục hồi nhanh tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh thực hiện 03 đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát huy cơ hội từ thị trường trong nước và xuất khẩu trong dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và huy động, phát huy hiệu quả đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp về thuế, phí, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các chính sách, giải pháp đã thực hiện, chủ động, kịp thời báo cáo, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, tiếp tục thực hiện trong năm 2024.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương, nắm chắc tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo để phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ; tích cực phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các thị trường, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ...
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết; tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa; tăng cường đàm phán, trao đổi thông tin, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Trung Quốc.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, khuyến mại, giảm giá, kết nối cung cầu trong nước.
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, vận tải, xuất nhập cảnh, quản lý thị trường..., đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023
Hoàn thành việc lập, thẩm định, phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023; khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Tập trung rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; kịp thời phát hiện các bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, vướng mắc trong các quy định pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, biện pháp thi hành các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật, không để xảy ra khoảng trống pháp lý.
Chú trọng công tác tổ chức thi hành pháp luật, tập trung nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng đông doanh nghiệp và Nhân dân.
Rà soát, tái cấu trúc 53 dịch vụ công thiết yếu tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Đẩy mạnh triển khai toàn diện, đồng bộ cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định.
Các bộ, cơ quan rà soát, tái cấu trúc 53 dịch vụ công thiết yếu tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cắt giảm giấy tờ, thời gian đi lại và chi phí thực hiện.
Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình điện tử liên thông đối với các nhóm thủ tục hành chính liên thông, hoàn thành trong tháng 4 năm 2024.
Giao Văn phòng Chính phủ trực tiếp làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện.
Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
Tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; quán triệt thực hiện nghiêm kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp lần thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra; thực hiện đúng quy định về tiếp công dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tiễn đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, không để hình thành điểm nóng về an ninh trật tự.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế.
Triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả
Chú trọng các lĩnh vực văn hóa xã hội; làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Bám sát tình hình, diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yếu trong nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết.
Chủ động xây dựng các quy định để triển khai chế độ tiền lương mới
Chính phủ yêu cầu tổ chức tổng kết công tác năm 2023, đánh giá kết quả đạt được, có gì mới, có gì khác và hiệu quả hơn năm 2022, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 một cách thực chất, hiệu quả, phấn đấu bảo đảm đạt hoặc hoàn thành ở mức cao hơn các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng báo cáo bằng hình ảnh kết quả công tác năm 2023 và chuẩn bị Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Tổng kết năm 2023.
Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ quy định.
Địa phương tập trung thúc đẩy đầu tư, xây dựng, thi công các tuyến đường giao thông, nhất là tuyến cao tốc đi qua địa phận tỉnh, thành phố
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tích cực rà soát và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành trong năm 2023; theo dõi sát, nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu bảo đảm hoàn thành giải ngân ở mức cao nhất kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung thúc đẩy công tác đầu tư, xây dựng, thi công các tuyến đường giao thông, nhất là tuyến cao tốc đi qua địa phận tỉnh, thành phố và các dự án được Chính phủ giao.
Thực hiện tốt các chính sách người có công, tạo công ăn, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, vấn đề tồn đọng kéo dài.
Khẩn trương sắp xếp đơn vị hành chính; hoàn thiện vị trí việc làm để cải cách tiền lương
Triển khai khẩn trương, nghiêm túc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo đúng yêu cầu tại Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/NQ- UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ.
Hoàn thiện ngay xây dựng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để chuẩn bị thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan để chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân. Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Làm tốt công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trên địa bàn, không để xảy ra "điểm nóng", gây bức xúc xã hội.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024…/.
1220 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ chỉ đạo xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024; khẩn trương sắp xếp đơn vị hành chính; hoàn thiện vị trí việc làm để cải cách tiền lương. Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023.
Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, không đều, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Trước tình hình đó, trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực.
Phát huy sự linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành; kịp thời, bình tĩnh, sáng suốt trong phản ứng chính sách; nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2023, nhất là những chỉ tiêu ước chưa đạt kế hoạch và tạo đà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó chú trọng các nội dung sau: Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 8; tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các Luật, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2024... đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Tích cực chuẩn bị và bảo đảm chất lượng tốt nhất các Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sắp tới, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Quy hoạch Không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm phục hồi nhanh tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh thực hiện 03 đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát huy cơ hội từ thị trường trong nước và xuất khẩu trong dịp cuối năm 2023 và đầu năm 2024; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và huy động, phát huy hiệu quả đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp về thuế, phí, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các chính sách, giải pháp đã thực hiện, chủ động, kịp thời báo cáo, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, tiếp tục thực hiện trong năm 2024.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương, nắm chắc tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo để phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ; tích cực phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các thị trường, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ...
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết; tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa; tăng cường đàm phán, trao đổi thông tin, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Trung Quốc.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, khuyến mại, giảm giá, kết nối cung cầu trong nước.
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, vận tải, xuất nhập cảnh, quản lý thị trường..., đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023
Hoàn thành việc lập, thẩm định, phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023; khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Tập trung rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; kịp thời phát hiện các bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, vướng mắc trong các quy định pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, biện pháp thi hành các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật, không để xảy ra khoảng trống pháp lý.
Chú trọng công tác tổ chức thi hành pháp luật, tập trung nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng đông doanh nghiệp và Nhân dân.
Rà soát, tái cấu trúc 53 dịch vụ công thiết yếu tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Đẩy mạnh triển khai toàn diện, đồng bộ cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định.
Các bộ, cơ quan rà soát, tái cấu trúc 53 dịch vụ công thiết yếu tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cắt giảm giấy tờ, thời gian đi lại và chi phí thực hiện.
Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình điện tử liên thông đối với các nhóm thủ tục hành chính liên thông, hoàn thành trong tháng 4 năm 2024.
Giao Văn phòng Chính phủ trực tiếp làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện.
Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
Tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; quán triệt thực hiện nghiêm kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp lần thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra; thực hiện đúng quy định về tiếp công dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tiễn đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, không để hình thành điểm nóng về an ninh trật tự.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế.
Triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả
Chú trọng các lĩnh vực văn hóa xã hội; làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Bám sát tình hình, diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yếu trong nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết.
Chủ động xây dựng các quy định để triển khai chế độ tiền lương mới
Chính phủ yêu cầu tổ chức tổng kết công tác năm 2023, đánh giá kết quả đạt được, có gì mới, có gì khác và hiệu quả hơn năm 2022, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 một cách thực chất, hiệu quả, phấn đấu bảo đảm đạt hoặc hoàn thành ở mức cao hơn các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng báo cáo bằng hình ảnh kết quả công tác năm 2023 và chuẩn bị Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Tổng kết năm 2023.
Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ quy định.
Địa phương tập trung thúc đẩy đầu tư, xây dựng, thi công các tuyến đường giao thông, nhất là tuyến cao tốc đi qua địa phận tỉnh, thành phố
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tích cực rà soát và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành trong năm 2023; theo dõi sát, nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu bảo đảm hoàn thành giải ngân ở mức cao nhất kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung thúc đẩy công tác đầu tư, xây dựng, thi công các tuyến đường giao thông, nhất là tuyến cao tốc đi qua địa phận tỉnh, thành phố và các dự án được Chính phủ giao.
Thực hiện tốt các chính sách người có công, tạo công ăn, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, vấn đề tồn đọng kéo dài.
Khẩn trương sắp xếp đơn vị hành chính; hoàn thiện vị trí việc làm để cải cách tiền lương
Triển khai khẩn trương, nghiêm túc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo đúng yêu cầu tại Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/NQ- UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ.
Hoàn thiện ngay xây dựng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập để chuẩn bị thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan để chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân. Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Làm tốt công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trên địa bàn, không để xảy ra "điểm nóng", gây bức xúc xã hội.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024…/.
Các bài khác
- Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững (18/12/2023)
- Điều chỉnh, bổ sung kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Yên Bái năm 2023 (13/12/2023)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 27/11-1/12/2023 (03/12/2023)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 11/2023 (02/12/2023)
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo (25/11/2023)
- Tiếp tục thực hiện linh hoạt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, tận dụng cơ hội thị trường dịp cuối năm (12/11/2023)
- Chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ (22/10/2023)
- Thủ tướng yêu cầu quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (20/10/2023)
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước (18/10/2023)
- Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (12/10/2023)
Xem thêm »