CTTĐT - Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh - Trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến đầu tiên của tỉnh Yên Bái tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là một trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử Quốc gia Chiến khu Vần được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia ngày 4/9/1995.
Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia ngày 4/9/1995.
Trong đời sống hàng ngày, ngôi nhà của ông cũng bình dị như những ngôi nhà khác trong bản Tày, nhưng trong những năm tháng kháng chiến lại “sục sôi”, “hăng hái” như chính những con người vùng đất cách mạng này. Năm 1995, nơi đây cùng với các điểm Hang Dơi, đình Chung, gò cọ Đồng Yếng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống chống thực dân Pháp xâm lược của cha ông.
Ông Trần Đình Khánh là một Chánh tổng Lương Ca, huyện Trấn Yên làm việc dưới chính quyền cai trị của Pháp. Ông là người có tư tưởng tiến bộ, yêu nước thương dân, bất mãn với chế độ bóc lột của thực dân Pháp. Được các cán bộ Việt Minh giác ngộ cách mạng, với tầm ảnh hưởng của mình, ông đã vận động nhân dân trong vùng tham gia Đội du kích Âu Cơ, quyên góp ủng hộ lương thực, thực phẩm, tiền vàng, vũ khí cho kháng chiến. Bản thân gia đình ông ủng hộ cách mạng hàng chục tấn thóc gạo, cùng nhiều trâu bò, tiền bạc và dùng ngôi nhà của mình làm căn cứ hoạt động của Việt Minh, trở thành địa điểm tiếp nhận sự quyên góp, ủng hộ của nhân dân cho kháng chiến, là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Đội du kích Âu Cơ và căn cứ địa cách mạng.
Ngôi nhà sàn có kiến trúc cột gỗ, 5 gian, 2 chái, 4 hàng chân, thiết kế theo kiểu chồng bồn, kẻ truyền, có hành lang phía trước. Nhà chính nối liền với nhà bếp, mái lợp cọ. Phía sau tựa lưng vào núi, phía trước hướng ra cánh đồng cây Gạo. Tại đây, đã diễn ra nhiều sự kiện, nhiều cuộc họp đưa ra những quyết định quan trọng của chiến khu Vần - Hiền Lương, đồng thời là nơi tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh giành chính quyền trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong thời kỳ kháng chiến, Việt Hồng - cái nôi của cách mạng Yên Bái, nhân dân có tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh quả cảm không chịu khuất phục trước sự đàn áp của chế độ thực dân nửa phong kiến. Từ khi có ánh sáng cách mạng soi sáng, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh, chiến khu Vần – Hiền Lương được thành lập có nhiệm vụ đón các chiến sỹ cách mạng vượt ngục từ nhà tù Sơn La và từ Căng đồn Nghĩa Lộ về; tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang các địa phương chiến đấu; tuyên truyền giáo dục đường lối cách mạng của Đảng, chính sách của mặt trận Việt Minh.
Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này diễn ra là ngày 14/6/1945 đội du kích Âu Cơ được thành lập tại Hiền Lương đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của lực lượng vũ trang cách mạng. Đến sáng hôm sau, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Minh Loan đội du kích đã hành quân vào Đồng Yếng (Vân Hội) và làng Vần. Trước khi vào làng Vần, các cán bộ Việt Minh cử vào giác ngộ cách mạng cho nhân dân trong vùng, nhờ chính sách tuyên truyền sâu rộng nên được nhân dân giúp đỡ, đồng thời cử con em tham gia đội du kích nên chỉ trong thời gian ngắn lực lượng đã tăng lên hàng trăm người.
Tại nhà ông Trần Đình Khánh đã diễn ra các sự kiện tiêu biểu như:
+ Khi được tin có đội du kích nổi dậy ở làng Vần, ngày 19/6/1945, Tri phủ Trấn Yên An Văn Tùng và chánh quản Khoát - chỉ huy lính Bảo An, đưa một đội lính gần 40 tên tiến vào làng Vần, đóng quân tại nhà chánh tổng Lương Ca Trần Đình Khánh.
+ Sau khi nắm rõ tình hình, lực lượng của ta đã tổ chức phản công. Rạng sáng ngày 20/6/1945 đội du kích đã bất ngờ tấn công lính Bảo An từ mọi hướng, địch hốt hoảng bỏ chạy tán loạn, bị quân ta truy kích buộc phải đầu hàng. Trước khi thả về quân ta buộc Tri phủ Trấn Yên phải cam kết: thả hết tù chính trị đang bị giam giữ ở thị xã; trả lại tiền thuế của nhân dân Lương Ca đã nộp lên huyện; không được đem quân đi đàn áp cách mạng.
+ Thất bại của quân Bảo An, một tuần sau phát xít Nhật đã tổ chức đội quân gồm 20 tên do Quan Hai chỉ huy tiến vào làng Vần nhằm khủng bố quân ta. Nhận định rõ tình hình, đồng chí Ngô Minh Loan đã tổ chức cuộc họp bàn bạc phương án tác chiến, sau đó ông chỉ huy lực phục kích ở Đèo Giang (đoạn ngòi từ Vân Hội ra Hiền Lương), tấn công bất ngờ tiêu diệt một phần sinh lực địch, số còn lại bỏ chạy rồi rút quân về thị xã Yên Bái.
+ Theo chỉ thị của Mặt trận Việt Minh, tháng 9/1945 Ủy ban hành chính kháng chiến được thành lập, với những đóng góp to lớn và uy tín của mình ông Trần Đình Khánh đã được bầu làm chủ tịch, trụ sở đầu tiên đặt tại nhà ông.
+ Cũng tại đây, ngày 30/6/1945 diễn ra cuộc họp để thành lập ban cán sự liên tỉnh Phú Yên do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư.
+ Cuối năm 1945 khi quân Tưởng Giới Thạch và bọn phản động Việt Nam Quốc dân Đảng ra sức phá hoại cơ quan đầu não của ta, tỉnh đã rút về làng Vần, ông Trần Đình Khánh đã nuôi dấu các cán bộ quan trọng trong nhà của mình, đảm bảo an toàn cho các đồng chí. Có thể nói rằng nhà ông Trần Đình Khánh trở thành trụ sở đầu tiên của chiến khu Vần và trở thành địa điểm tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giành chính quyền của tỉnh Yên Bái.
Năm 1946, ông vinh dự được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh là một trong 4 điểm di tích nằm trong cụm Di tích lịch sử Quốc gia Chiến khu Vần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia ngày 4/9/1995.
Trước giá trị về mặt lịch sử của Di tích, ngày 29/9/2008, UBND tỉnh Yên Bái đã có Quyết định về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Chiến khu Vần, trong đó có Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh. Từ khi ngôi nhà được phục dựng đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ, là nơi tưởng nhớ, địa điểm ghi dấu những sự kiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thầy trò Trường THCS xã Việt Hồng bên di tích nhà ông Trần Đình Khánh
Hàng năm, có nhiều đoàn tham quan là học sinh tại các trường trung học và du khách thập phương đến học tập, ôn lại lịch sử về một thời hào hùng của cha ông ta. Ngoài ra, tại đây còn diễn ra một số hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ là việc tổ chức kết nạp đảng viên cho các quần chúng ưu tú tại nhà ông Trần Đình Khánh. Có thể nói đây là việc làm có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tác động sâu sắc tới cá nhân mỗi đảng viên.
Di tích nhà ông Trần Đình Khánh cùng với các điểm di tích như Hang Dơi, đình Chung, gò cọ Đồng Yếng nằm trong cụm di tích Chiến khu Vần là những kí ức về một thời hào hùng vẫn sống mãi với mảnh đất, con người nơi đây, trở thành điểm đến không thể thiếu của các du khách, các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh Yên Bái./.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)
1905 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh - Trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến đầu tiên của tỉnh Yên Bái tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là một trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử Quốc gia Chiến khu Vần được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia ngày 4/9/1995.Trong đời sống hàng ngày, ngôi nhà của ông cũng bình dị như những ngôi nhà khác trong bản Tày, nhưng trong những năm tháng kháng chiến lại “sục sôi”, “hăng hái” như chính những con người vùng đất cách mạng này. Năm 1995, nơi đây cùng với các điểm Hang Dơi, đình Chung, gò cọ Đồng Yếng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống chống thực dân Pháp xâm lược của cha ông.
Ông Trần Đình Khánh là một Chánh tổng Lương Ca, huyện Trấn Yên làm việc dưới chính quyền cai trị của Pháp. Ông là người có tư tưởng tiến bộ, yêu nước thương dân, bất mãn với chế độ bóc lột của thực dân Pháp. Được các cán bộ Việt Minh giác ngộ cách mạng, với tầm ảnh hưởng của mình, ông đã vận động nhân dân trong vùng tham gia Đội du kích Âu Cơ, quyên góp ủng hộ lương thực, thực phẩm, tiền vàng, vũ khí cho kháng chiến. Bản thân gia đình ông ủng hộ cách mạng hàng chục tấn thóc gạo, cùng nhiều trâu bò, tiền bạc và dùng ngôi nhà của mình làm căn cứ hoạt động của Việt Minh, trở thành địa điểm tiếp nhận sự quyên góp, ủng hộ của nhân dân cho kháng chiến, là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Đội du kích Âu Cơ và căn cứ địa cách mạng.
Ngôi nhà sàn có kiến trúc cột gỗ, 5 gian, 2 chái, 4 hàng chân, thiết kế theo kiểu chồng bồn, kẻ truyền, có hành lang phía trước. Nhà chính nối liền với nhà bếp, mái lợp cọ. Phía sau tựa lưng vào núi, phía trước hướng ra cánh đồng cây Gạo. Tại đây, đã diễn ra nhiều sự kiện, nhiều cuộc họp đưa ra những quyết định quan trọng của chiến khu Vần - Hiền Lương, đồng thời là nơi tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh giành chính quyền trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong thời kỳ kháng chiến, Việt Hồng - cái nôi của cách mạng Yên Bái, nhân dân có tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh quả cảm không chịu khuất phục trước sự đàn áp của chế độ thực dân nửa phong kiến. Từ khi có ánh sáng cách mạng soi sáng, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh, chiến khu Vần – Hiền Lương được thành lập có nhiệm vụ đón các chiến sỹ cách mạng vượt ngục từ nhà tù Sơn La và từ Căng đồn Nghĩa Lộ về; tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang các địa phương chiến đấu; tuyên truyền giáo dục đường lối cách mạng của Đảng, chính sách của mặt trận Việt Minh.
Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này diễn ra là ngày 14/6/1945 đội du kích Âu Cơ được thành lập tại Hiền Lương đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của lực lượng vũ trang cách mạng. Đến sáng hôm sau, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Minh Loan đội du kích đã hành quân vào Đồng Yếng (Vân Hội) và làng Vần. Trước khi vào làng Vần, các cán bộ Việt Minh cử vào giác ngộ cách mạng cho nhân dân trong vùng, nhờ chính sách tuyên truyền sâu rộng nên được nhân dân giúp đỡ, đồng thời cử con em tham gia đội du kích nên chỉ trong thời gian ngắn lực lượng đã tăng lên hàng trăm người.
Tại nhà ông Trần Đình Khánh đã diễn ra các sự kiện tiêu biểu như:
+ Khi được tin có đội du kích nổi dậy ở làng Vần, ngày 19/6/1945, Tri phủ Trấn Yên An Văn Tùng và chánh quản Khoát - chỉ huy lính Bảo An, đưa một đội lính gần 40 tên tiến vào làng Vần, đóng quân tại nhà chánh tổng Lương Ca Trần Đình Khánh.
+ Sau khi nắm rõ tình hình, lực lượng của ta đã tổ chức phản công. Rạng sáng ngày 20/6/1945 đội du kích đã bất ngờ tấn công lính Bảo An từ mọi hướng, địch hốt hoảng bỏ chạy tán loạn, bị quân ta truy kích buộc phải đầu hàng. Trước khi thả về quân ta buộc Tri phủ Trấn Yên phải cam kết: thả hết tù chính trị đang bị giam giữ ở thị xã; trả lại tiền thuế của nhân dân Lương Ca đã nộp lên huyện; không được đem quân đi đàn áp cách mạng.
+ Thất bại của quân Bảo An, một tuần sau phát xít Nhật đã tổ chức đội quân gồm 20 tên do Quan Hai chỉ huy tiến vào làng Vần nhằm khủng bố quân ta. Nhận định rõ tình hình, đồng chí Ngô Minh Loan đã tổ chức cuộc họp bàn bạc phương án tác chiến, sau đó ông chỉ huy lực phục kích ở Đèo Giang (đoạn ngòi từ Vân Hội ra Hiền Lương), tấn công bất ngờ tiêu diệt một phần sinh lực địch, số còn lại bỏ chạy rồi rút quân về thị xã Yên Bái.
+ Theo chỉ thị của Mặt trận Việt Minh, tháng 9/1945 Ủy ban hành chính kháng chiến được thành lập, với những đóng góp to lớn và uy tín của mình ông Trần Đình Khánh đã được bầu làm chủ tịch, trụ sở đầu tiên đặt tại nhà ông.
+ Cũng tại đây, ngày 30/6/1945 diễn ra cuộc họp để thành lập ban cán sự liên tỉnh Phú Yên do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư.
+ Cuối năm 1945 khi quân Tưởng Giới Thạch và bọn phản động Việt Nam Quốc dân Đảng ra sức phá hoại cơ quan đầu não của ta, tỉnh đã rút về làng Vần, ông Trần Đình Khánh đã nuôi dấu các cán bộ quan trọng trong nhà của mình, đảm bảo an toàn cho các đồng chí. Có thể nói rằng nhà ông Trần Đình Khánh trở thành trụ sở đầu tiên của chiến khu Vần và trở thành địa điểm tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giành chính quyền của tỉnh Yên Bái.
Năm 1946, ông vinh dự được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh là một trong 4 điểm di tích nằm trong cụm Di tích lịch sử Quốc gia Chiến khu Vần được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia ngày 4/9/1995.
Trước giá trị về mặt lịch sử của Di tích, ngày 29/9/2008, UBND tỉnh Yên Bái đã có Quyết định về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Chiến khu Vần, trong đó có Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh. Từ khi ngôi nhà được phục dựng đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ, là nơi tưởng nhớ, địa điểm ghi dấu những sự kiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thầy trò Trường THCS xã Việt Hồng bên di tích nhà ông Trần Đình Khánh
Hàng năm, có nhiều đoàn tham quan là học sinh tại các trường trung học và du khách thập phương đến học tập, ôn lại lịch sử về một thời hào hùng của cha ông ta. Ngoài ra, tại đây còn diễn ra một số hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ là việc tổ chức kết nạp đảng viên cho các quần chúng ưu tú tại nhà ông Trần Đình Khánh. Có thể nói đây là việc làm có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tác động sâu sắc tới cá nhân mỗi đảng viên.
Di tích nhà ông Trần Đình Khánh cùng với các điểm di tích như Hang Dơi, đình Chung, gò cọ Đồng Yếng nằm trong cụm di tích Chiến khu Vần là những kí ức về một thời hào hùng vẫn sống mãi với mảnh đất, con người nơi đây, trở thành điểm đến không thể thiếu của các du khách, các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh Yên Bái./.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)