CTTĐT - Trong thời gian qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được huyện Trấn Yên triển khai bằng nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đồng thời thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về VSATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
Người dân lựa chọn thực phẩm tại chợ Cổ Phúc.
Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP, huyện Trấn Yên chỉ đạo các ngành chức năng như: y tế, quản lý thị trường tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng cách chọn mua thực phẩm an toàn; cách chế biến thực phẩm an toàn; khuyến khích người dân chủ động lựa chọn các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và tẩy chay các mặt hàng không đảm bảo các yếu tố VSATTP.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có hơn 1.500 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có giấy đăng ký kinh doanh, chợ, bếp ăn tập thể trong Trường học, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Để nâng cao nhận thức cho các cơ sở, huyện tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về VSATTP; các tiêu chuẩn, quy định điều kiện và kiến thức khoa học về VSATTP... để giúp mỗi người nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo đảm VSATTP. Chị Nguyễn Thị Hiền Mai, chủ quán bún phở tại thị trấn Cổ Phúc chia sẻ: “Hàng ngày, quán của tôi có khoảng 50-70 lượt khách ăn sáng, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, trong quá trình bảo quản, chế biến, tôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình sơ chế, chế biến, nấu nướng, đảm bảo vệ sinh, an toàn, sạch sẽ.”
Chợ giữ được thế mạnh trong kinh doanh thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất VSATTP. Do đó, huyện đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và ký cam kết đối với các hộ kinh doanh không kinh doanh buôn bán hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ. Đồng thời đẩy mạnh phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguồn gốc hàng thực phẩm ra vào chợ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh thực phẩm tại chợ. Chị Lê Thị Thanh Tùng, kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Trung tâm huyện Trấn Yên cho biết: “Tôi kinh doanh tại chợ đã lâu năm, để giữ được uy tín cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tôi luôn chọn các mặt hàng thịt tươi sống có nguồn gốc rõ ràng đồng thời giữ gìn vệ sinh khu vực bán hàng.”
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức thì công tác thanh tra, kiểm tra về VSATTP được các ngành chức năng của huyện Trấn Yên đặc biệt chú trọng. Bên cạnh việc tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thì các đoàn kiểm tra liên ngành của huyện thực hiện các đợt kiểm tra định kỳ vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và trọng tâm là tháng ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP; khám sức khỏe định kỳ; cập nhật kiến thức ATVSTP của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm... Ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Y tế huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp, đã góp phần thay đổi về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn huyện trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngày được nâng cao; người dân đã có ý thức hơn trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn, tích cực tố giác các hành vi vi phạm nên trên địa bàn huyện không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào”.
Bên cạnh sự nỗ lực của ngành chức năng thì mỗi người dân, mỗi cơ sở, sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình trong việc lựa chọn thực phẩm./.
999 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được huyện Trấn Yên triển khai bằng nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đồng thời thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về VSATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn.Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP, huyện Trấn Yên chỉ đạo các ngành chức năng như: y tế, quản lý thị trường tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng cách chọn mua thực phẩm an toàn; cách chế biến thực phẩm an toàn; khuyến khích người dân chủ động lựa chọn các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và tẩy chay các mặt hàng không đảm bảo các yếu tố VSATTP.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có hơn 1.500 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có giấy đăng ký kinh doanh, chợ, bếp ăn tập thể trong Trường học, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Để nâng cao nhận thức cho các cơ sở, huyện tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về VSATTP; các tiêu chuẩn, quy định điều kiện và kiến thức khoa học về VSATTP... để giúp mỗi người nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo đảm VSATTP. Chị Nguyễn Thị Hiền Mai, chủ quán bún phở tại thị trấn Cổ Phúc chia sẻ: “Hàng ngày, quán của tôi có khoảng 50-70 lượt khách ăn sáng, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, trong quá trình bảo quản, chế biến, tôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình sơ chế, chế biến, nấu nướng, đảm bảo vệ sinh, an toàn, sạch sẽ.”
Chợ giữ được thế mạnh trong kinh doanh thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất VSATTP. Do đó, huyện đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và ký cam kết đối với các hộ kinh doanh không kinh doanh buôn bán hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ. Đồng thời đẩy mạnh phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguồn gốc hàng thực phẩm ra vào chợ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh thực phẩm tại chợ. Chị Lê Thị Thanh Tùng, kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Trung tâm huyện Trấn Yên cho biết: “Tôi kinh doanh tại chợ đã lâu năm, để giữ được uy tín cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tôi luôn chọn các mặt hàng thịt tươi sống có nguồn gốc rõ ràng đồng thời giữ gìn vệ sinh khu vực bán hàng.”
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức thì công tác thanh tra, kiểm tra về VSATTP được các ngành chức năng của huyện Trấn Yên đặc biệt chú trọng. Bên cạnh việc tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thì các đoàn kiểm tra liên ngành của huyện thực hiện các đợt kiểm tra định kỳ vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và trọng tâm là tháng ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP; khám sức khỏe định kỳ; cập nhật kiến thức ATVSTP của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm... Ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Y tế huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp, đã góp phần thay đổi về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn huyện trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngày được nâng cao; người dân đã có ý thức hơn trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn, tích cực tố giác các hành vi vi phạm nên trên địa bàn huyện không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào”.
Bên cạnh sự nỗ lực của ngành chức năng thì mỗi người dân, mỗi cơ sở, sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình trong việc lựa chọn thực phẩm./.