CTTĐT - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam.
Lễ đón mừng năm mới Bunpimay năm 2022 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Theo Thông tư, kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí được cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
Đối với kinh phí đào tạo, nội dung chi gồm: Các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có); chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh; chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại ký túc xá…
Định mức chi: Hệ đào tạo dài hạn không vượt quá 3.350.000 đồng/người/tháng.
Hệ đào tạo ngắn hạn, không vượt quá 7.150.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ chi sinh hoạt phí tới 6.750.000 đồng/người/tháng
Thông tư quy định, chi sinh hoạt phí gồm phụ cấp tiêu vặt và tiền ăn, được cơ sở đào tạo cấp cho lưu học sinh theo định mức sau:
Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ trung học: 4.300.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ đại học: 4.750.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ sau đại học: 5.350.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 6.750.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ trang cấp ban đầu
Nội dung chi gồm: Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học bao gồm các vật dụng cần thiết như quần áo, cặp sách, chăn, màn, chậu rửa,... Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không được cấp lại.
Định mức hỗ trợ: Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn, 5.800.000 đồng/người.
Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 4.650.000 đồng/người.
Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá: 100.000 đồng/người/tháng.
Về chi phí đi lại, đối với lưu học sinh hệ dài hạn tập trung, hệ ngắn hạn: được hỗ trợ 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
976 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam.Theo Thông tư, kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí được cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
Đối với kinh phí đào tạo, nội dung chi gồm: Các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có); chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh; chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại ký túc xá…
Định mức chi: Hệ đào tạo dài hạn không vượt quá 3.350.000 đồng/người/tháng.
Hệ đào tạo ngắn hạn, không vượt quá 7.150.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ chi sinh hoạt phí tới 6.750.000 đồng/người/tháng
Thông tư quy định, chi sinh hoạt phí gồm phụ cấp tiêu vặt và tiền ăn, được cơ sở đào tạo cấp cho lưu học sinh theo định mức sau:
Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ trung học: 4.300.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ đại học: 4.750.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ sau đại học: 5.350.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 6.750.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ trang cấp ban đầu
Nội dung chi gồm: Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học bao gồm các vật dụng cần thiết như quần áo, cặp sách, chăn, màn, chậu rửa,... Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không được cấp lại.
Định mức hỗ trợ: Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn, 5.800.000 đồng/người.
Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 4.650.000 đồng/người.
Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá: 100.000 đồng/người/tháng.
Về chi phí đi lại, đối với lưu học sinh hệ dài hạn tập trung, hệ ngắn hạn: được hỗ trợ 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.