Công tác thanh tra, kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu vi phạm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chấp hành chính sách, pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm toán, nhiều lúc, nhiều nơi để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp, gây phiền hà, khó khăn cho các cơ quan đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp phải tiếp 3, 4 đoàn thanh tra mỗi năm với nhiều nội dung, mất nhiều thời gian mà kết quả rất ít hoặc không có sai phạm.
Trước tình trạng kể trên, ngày 17/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị số 20) để khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, giải quyết việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Quán triệt Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ đạo yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc quán triệt và chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao theo đúng quy định của Luật Thanh tra.
Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động Kiểm toán Nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII, Thanh tra tỉnh để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, bảo đảm sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp; tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2017 đã được phê duyệt theo tinh thần trên.
Chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt, nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý Nhà nước được giao, chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra, ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định.
Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; công chức thanh tra chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kết luận, làm rõ nguyên nhân, mức độ vi phạm và việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức có liên quan theo các dấu hiệu đã được xác định là căn cứ để ra quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất; không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khác hoặc kiểm tra Kiểm toán Nhà nước, chánh thanh tra các sở, ngành, địa phương phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan, đơn vị có liên quan để có giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình.
Kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp theo thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra. Xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo; quyết định thanh tra, kiểm tra thiếu căn cứ; không ban hành được kết luận thanh tra, kiểm tra theo các dấu hiệu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp, doanh nhân Yên Bái đón nhận Chỉ thị số 20 và văn bản chỉ đạo thực hiện của Chủ tịch UBND tỉnh rất hồ hởi. Ông Trần Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty Hồng Nam, thành phố Yên Bái cho biết: "Chúng ta đã và đang nói đến câu chuyện "Chính phủ kiến tạo”, "Tinh thần quốc gia khởi nghiệp”, rồi cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… nay thêm chuyện chấm dứt cảnh doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian tiếp đón các đoàn thanh tra là điều rất đáng mừng, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chúng tôi mong muốn Chỉ thị số 20 được nghiêm túc triển khai thực hiện để doanh nghiệp yên tâm làm ăn trong bối cảnh hết sức khó khăn này”.
Anh Trần Trung Hiếu - chủ một cơ sở kinh doanh trên đường Điện Biên, thành phố Yên Bái tâm sự: "Thanh kiểm tra để chấn chỉnh sai phạm cũng rất tốt. Tuy nhiên, hết đoàn này đến đoàn khác vào doanh nghiệp làm việc thì thời gian đâu để chúng tôi sản xuất, kinh doanh. Cơ quan đến sau kế thừa kết quả thanh kiểm tra của cơ quan chức năng đến trước hoặc thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, mỗi năm đến thanh kiểm tra một lần là quan điểm rất đúng đắn, thể hiện tính chuyên nghiệp và bớt phiền nhiễu cơ sở”.
Cũng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra Nhà nước tỉnh sẽ kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra để kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo thẩm quyền. Cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo sẽ xử lý trách nhiệm.
1389 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Công tác thanh tra, kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu vi phạm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chấp hành chính sách, pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm toán, nhiều lúc, nhiều nơi để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp, gây phiền hà, khó khăn cho các cơ quan đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp phải tiếp 3, 4 đoàn thanh tra mỗi năm với nhiều nội dung, mất nhiều thời gian mà kết quả rất ít hoặc không có sai phạm.
Trước tình trạng kể trên, ngày 17/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị số 20) để khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, giải quyết việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Quán triệt Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ đạo yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc quán triệt và chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao theo đúng quy định của Luật Thanh tra.
Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động Kiểm toán Nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII, Thanh tra tỉnh để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, bảo đảm sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp; tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2017 đã được phê duyệt theo tinh thần trên.
Chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt, nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý Nhà nước được giao, chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra, ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định.
Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; công chức thanh tra chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kết luận, làm rõ nguyên nhân, mức độ vi phạm và việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức có liên quan theo các dấu hiệu đã được xác định là căn cứ để ra quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất; không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khác hoặc kiểm tra Kiểm toán Nhà nước, chánh thanh tra các sở, ngành, địa phương phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan, đơn vị có liên quan để có giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình.
Kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp theo thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra. Xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo; quyết định thanh tra, kiểm tra thiếu căn cứ; không ban hành được kết luận thanh tra, kiểm tra theo các dấu hiệu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp, doanh nhân Yên Bái đón nhận Chỉ thị số 20 và văn bản chỉ đạo thực hiện của Chủ tịch UBND tỉnh rất hồ hởi. Ông Trần Ngọc Dũng - Giám đốc Công ty Hồng Nam, thành phố Yên Bái cho biết: "Chúng ta đã và đang nói đến câu chuyện "Chính phủ kiến tạo”, "Tinh thần quốc gia khởi nghiệp”, rồi cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… nay thêm chuyện chấm dứt cảnh doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian tiếp đón các đoàn thanh tra là điều rất đáng mừng, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ doanh nghiệp, doanh nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chúng tôi mong muốn Chỉ thị số 20 được nghiêm túc triển khai thực hiện để doanh nghiệp yên tâm làm ăn trong bối cảnh hết sức khó khăn này”.
Anh Trần Trung Hiếu - chủ một cơ sở kinh doanh trên đường Điện Biên, thành phố Yên Bái tâm sự: "Thanh kiểm tra để chấn chỉnh sai phạm cũng rất tốt. Tuy nhiên, hết đoàn này đến đoàn khác vào doanh nghiệp làm việc thì thời gian đâu để chúng tôi sản xuất, kinh doanh. Cơ quan đến sau kế thừa kết quả thanh kiểm tra của cơ quan chức năng đến trước hoặc thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, mỗi năm đến thanh kiểm tra một lần là quan điểm rất đúng đắn, thể hiện tính chuyên nghiệp và bớt phiền nhiễu cơ sở”.
Cũng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra Nhà nước tỉnh sẽ kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra để kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo thẩm quyền. Cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo sẽ xử lý trách nhiệm.
Các bài khác
- Rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo (25/08/2017)
- Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân (25/08/2017)
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái trong 6 tháng cuối năm 2017 (24/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 14-18/8 (20/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 31/7- 4/8 (07/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24-28/7 (31/07/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17-21/7 (24/07/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/7 (17/07/2017)
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017 (16/07/2017)
- Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc chậm trễ trả lời phản ánh của người dân (11/07/2017)
Xem thêm »