Những năm qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tạo đà cho hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu.
Nhân dân huyện Trạm Tấu được tập huấn kỹ thuật với cây trồng mới.
Ông Vũ Đăng Quỳnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: "Phong trào nông dân thi đua SXKDG đã tạo sức lan tỏa rộng khắp đến thôn bản và từng hộ gia đình. Các cấp Hội cơ sở còn tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thông qua tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), dạy nghề, xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ vay vốn, giống cây trồng, vật nuôi, máy móc nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm… tạo thành nhiều vùng sản xuất tập trung, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút hàng trăm lao động tham gia, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, Hội đã chỉ đạo các cấp hội cơ sở đổi mới nội dung hoạt động, duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương gắn với đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, của Hội cấp trên, chú trọng triển khai thực hiện các phong trào thi đua.
Hàng năm, vận động hội viên gieo trồng 6.984 ha cây lương thực, trong đó 3.684,6 ha lúa 2 vụ; 3.300 ha ngô và một số cây trồng khác, tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 24.133 tấn/năm. Một số loại cây trồng mới cũng được đưa vào trồng thử nghiệm như: sâm Hoàng Shin Cô, bơ Shaps 034, bí đao, bí xanh, lê lai, xoài, hồng giòn… tại các xã Xà Hồ, Bản Mù, Bản Công, Pá Hu, Pá Lau… bước đầu cho sinh trưởng và phát triển tốt.
Để tăng cường kiến thức khoa học kỹ thuật cho hội viên, Hội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện hàng năm tổ chức trên 200 lớp tập huấn cho 8.500 lượt hội viên về: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, phòng chống rét cho gia súc, gia cầm, cách bảo quản thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò...; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thông qua 35 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 1.355 hội viên vay vốn với số tiền gần 55 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Do sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo và có kinh tế khá, giàu.
Những năm gần đây, số hội viên nông dân đăng ký thi đua SXKDG trên địa bàn huyện hàng năm đều tăng: năm 2018 là 1.500 hộ đăng ký tham gia; năm 2019 là 1.650 hộ và năm 2020 là 1.800 hộ. Nhiều mô hình phát triển kinh tế khác nhau theo hình thức hộ và nhóm hộ, đã tạo thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực như: Mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, nuôi lợn thương phẩm của Hội xã Hát Lừu, thị trấn Trạm Tấu; mô hình nuôi dê ở xã Xà Hồ, Bản Công; vùng chuyên canh trồng ngô trên đất đồi tại xã Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng…
Nhiều mô hình SXKDG có thu nhập trên 200 triệu đồng/ năm, điển hình như gia đình các hội viên: Lò Văn Lim, thôn Hát 2, xã Hát Lừu; Mùa A Lử, thôn Háng Xê, xã Xà Hồ; Giàng Nủ Lâu, thôn 14 + 17, xã Trạm Tấu; Sùng A Tu, thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ…
Với tinh thần "Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”, hàng năm, hội viên cấp cơ sở còn huy động trên 2.000 công lao động giúp hộ hội viên nghèo xóa nhà dột nát, giúp nhau cây, con giống để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Phong trào nông dân thi đua SXKDG trên địa bàn huyện Trạm Tấu thời gian qua đã có tác động tích cực tới hội viên từ việc đổi mới tư duy, cách làm để áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
1291 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, tạo đà cho hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu.Ông Vũ Đăng Quỳnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: "Phong trào nông dân thi đua SXKDG đã tạo sức lan tỏa rộng khắp đến thôn bản và từng hộ gia đình. Các cấp Hội cơ sở còn tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thông qua tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), dạy nghề, xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ vay vốn, giống cây trồng, vật nuôi, máy móc nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm… tạo thành nhiều vùng sản xuất tập trung, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút hàng trăm lao động tham gia, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, Hội đã chỉ đạo các cấp hội cơ sở đổi mới nội dung hoạt động, duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương gắn với đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, của Hội cấp trên, chú trọng triển khai thực hiện các phong trào thi đua.
Hàng năm, vận động hội viên gieo trồng 6.984 ha cây lương thực, trong đó 3.684,6 ha lúa 2 vụ; 3.300 ha ngô và một số cây trồng khác, tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 24.133 tấn/năm. Một số loại cây trồng mới cũng được đưa vào trồng thử nghiệm như: sâm Hoàng Shin Cô, bơ Shaps 034, bí đao, bí xanh, lê lai, xoài, hồng giòn… tại các xã Xà Hồ, Bản Mù, Bản Công, Pá Hu, Pá Lau… bước đầu cho sinh trưởng và phát triển tốt.
Để tăng cường kiến thức khoa học kỹ thuật cho hội viên, Hội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện hàng năm tổ chức trên 200 lớp tập huấn cho 8.500 lượt hội viên về: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, phòng chống rét cho gia súc, gia cầm, cách bảo quản thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò...; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thông qua 35 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 1.355 hội viên vay vốn với số tiền gần 55 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Do sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo và có kinh tế khá, giàu.
Những năm gần đây, số hội viên nông dân đăng ký thi đua SXKDG trên địa bàn huyện hàng năm đều tăng: năm 2018 là 1.500 hộ đăng ký tham gia; năm 2019 là 1.650 hộ và năm 2020 là 1.800 hộ. Nhiều mô hình phát triển kinh tế khác nhau theo hình thức hộ và nhóm hộ, đã tạo thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực như: Mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, nuôi lợn thương phẩm của Hội xã Hát Lừu, thị trấn Trạm Tấu; mô hình nuôi dê ở xã Xà Hồ, Bản Công; vùng chuyên canh trồng ngô trên đất đồi tại xã Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng…
Nhiều mô hình SXKDG có thu nhập trên 200 triệu đồng/ năm, điển hình như gia đình các hội viên: Lò Văn Lim, thôn Hát 2, xã Hát Lừu; Mùa A Lử, thôn Háng Xê, xã Xà Hồ; Giàng Nủ Lâu, thôn 14 + 17, xã Trạm Tấu; Sùng A Tu, thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ…
Với tinh thần "Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”, hàng năm, hội viên cấp cơ sở còn huy động trên 2.000 công lao động giúp hộ hội viên nghèo xóa nhà dột nát, giúp nhau cây, con giống để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Phong trào nông dân thi đua SXKDG trên địa bàn huyện Trạm Tấu thời gian qua đã có tác động tích cực tới hội viên từ việc đổi mới tư duy, cách làm để áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.